Ngôi trường đầu tiên dạy về người đồng tính
Ngoài giờ học chính khóa, học sinh thường có tiết sinh hoạt dưới cờ, diễn kịch, chia sẻ về cộng đồng LGBT…
Đó là Trường THPT Nguyễn Việt Hồng, TP Cần Thơ do thầy Vũ Đức Chỉnh làm hiệu trưởng. Ở trường, ngoài giờ học chính khóa, học sinh thường có tiết sinh hoạt dưới cờ, diễn kịch, chia sẻ về cộng đồng LGBT… (người đồng tính, song tính, và chuyển giới).
Câu chuyện này của trường đã được thầy Chỉnh chia sẻ tại buổi hội thảo “Nuôi mầm khoan dung – Vì một môi trường học đường an toàn và khoan dung” do Trung tâm ICS – Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBT) tại Việt Nam phối hợp với tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 28-8.
Thầy Chỉnh, Hiệu trưởng trường, kể bước đầu thực hiện cũng vấp phải nhiều khó khăn như giáo viên chưa thông hiểu, cơ quan chức năng yêu cầu làm tường trình…Tuy nhiên, sau ba năm thực hiện, việc làm này của trường đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực.
Thầy Chỉnh mong muốn các em LGBT được đối xử bình thường
Thầy Chỉnh chia sẻ: “Thứ hai trường có yêu cầu mặc đồng phục nên các em LGBT thường trốn khỏi trường vào giờ này. Từ khi tôi cho phép em nào không thích mặc áo dài được quyền mặc áo ngắn thì các em này lại hoạt động rất sôi nổi khiến học sinh trong trường cũng khâm phục”.
Không những thế, thầy Chỉnh còn trực tiếp khuyên nhủ, tác động đến các phụ huynh cấm đoán khi biết con là LGBT. Thầy kể: “Lúc trước, trường tôi có một em nữ bị mẹ ruột tát trước cổng trường vì cái tội là người LGBT. Em định bỏ học. Biết việc này, tôi đã đến nhà nhờ địa phương can thiệp, hòa giải. Sau đó, em đã đi học lại và hiện đã đậu vào trường cao đẳng”.
Thầy Chỉnh tâm niệm các em là người LGBT đã thiệt thòi, là người thầy giáo cần phải quan tâm, chia sẻ với các em hơn.
Video đang HOT
Thầy Chỉnh kể nhớ mãi trường hợp cách đây hơn 30 năm, một học sinh nam đồng tính bị bạn bè trêu chọc nên trở nên cô lập, lầm lì, khi ấy thầy mới bước vào nghề giáo.
Đau lòng khi thấy học trò như vậy, thầy mới tìm cách lôi kéo em vào tham gia các hoạt động ở trường, giúp em tự tin hòa nhập với các bạn ở trường. Học sinh này giờ đã là phó hiệu trưởng của một trường ĐH ở TP.HCM và thường xuyên về thăm trường. Anh là tấm gương giúp các em LGBT tự tin hơn.
Bà Nguyễn Vân Anh, chuyên viên Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, thừa nhận các văn bản giáo dục chính thống liên quan đến vấn đề LGBT vẫn chưa có. Việc nâng cao nhận thức của giáo viên về vấn đề này hiện nay rất quan trọng.
Tháng 10 sắp tới, cục sẽ triển khai khóa học trực tuyến liên quan về giới, bình đẳng giới cho 200 giáo viên, cán bộ quản lý ở một số trường THCS và THPT tại Huế và TP.HCM.
Theo bà Vân Anh, cục sẵn sàng lắng nghe, tiếp nhận thông tin để xóa bỏ tình trạng bạo lực học đường liên quan đến giới. Thông qua đó, cục sẽ xem xét rà soát tài liệu liên quan đến giảng dạy để bồi dưỡng, lồng ghép đa dạng giới vào trong nội dung dạy.
HOÀNG LAN
Theo PLO
Sự khác biệt có thể dẫn đến phân biệt đối xử và bạo hành
"Em bị cô giáo chủ nhiệm cho là người lệch lạc. Giờ chủ nhiệm nào em cũng bị kêu lên bục giảng và bị cô nói trước toàn lớp về điều này."
Đó là lời tâm sự nghẹn đắng của V. - một người chuyển giới nam, đang theo học tại một trường THPT tại quận Bình Thạnh tại buổi hội thảo "Nuôi mầm khoan dung - Vì một môi trường học đường an toàn và khoan dung" do Trung tâm ICS - Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBT) tại Việt Nam phối hợp với tổ chức UNESCO và Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 28-8.
Buổi hội thảo nhằm chia sẻ kiến thức, kỹ năng, ứng xử với người LGBT trong môi trường học đường, hướng đến một môi trường hòa nhập cho tất cả học sinh.
V. kể bắt đầu nhận thức bản thân có nhiều điều khác lạ khi học cấp 2. Một thời gian dài, V. bị bạn bè cùng lớp bắt nạt do có biểu hiện khác thường. Chịu không nổi áp lực, V. đã phản kháng và có trận xô xát lớn với các bạn.
"Em bị cô giáo chủ nhiệm cho là người lệch lạc. Giờ chủ nhiệm nào, em cũng bị kêu lên bục giảng và bị cô nói trước toàn lớp về điều này. Có lần em đi vệ sinh thì có nguyên xô nước từ trên trời rơi xuống dội vào người, V. nhớ lại thời gian tủi cực của mình.
Bạn V. nghẹn ngào khi kể việc mình bị kỳ thị ở trường học
Khi V. lên cấp 3, tình trạng kỳ thị đối với người LGBT có đỡ hơn, bản thân V. mạnh dạn tham gia vào công tác đoàn và tìm hiểu thêm về cộng đồng LGBT là gì, nhận thức rõ hơn bản thân là ai. Đến nay V. đã có thể kể lại câu chuyện của mình trước đông đảo mọi người.
"Người khác kỳ thị vì họ không biết gì về mình. Đối với họ, mình là thứ xa lạ khiến họ chán ghét và không muốn tiếp cận. Đến buổi hội thảo, mình mong muốn môi trường trường học sẽ ngày càng thân thiện hơn, các bạn LGBT sẽ không lo sợ gặp ánh mắt, hay hành động kỳ thị, bạo lực ở ngay chính nơi mình học" - V. nói.
Đồng cảm với tâm sự của các bạn LGBT, TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội cũng rưng rưng nước mắt khi nhớ về quãng thời gian đi học của mình cách đây đã gần 50 năm.
TS Hồng kể thời gian đi học bà từng bị các bạn ném đá, bắt nạt chỉ vì được mặc váy trắng, đi dép cộng thêm làn da trắng "khác người" giữa một cộng đồng các học sinh ở nông thôn nước da đen nhẻm và còn phải chân trần đến lớp.
TS Khuất Thu Hồng chia sẻ câu chuyện của bản thân
Và TS Hồng còn kể thêm chính con trai bà cũng không muốn đi học nữa chỉ vì con khác biệt.
"Con kể ở lớp con hay làm mấy động tác kỳ quặc như thè lưỡi, thế là các bạn nói con bị thiểu năng. Con đi méc cô giáo thì cô cũng cười bảo "Con cũng giống thiểu năng lắm". Tôi đã quyết định chuyển con đi đến một trường khác học dù không được như trường trước" - bà nói.
Có kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu tâm lý, TS Hồng rút ra kết luận sự khác biệt là một trong những lý do khiến bất kỳ ai cũng có thể bị phân biệt, bạo hành.
Việc tạo ra môi trường thân thiện, an toàn, thừa nhận và tôn trọng sự khác biệt là biểu hiện của một nền dân chủ. "Tôi mong muốn những tháng ngày đến trường đáng sợ của chính tôi và các bạn LGBT sẽ không bao giờ xảy ra nữa" - TS Hồng bày tỏ.
Thống kê tình trạng Phân biệt đối xử vì là LGBT trong trường - Bị bắt nạt, quấy rầy bởi bạn bè: 53,8% - Bị bắt nạt, quấy rầy bởi giáo viên, cán bộ nhà trường: 23% - Bị ép buộc thay đổi đồng phục: 20,4% - Bị ép buộc thay đổi kiểu tóc, cử chỉ, điệu bộ: 29,3% (Nghiên cứu Thanh thiếu niên LGBT của tổ chức Save the Children và Viện nghiên cứu Y - Xã hội học ISMS tại TP HCM năm 2015)
HOÀNG LAN
Theo PLO
Tôi cô đơn khi lấy vợ để che giấu phận đồng tính Tôi năm nay 54 tuổi, các con đều đã lớn. Tôi là đồng tính nam nhưng rất ít người biết, kể cả vợ tôi. Ảnh minh họa Tôi biết về giới tính của mình từ lúc còn trẻ nhưng thời của chúng tôi chưa phổ biến khái niệm này. Vì thể diện của gia đình nên tôi sống như một người đàn ông...