Ngôi sao hàng đầu tái xuất giúp Alibaba tạo lợi thế trong kênh bán hàng livestream khổng lồ
Sự trở lại của Lý Giai Kỳ, người livestream hàng đầu Trung Quốc trên Taobao Live, có thể mang lại cho Alibaba Group Holding lợi thế mới trong lĩnh vực livestream trên thương mại điện tử, khi cách thức mua sắm này vẫn cực kỳ phổ biến với người trẻ tuổi.
Không có bất kỳ thông báo trước nào, Lý Giai Kỳ (biệt danh Vua son môi) trở lại nền tảng phát trực tiếp của Alibaba (Taobao Live) vào tối 21.9. Chương trình của anh thu hút hơn 60 triệu lượt xem với những sản phẩm trưng bày là hàng gia dụng, đồ lót và mỹ phẩm. Sự xuất hiện trở lại của Lý Giai Kỳ diễn ra 3 tháng sau khi anh đột ngột kết thúc chương trình mà không có lời giải thích đầy đủ hôm 3.6.
Lý Giai Kỳ là người duy nhất trong 3 livestreamer hàng đầu Trung Quốc biến mất vì nhiều lý do trong 12 tháng qua, bao gồm vi phạm nội dung và các vấn đề về thuế cá nhân. Việc Lý Giai Kỳ quay trở lại Taobao Live làm dấy lên cuộc thảo luận lớn với người dùng trực tuyến của đất nước.
Livestream trên sàn thương mại điện tử dần trở thành một trong những kênh bán hàng hàng đầu Trung Quốc. Ngoài gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba, Douyin (phiên bản TikTok ở Trung Quốc) cũng đã nỗ lực hết mình để lôi kéo những người có ảnh hưởng hoạt động trên nền tảng này để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Lý Giai Kỳ và nữ hoàng livestream Vi Á nổi lên như những nhân viên kinh doanh bán lẻ quan trọng nhất Trung Quốc. Điều này khiến các nhà phân tích từng hỏi Daniel Zhang Yong, Chủ tịch Alibaba, rằng liệu Taobao Live có phụ thuộc quá nhiều vào những ngôi sao này không. Cùng nhau, cả hai đã bán được tổng số sản phẩm trị giá 20 tỉ nhân dân tệ (2,84 tỉ USD) vào ngày đầu tiên của lễ hội mua sắm Ngày Độc thân (11.11) năm ngoái.
Lý Giai Kỳ cho rằng việc dừng buổi livestream vào tháng 6 là do lỗi kỹ thuật mà không có sự giải thích thêm từ anh hoặc Alibaba. Song đã có nhiều đồn đoán rằng Lý Giai Kỳ phải kết thúc buổi livestream sau khi trưng bày một cây kem hình chiếc xe tăng.
Hình ảnh chiếc xe tăng là mục tiêu thường xuyên của các nhà kiểm duyệt Trung Quốc do liên quan đến sự kiện ở Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4.6.1989. Không có cơ quan quản lý hoặc phương tiện truyền thông chính thức nào của Trung Quốc công bố bất kỳ điều gì về việc đình chỉ Lý Giai Kỳ như vậy.
” Sự trở lại của Lý Giai Kỳ mang lại cho Alibaba động lực to lớn khi bước vào lễ hội mua sắm 11.11. Các buổi livestream phổ biến và các chương trình giảm giá liên quan của Lý Giai Kỳ sẽ thu hút người tiêu dùng đến với Tmall khi nền tảng này chống lại thách thức từ Douyin. Tuy nhiên, do Vi Á vẫn phải dừng livestream vô thời hạn, sự trở lại của Lý Giai Kỳ không ngăn cản sự thay đổi với các thương hiệu được ưu tiên có sở hữu nội dung livestream. Nội dung do thương hiệu sản xuất có lợi nhuận tốt hơn, cho phép thương hiệu kiểm soát sự tương tác với người tiêu dùng và tránh rủi ro PR khi thu hút ngôi sao livestream“, theo Jacob Cooke, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành WPIC Marketing Technologies, công ty tư vấn thương mại điện tử điều hành các hoạt động thương mại điện tử của Trung Quốc cho các thương hiệu nước ngoài.
Tmall (Taobao Mall) là trang web tiếng Trung chuyên bán lẻ trên internet, tách từ Taobao, thuộc Alibaba Group.
Lý Gia Kỳ trong một buổi livestream – Ảnh: Youku
Alibaba đã công bố lịch trình Ngày Độc thân cho năm nay, với lễ hội diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại. Pre-sales (quy trình hay tập hợp các hoạt động chào mời khách hàng trước khi họ đưa ra quyết định mua sản phẩm) sẽ bắt đầu vào cuối tháng 10.
Zhang Yi, Giám đốc điều hành của iiMedia Research, cho biết số lượng người xem cao trong chương trình ngày 20.9 cho thấy sức hấp dẫn của Lý Giai Kỳ không hề suy giảm trong 3 tháng qua. Zhang Yi nói: ” Sự trở lại được nhắm mục tiêu rõ ràng là để chống lại những thách thức từ các nền tảng đang phát triển nhanh như Douyin cho Ngày Độc thân sắp tới. Ngày Độc thân năm nay sẽ là cuộc chiến của livestream“.
Sau khi Alibaba đánh mất những người livestream hàng đầu trong năm qua, những đối thủ đã thực hiện các động thái thương mại điện tử tích cực, bao gồm trợ cấp cao và các chiến dịch khuyến mại khác nhau để thu hút người tiêu dùng.
Douyin đã tạo ra lễ hội mua sắm ngày 21.9, nơi công ty giới thiệu hơn 12 người có ảnh hưởng đến bán sản phẩm trong các buổi livestream và gửi chiết khấu tiền mặt cho người tiêu dùng. Ngày 21.9 chỉ là một trong nhiều chiến dịch thương mại điện tử mới do Douyin tạo ra, giúp nền tảng này đạt được mức tăng trưởng 320% về GMV (tổng lượng hàng hóa) vào năm ngoái, theo dữ liệu công ty công bố vào tháng 5.
Trong khi đó, GMV của Kuaishou Technology đạt 240 tỉ nhân dân tệ vào năm 2021, tăng 35,7% so với năm trước, theo báo cáo hàng năm mới nhất từ nền tảng video ngắn này.
Thế nhưng, sự trở lại của Lý Giai Kỳ đã thúc đẩy sự lạc quan về vận may cho Alibaba.
Mark Tanner, Giám đốc điều hành tại công ty nghiên cứu China Skinny, nói: ” Khoảng cách doanh thu livestream mà Lý Giai Kỳ và Vi Á để lại vẫn chưa được lấp đầy bởi bất kỳ livestreamer nào khác. Sự trở lại của anh ấy sẽ tạo ra sự thúc đẩy rất cần thiết cho GMV của Alibaba. Lý Giai Kỳ có sức lôi kéo, điều này sẽ giúp ngăn chặn một số hành vi ăn mòn doanh thu và lượng người xem của Douyin trên Taobao Live“.
Liu Zhangming, nhà phân tích tại TF International Securities, cho biết lợi nhuận của Lý Giai Kỳ báo hiệu tốt cho Ngày Độc thân sắp tới và kết quả hoạt động trong quý 4/2022.
Video đang HOT
Lý Giai Kỳ viết trong một ghi chú nghiên cứu được công bố trên tài khoản chính thức WeChat hôm 21.9: ” Đó là một tin tốt khi tốc độ tăng trưởng của ngành chậm lại và sự không chắc chắn tăng lên trong các kênh chuỗi cung ứng“.
Một người tiêu dùng ở thành phố Thượng Hải đã viết trên WeChat Moments của cô ấy rằng: ” Tôi chỉ hạnh phúc khi xem chương trình livestream của anh ấy, thậm chí không cần mua sản phẩm“.
Zoey Sun, tín đồ lâu năm của Lý Giai Kỳ, không mua gì hôm 20.9 nhưng vẫn xem livestream cả buổi. Lần đầu tiên theo dõi chương trình livestream của Lý Giai Kỳ sau khi nCoV tấn công Trung Quốc vào năm 2020, doanh nhân 34 tuổi ở Thượng Hải thích sự chuyên nghiệp, nhịp độ phân phối và sự hài hước của Lý Giai Kỳ.
Zoey Sun nhận thấy rằng Lý Giai Kỳ chuyển doanh số bán hàng của mình sang các sản phẩm thiết yếu hàng ngày, chủ yếu nhắm vào phụ nữ lớn tuổi trong buổi livestream hôm 20.9 và bối cảnh mới của anh được trang trí bằng khẩu hiệu “mua sắm có ý thức”.
Khẩu hiệu “mua sắm có ý thức” đã xuất hiện nhiều lần trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc và trong các thông báo từ các chính quyền địa phương với nỗ lực buộc các nhà cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến phải chịu trách nhiệm về hành động của họ.
” Một khi bạn lên đến đỉnh cao, ảnh hưởng của bạn đã tăng vọt nhưng điều đi kèm với đó là sự tự do đang giảm dần. Lần này anh ấy đã bước đi cẩn thận“, Zoey Sun cho hay.
Công ty Trung Quốc phá đảo ngành xe điện toàn cầu, nhiều khả năng sắp soán ngôi cả Tesla
Tập đoàn xe điện hàng đầu Trung Quốc với lợi thế ắc quy và Lithium đang ngày càng mở rộng với tham vọng thay thế ngôi vương của Tesla.
Anh PK Saxena sống tại Booleroo Centre miền Nam Australia muốn mua xe điện cho quãng đường đi làm 75km của mình. Ban đầu a nhắm đến chiếc Model 3 của Tesla, thế nhưng cuối cùng vị giáo viên này lại chọn thương hiệu BYD đến từ Trung Quốc.
Dù không so bì được độ nổi tiếng trên thế giới với Tesla nhưng BYD lại là thương hiệu nổi tiếng ở Trung Quốc trong gần 20 năm với những nhà đầu tư nổi tiếng như Warren Buffett. Tuy nhiên, thứ khiến BYD đánh bại được Tesla trong thương vụ của anh Saxena là giá cả.
Chiếc xe mà vị giáo viên Australia này mua chỉ ở mức 33.000 USD, tương đương 2/3 mức giá của Model 3, vốn là dòng xe rẻ nhất của Tesla.
Sản phẩm xe điện của BYD tại triển lãm Bắc Kinh năm 2021
"Mức giá quá phù hợp, nó không đắt đỏ như những dòng xe điện khác nhưng lại có đủ chức năng bạn cần", anh Saxena cho biết.
Un-Tesla
Câu chuyện của anh Saxena chỉ là một trong vô số những người mua xe điện hiện nay trên thế giới. Trong bối cảnh ngành xe điện thu hút được sự quan tâm của toàn bộ giới đầu tư, chính trị thì BYD, vốn đã là ông lớn của thị trường số 1 thế giới-Trung Quốc, nay lại đang lăm le mở rộng để soán ngôi Tesla.
Theo hãng tin Bloomberg, điều đáng lưu ý là đường đi của BYD cứ như một Un-Tesla khi trái ngược hoàn toàn với tầm nhìn của Elon Musk. Nhà sáng lập và là CEO của BYD, ông Wang Chuanfu không bám đuổi việc sản xuất những dòng xe điện hạng sang có mức giá ngất ngưởng như Tesla. Thay vào đó, BYD bán những chiếc ô tô điện có mức giá vừa phải với túi tiền tầng lớp trung lưu Trung Quốc.
Trái với Tesla, BYD đã thành công phát triển dòng xe bus điện cũng như xe bán tải điện, qua đó đa dạng hóa các sản phẩm của mình thay vì chỉ tập trung vào 1 mẫu. Thậm chí BYD cũng được lòng công đoàn Mỹ khi mở nhà máy xe bus điện tại California chứ không hứng nhiều chỉ trích như Tesla.
Xét về khía cạnh vĩ mô hơn, trong khi Elon Musk có nhiều ý kiến trái chiều với chính phủ Mỹ về vấn đề thuế hay chính sách hỗ trợ ngành thì BYD lại có sự hậu thuẫn lớn của Bắc Kinh. Mới đây, tập đoàn xe điện này đã đón chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường tại trụ sở chính.
Xuất thân từ nhà nông và tốt nghiệp chuyên ngành hóa chất, nhà sáng lập Wang có cái nhìn rất khác so với Elon Musk, qua đó đem lại nhiều lợi thế cho BYD trong cuộc đua xe điện.
Cụ thể, tập đoàn này không chỉ là ông lớn ngành xe điện mà còn là nhà sản xuất chất bán dẫn và ắc quy. Hiện BYD đang là hãng sản suất ắc quy cho ô tô điện lớn thứ 3 thế giới, chiếm 14% thị phần toàn cầu, chỉ đứng sau CATC của Trung Quốc và LG Energy Solution của Hàn Quốc.
Khách hàng mua ắc quy BYD bao gồm cả những ông lớn như Toyota và thậm chí Phó giám đốc Lian Yu Bo vào tháng 6/2022 cho biết họ đang chuẩn bị bán ắc quy cho cả Tesla.
Nhà sáng lập và Chủ tịch BYD, ông Wang Chuanfu
Với nhu cầu ắc quy ngày một tăng trước sự thiếu hụt của Lithium, nguyên liệu chủ chốt cho ngành này, việc tự chủ được nguồn cung ứng ắc quy là một lợi thế cực kỳ lớn cho các hãng xe điện. Xin được nhắc Phó chủ tịch Lv Xiang Yang của BYD cũng là người đứng đầu của Younggy Co, một công ty sản xuất Lithium.
Chưa dừng lại ở đó, BYD đã đầu tư thêm 3 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 442 triệu USD cho Chengxin Lithium để đảm bảo nguồn cung.
"BYD là một trong những công ty đa ngành nhất mà tôi từng biết chứ không chỉ riêng trong mảng xe điện. Họ đã làm được phần lớn những thứ mà Tesla đang cố làm, và thậm chí còn nhiều hơn thế", CEO Taylor Ogan của Snow Bull Capital nhận định.
Tham vọng soán ngôi
Ý tưởng bán xe điện chất lượng với mức giá phải chăng không phải là mới. Vào năm 2018, Elon Musk cũng đã hùng hồn tuyên bố Tesla sẽ hạ giá xe xuống còn 25.000 USD/chiếc trong vòng 3 năm tới, thế nhưng lời cam kết này chẳng thành hiện thực.
Năm 2020, Musk tiếp tục cam kết hạ giá xe trong 3 năm nữa nhưng vào tháng 1/2022, nhà sáng lập Tesla đã phải thừa nhận công ty đang quá bận vì nhiều dự án khác nhau nên không thể tập trung hạ giá thành xuống ngay được.
Mức giá rẻ nhất của Tesla tại Mỹ là 46.990 USD/chiếc và tại Trung Quốc là 280.000 Nhân dân tệ sau khi đã được chính phủ hỗ trợ. Trong khi đó, một chiếc BYD rẻ nhất cũng chỉ có 96.000 Nhân dân tệ.
Tại Trung Quốc, số liệu của Citigroup cho thấy BYD chiếm đến 26% doanh số xe điện mới bán ra, đứng số 1 toàn quốc, cao hơn rất nhiều so với số 2 Tesla với chỉ 11%.
Không dừng lại ở đó, BYD bắt đầu hướng ra các thị trường quốc tế từ Australia cho đến Brazil hay New Zealand, Mỹ... khi ký các hợp đồng hợp đối tác phân phối xe tại đây. Tập đoàn cũng đã tiếp cận một số thị trường mới nữa như Đức, Israel và Thái Lan.
Xe Bus điện của BYD
Sự tự tin của Chủ tịch Wang đến từ sự thống trị của Trung Quốc trong mảng xe điện cũng như ắc quy. Ngoài Tesla, phần lớn những người chơi mới hay các hãng xe truyền thống mới ở giai đoạn đầu phát triển, trong khi BYD đã có được lợi thế rất lớn.
"Chẳng có nhiều thương hiệu xe điện có chất lượng xe tương đương mà giá cả lại phải chăng như thế", chuyên gia Ben Selwyn của hãng tư vấn ACA Research nhận định.
Theo Bloomberg, chiến lược của BYD đang đem lại hiệu quả. Hãng là công ty ô tô lớn thứ 3 thế giới về tổng giá trị vốn hóa, đạt khoảng 127,5 tỷ USD, đứng sau Tesla và Toyota. Xin được nhắc là BYD cũng là một thương hiệu sản xuất xe hơi chạy xăng truyền thống tại Trung Quốc nhưng đã dần chuyển hoàn toàn sang mảng xe điện.
Tính đến tháng 7/2022, BYD đã bán được 800.000 xe điện, cao hơn doanh số cả năm 2021.
Thậm chí chủ tịch Wang còn nhắm đến cả thị trường Nhật Bản, vốn là địa bàn của Toyota trong nhiều năm nay. Sự tự tin đến từ nguồn cung ắc quy tự chủ, dồi dào của hãng khiến giá thành xe rẻ hơn so với nhiều đối thủ.
"Đấy là điểm mạnh lớn nhất của chúng tôi", giám đốc Atsuki Tofukuji của BYD Auto Japan tự tin nói.
Thách thức
Tất nhiên, hành trình nào cũng phải có chông gai. Câu hỏi lớn nhất của chủ tịch Wang hiện nay là lợi thế mà họ có sẽ được giữ vững đến khi nào.
Theo chuyên gia Kota Yuzawa của Goldman Sachs, dù các thương hiệu lớn như Toyota có thể kém lợi thế hơn BYD hiện nay nhưng về lâu dài, sự đầu tư lớn cùng độ nổi tiếng có thể khiến mọi chuyện trở nên khác đi.
"Lợi thế đi trước không có nghĩa bạn sẽ mãi mãi là ông lớn trong ngành", chuyên gia Yuzawa cảnh báo.
Bên cạnh đó, việc mở rộng thị trường ra nước ngoài đồng nghĩa với việc BYD sẽ phải tìm kiếm đầu tư vào các mỏ Lithium hay chuỗi sản xuất ắc quy ở những nơi khác ngoài Trung Quốc, và chính quyền địa phương thì có thể không được thân thiện như ở quê nhà.
Vào tháng 6/2022, Tòa án Chile đã hủy bỏ hợp đồng sản xuất Lithium mà BYD thắng thầu trong tháng 1/2022 vì lo sợ ô nhiễm môi trường.
"Sẽ rất khó khăn để các dự án khai thác được cấp phép và hoạt động ổn định", chuyên gia Caitlin Purdy của Brookings Institution nhận định.
Trong khi đó, những thách thức về nguồn vốn cũng xuất hiện. Quỹ Berkshire Hathaway của Warren Buffett hiện nắm giữ đến 8 tỷ USD cổ phiếu của BYD khi họ chỉ tốn 230 triệu USD đầu tư vào năm 2008. Vào giữa tháng 7/2022, nhiều dấu hiệu cho thấy có khả năng Berkshire sẽ bán bớt cổ phiếu của BYD và tạo nên sự lo lắng cho các nhà đầu tư.
Rủi ro thoái vốn của Berkshire cho thấy 1 điểm yếu chết người nữa của BYD, đó là tỷ suất lợi nhuận (Profit Margin) thấp. Việc duy trì chiến lược bán xe giá rẻ khiến BYD khó lòng cạnh tranh được với Tesla về tỷ suất lợi nhuận. Sản phẩm mới nhất của BYD là Yuan Plus chỉ có giá 137.800 Nhân dân tệ sau khi trừ các khoản trợ giá. Trong khi đó mẫu Model Y mới nhất của Tesla có giá đến 316.900 Nhân dân tệ.
Trong năm 2021, lợi nhuận của BYD chỉ tương đương khoảng 2% doanh thu, trong khi con số này là 10% cho Tesla.
Tuy nhiên theo chuyên gia phân tích Steve Man của Bloomberg Intelligence, BYD đang hy sinh lợi nhuận để mở rộng thị phần.
"Chiến lược của họ là mở rộng thị phần, tiếp cận các thị trường mới. Tầm nhìn của họ vượt ra xa hơn Trung Quốc rất nhiều", ông Man cho biết.
CEO Nvidia tìm cơ hội tăng trưởng ở Trung Quốc mặc Mỹ cấm bán 2 chip AI hàng đầu Hoàng Nhân Huân, Giám đốc điều hành Nvidia, cho biết ông tiếp tục nhìn thấy một thị trường rộng lớn cho chip trung tâm dữ liệu Nvidia ở Trung Quốc bất chấp Mỹ hạn chế xuất khẩu hai chip trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu của họ sang nước này. Hoàng Nhân Huân là nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành...