Ngôi sao của Leicester mơ thành ‘ông cử’
Giấc mộng trở thành “ông cử” đang từng bước được tiền vệ Wilfred Ndidi ( Leicester) hiện thực hóa.
Sau mỗi buổi tập của Bầy cáo, “The Octopus” (Bạch tuộc, biệt danh của Ndidi nhờ có cặp chân dài) lại vội vã phóng xe tới trường đại học De Montfort, nơi ngôi sao người Nigeria đang theo học chuyên ngành Quản trị kinh doanh và du lịch.
“Tôi không thích ngồi lỳ một chỗ chơi game FIFA như nhiều đồng đội”, Ndidi chia sẻ trên tờ Daily Mail, “Thời gian rảnh rỗi đó nên dành cho học tập”. Cá nhân Ndidi còn bật mí kế hoạch xây dựng một học viện thể thao giống như học viện Aspire tại Qatar, kết hợp đào tạo thể thao với phổ cập giáo dục. Địa điểm đặt học viện của Ndidi sẽ nằm tại Lagos và Abuja ở quê nhà Nigeria. Theo Ndidi, kế hoạch của anh được mọi người trong gia đình, đặc biệt là cha anh rất ủng hộ.
Hiện Ndidi được cả CLB chủ quản Leicester lẫn trường đại học De Montfort tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất. Phía trường De Montfort còn lên hẳn khung chương trình có sự linh hoạt về khối lượng kiến thức truyền tải để Ndidi thêm yên tâm dệt mộng đèn sách. “Ndidi thực sự đặc biệt trong số hàng nghìn sinh viên đang theo học tại đây”, một thành viên trong ban giám hiệu trường De Montfort nhấn mạnh, “Cậu ấy xứng đáng là tấm gương cho những ngôi sao sân cỏ muốn trang bị thêm kiến thức”.
Cùng với Ndidi, trung vệ Fikayo Tomori của Chelsea cũng đang gấp rút giành tấm bằng cử nhân chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường đại học mở London. Ngay cả khi tập trung cùng ĐT Anh, Tomori vẫn dành thời gian để học từ xa.
Danh sách sao sân cỏ chịu khó học hành còn có tiền vệ người Tây Ban Nha, Juan Mata khi lấy bằng cử nhân chuyên ngành Khoa học thể thao và tài chính. Chân sút Romelu Lukaku (Inter) cũng có bằng cử nhân Du lịch và Quan hệ cộng đồng. Một trường hợp nữa đáng chú ý là trung vệ Gerard Pique (Barcelona) khi đăng ký theo học khóa cao học chuyên ngành về Truyền thông, thể thao và giải trí tại Đại học Harvard nổi tiếng ở Mỹ.
Theo Bongdaplus.vn
Video đang HOT
Fikayo Tomori ôm mộng thành 'ông cử'
Không chỉ thi đấu lên chân trong màu áo Chelsea, trung vệ Fikayo Tomori còn gây bất ngờ khi gấp rút giành tấm bằng cử nhân chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Có thể thấy, Tomori đã gia nhập hội những ngôi sao sân cỏ chăm chỉ theo nghiệp đèn sách...
Học mọi lúc mọi nơi
Việc được HLV Gareth Southgate triệu tập vào ĐT Anh tham dự hai trận đấu gặp Czech và Bulgaria tại vòng loại EURO 2020 được coi là sự tưởng thưởng xứng đáng cho Tomori sau những gì anh thể hiện ấn tượng ở Chelsea.
Dẫu lên tuyển, nhưng Tomori vẫn không để gián đoạn chuyện học hành. Hễ có thời gian rảnh rỗi là Tomori lại viết bài luận cho chủ đề "Năng lực lãnh đạo trong kinh doanh". Đây thực chất chỉ là một phần trong khóa học giành tấm bằng cử nhân chuyên ngành Quản trị kinh doanh mà sao trẻ Chelsea đang tham dự từ xa tại Trường đại học mở London.
"Thông thường, tôi dành ít nhất 10 tiếng đồng hồ mỗi tuần để học. Với hình thức học trực tuyến nên tôi có thể chủ động sắp xếp thời gian mà không ảnh hưởng đến việc luyện tập, thi đấu", trung vệ 21 tuổi tâm sự trên tờ Daily Mail.
Bên cạnh đó, Tomori còn thường xuyên mang theo những cuốn sách hữu ích để đọc thay vì giết thời gian vào những trò giải trí vô bổ ở mỗi lần thi đấu xa nhà. "Kiến thức là vô hạn, trong khi sự hiểu biết của mỗi con người lại chỉ có giới hạn", Tomori chia sẻ thêm. "Chính vì thế, tôi luôn cố gắng duy trì thói quen đọc sách để có thêm kiến thức mới".
Thực tế, việc Tomori vùi đầu vào học hành là có sự tính toán kỹ chứ không phải ngẫu hứng nhất thời như một số người lầm tưởng. "Chẳng ai có thể đoán trước điều gì với nghề cầu thủ. Tôi muốn nắm giữ một thứ gì đó thật cụ thể, giúp tôi đứng vững trong tương lai, nhất là khi không còn chơi bóng nữa", Tomori nhấn mạnh.
Đây có thể coi là bước đệm cực kỳ cần thiết cho Tomori trong cuộc sống không bóng đá sau này. Theo kế hoạch, khóa học của Tomori sẽ kết thúc vào cuối năm sau. Kể từ nay tới lúc đó, Tomori chắc chắn phải dốc sức lực và thời gian nhiều hơn để có thể biến giấc mơ trở thành "ông cử" sớm thành hiện thực. Đó hẳn là cột mốc cực kỳ đáng nhớ của trung vệ thuộc biên chế Chelsea.
Dệt mộng đèn sách
Màn gấp rút giành tấm bằng cử nhân của Tomori đã phần nào cho thấy không ít cầu thủ ham mê đèn sách, bất chấp quỹ thời gian eo hẹp khi phải căng mình thi đấu. Đây đều là những tấm gương sáng về sự kiên trì và tính ham học để tạo hành trang tốt hơn cho tương lai. Cái tên đầu tiên đáng nhắc tới là tiền vệ người Tây Ban Nha, Juan Mata.
Dù cuốn theo vòng quay không ngừng với lịch trình luyện tập và thi đấu dày đặc tại Man United, song Mata vẫn "dệt mộng" đèn sách. Càng ấn tượng hơn khi biết Mata lấy bằng cử nhân chuyên ngành Khoa học thể thao và tài chính theo hệ đào tạo từ xa.
Tương tự, Romelu Lukaku đã nhận được sự nể phục khi giành tấm bằng cử nhân Du lịch và Quan hệ cộng đồng. Không chỉ có vậy, tiền đạo hiện chơi cho Inter còn được coi là nhà ngôn ngữ học trong giới cầu thủ khi sử dụng thành thạo 5 ngôn ngữ: Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp và Bồ Đào Nha. Lukaku còn dùng được tiếng Đức và tiếng Swahili ở mức độ giao tiếp.
Một ngôi sao sân cỏ nữa gây ấn tượng không kém là trung vệ Gerard Pique (Barca) khi anh đăng ký theo học khóa cao học chuyên ngành về Truyền thông, thể thao và giải trí tại Đại học Harvard nổi tiếng ở Mỹ. Hậu vệ cánh Yuto Nagatomo (Galatasaray) cũng lấy được bằng cử nhân Kinh tế tại trường đại học Doshisha (Nhật Bản). Nagatomo thuộc số ít cầu thủ châu Á có tấm bằng cử nhân, trong khi vẫn thi đấu đều như vắt chanh.
Tinh thần "học, học nữa, học mãi" còn được thể hiện sống động qua trường hợp của Simon Mignolet (Club Brugge). Hiếm ai biết thủ thành người Bỉ đã có bằng cử nhân Luật và Chính trị học. Thế mới thấy, cánh sao sân cỏ ngày càng nâng cao trình độ học vấn thay vì chỉ mải mê cày ải trên sân cỏ.
Tomori mê văn học cổ điển
Theo chia sẻ từ Tomori, trung vệ của Chelsea rất mê những tác phẩm văn học cổ điển. Một trong những cuốn sách gối đầu giường của tuyển thủ Anh là tiểu thuyết nổi tiếng "Những người khốn khổ" của đại văn hào Victor Hugo được xuất bản lần đầu năm 1862.
Thầy nào trò nấy
Ông thầy Frank Lampard của Tomori tại Chelsea là người đam mê học hành mãnh liệt. Cựu tuyển thủ Anh đã có bằng cử nhân Ngôn ngữ học khi còn là cầu thủ. Bên cạnh đó, Lampard còn nằm trong số 0,1% dân số thông minh nhất thế giới khi có chỉ số IQ là 150. Chả trách Lampard đã truyền cảm hứng cho Tomori theo nghiệp đèn sách.
Hội cao học của sao sân cỏ
Cố danh thủ người Brazil, Socrates được coi là người học cao hơn cả trong giới cầu thủ khi từng lấy bằng thạc sỹ và tiến sĩ về Triết học. Hội cao học của sao sân cỏ còn có cựu thủ môn Edwin Van der Sar với bằng thạc sỹ về Quản lý thể thao. Ngoài ra, trung vệ Giorgio Chiellini cũng đã nhận bằng thạc sỹ Quản trị Kinh doanh từ đại học Turin. Cựu danh thủ người Croatia, Slaven Bilic cũng gây ấn tượng khi là thạc sỹ Luật.
Theo Bongdaplus.vn
Hiệu ứng Salah khủng thế nào? Ở trận Liverpool thắng Leicester 2-1 đêm thứ Bảy vừa qua, Mohamed Salah không ghi bàn và còn phải rời sân bất đắc dĩ vì chấn thương. Nhưng chân sút người Ai Cập vẫn cho thấy tầm ảnh hưởng đặc biệt. Những hiệu ứng từ Salah ngày càng phi thường. Cơn lôi đình của người Liverpool Dẫu đội nhà bảo toàn được thành...