Ngòi nổ cho chiến tranh thương mại Nhật Bản – Hàn Quốc
Các nhà phân tích đánh giá động thái thắt chặt kiểm soát xuất nhập khẩu vật liệu công nghệ cao của Nhật Bản vào Hàn Quốc có thể gây hại cho Tokyo và tạo làn sóng ảnh hưởng tới ngành công nghệ thông tin toàn cầu.
Ngày 1/7, Nhật Bản tuyên bố hạn chế xuất khẩu đến Hàn Quốc ba vật liệu được sử dụng để sản xuất màn hình điện thoại và vi mạch. Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết động thái này nhiều khả năng sẽ gây đau đầu cho các công ty công nghệ Hàn Quốc.
Những “gã khổng lồ” công nghệ của Hàn Quốc như Samsung, SK Hynix và LG là đối tượng chịu “thương tích” hàng đầu bởi động thái này trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các nhà phân tích đánh giá chính Nhật Bản sẽ phải chịu tổn thất về lâu dài bởi những công ty lớn của Hàn Quốc sẽ buộc phải nghĩ lại về việc sử dụng các linh kiện từ Nhật Bản.
Nhật Bản tuyên bố hạn chế xuất khẩu đến Hàn Quốc các linh kiện màn hình và vi mạch
Diễn biến này còn xảy ra ở thời điểm mối quan hệ giữa hai quốc gia xấu đi do tranh cãi liên quan đến việc Nhật Bản ép buộc người Hàn Quốc lao động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Năm 2018, một tòa án tại Hàn Quốc đã yêu cầu các công ty Nhật Bản phải đền bù cho lực lượng lao động bị ép buộc, nhưng Nhật Bản không đồng ý bởi cho rằng vấn đề đã được giải quyết từ hiệp ước năm 1965 bình thường hóa mối quan hệ với Hàn Quốc.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đánh giá động thái hạn chế này là cần thiết đối với an ninh quốc gia sau khi Hàn Quốc không tìm được giải pháp hợp lý đối với vấn đề lao động chiến tranh trước thềm hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào cuối tháng 6.
Ông Suga cho rằng động thái này không có chủ đích chống lại Hàn Quốc mà chỉ do niềm tin giữa hai bên đã không còn.
Từ ngày 4/7, các doanh nghiệp Nhật Bản cần đệ đơn đăng ký riêng khi muốn xuất khẩu đến Hàn Quốc chất fluorinated polyimide, hydrogen fluoride và chất cản màu được sử dụng trong sản xuất linh kiện và màn hình điện thoại thông minh, tivi.
Video đang HOT
Ông Ahn Ki-hyun tại Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn Hàn Quốc đánh giá điều này sẽ “giáng đòn” vào các nhà sản xuất vi mạch Hàn Quốc bởi Nhật Bản là nguồn cung cấp hàng đầu những vật liệu trên và rất khó tìm nguồn thay thế. Nhật Bản sản xuất 90% fluorinated polyimides và chất cản màu của thế giới.
Theo quyết định kiểm soát xuất khẩu này, các nhà chức trách Nhật Bản có thể cố ý trì hoãn quy trình rà soát ba vật liệu trong 90 ngày, do đó làm gián đoạn chuỗi cung trong ngành sản xuất chất bán dẫn và màn hình của Hàn Quốc.
Nhiều chuyên gia cho rằng trong vài tháng tới, các công ty Hàn Quốc sẽ cạn kiệt nguồn vật liệu này và những hạn chế nói trên sẽ buộc họ phải xem xét lại và tìm nguồn cung mới đa dạng hơn. Ở thời điểm hiện tại, các sản phẩm của Nhật Bản thường được ưu ái lựa chọn nhờ chất lượng cao. Tuy nhiên, các mặt hàng từ Mỹ hoặc Trung Quốc cũng được coi là ứng viên thay thế tiềm năng.
Nhà phân tích tại công ty eBEST (Hàn Quốc) đánh giá: “Các công ty Nhật Bản sẽ thấy khó khăn trong việc hạn chế xuất khẩu trong một khoảng thời gian bởi kinh doanh với phía Hàn Quốc đem doanh thu đáng kể về cho họ”.
Chánh văn phòng nội các Suga cũng thừa nhận chính phủ sẽ “theo dõi sát sao tác động tới các doanh nghiệp Nhật Bản”.
Nhà phân tích Kim Dong-won (Hàn Quốc) cảnh báo động thái của Chính phủ Nhật Bản có thể gây tác động tới nhiều quốc gia khác. Samsung, SK Hynix và LG là những nhà cung cấp thẻ nhớ DRAM và NAND hàng đầu trên thế giới cho điện thoại thông minh và các sản phẩm công nghệ khác.
Do vậy, ông Kim Dong-won nhận định: “Hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản sẽ dẫn tới giá thành linh liện tăng cao, không chỉ gây tác động cho các công ty Hàn Quốc mà còn nhiều doanh nghiệp sản xuất điện thoại khác trên thế giới”.
Các nhà phân tích cảnh báo rằng khó có khả năng tìm được giải pháp nhanh chóng cho vấn đề bởi Nhật Bản đã xem xét hành động trong nhiều tháng và nhận được ủng hộ từ trong nước. Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in không muốn vấp phải vấn đề không có lợi trước thềm bầu cử vào năm 2020.
Nguồn: Cafebiz
Chiến tranh thương mại chưa là gì, lệnh cấm Huawei của Mỹ mới thực sự nguy hiểm cho toàn cầu
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến công nghệ mạng 5G có thể kéo dài dai dẳng và để lại những hệ lụy nguy hiểm hơn cả việc áp đặt thuế quan trong chiến tranh thương mại.
Danh sách đen của Mỹ có thể coi là bước leo thang lớn nhất của chính quyền Trump kể từ khi xảy ra chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Theo các chuyên gia, đây cũng là động thái của Washington nhằm ngăn chặn tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trong lĩnh vực công nghệ.
Nhưng đứng dưới góc độ kinh tế, các chuyên gia cho rằng, lệnh cấm của ông Trump đối với Huawei và những tác động đối với sự phát triển của mạng 5G sẽ đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng hơn cả thuế quan đối với nền kinh tế toàn cầu.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vốn đã trở nên căng thẳng từ lâu nay lại thêm phần khốc liệt hơn khi Mỹ đã quyết định đánh vào những lĩnh vực trọng điểm của khác của Trung Quốc ngoài kinh tế, đó là công nghệ.
Sau khi đưa công ty này vào danh sách đen của Bộ thương mại Mỹ cách đây gần 2 tuần, Mỹ đang có ý định sẽ đưa nhiều công ty khác của Trung Quốc vào tầm ngắm, trong đó có công ty chuyên sản xuất camera quan sát lớn nhất thế giới Hikvision.
Sở dĩ Huawei và ZTE đều trở thành mục tiêu đầu tiên của Mỹ bởi đây là những công ty đang nắm trong tay nhiều công nghệ quan trọng và có thể đe dọa vị thế của Mỹ trên thị trường công nghệ.
Do không có sự chuẩn bị kỹ, ZTE buộc phải chấp nhận chịu phạt gần 1 tỷ USD vì vi phạm thỏa thuận liên quan đến lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran và Triều Tiên. Công ty thậm chí còn phải thay đổi nhân sự ban lãnh đạo và chịu sự kiểm soát từ một giám sát viên chính phủ Mỹ chỉ để nhận được cái gật đầu đồng ý cho tiếp tục mua linh kiện từ các công ty Mỹ.
Nhưng đó là với ZTE, trường hợp của Huawei lại rất khác vì nó còn liên quan đến nhiều lợi ích khác của Mỹ. Nhà kinh tế Carl Tannenbaum đến từ hãng dịch vụ tài chính Northern Trust, Mỹ cho rằng, chính công nghệ 5G là nguyên nhân khiến Mỹ phải ra tay trước nhằm kìm chân đối thủ. Công nghệ mạng 5G đang được coi là tương lai của ngành công nghiệp nên tất cả các nước đều muốn dẫn đầu trong công nghệ này.
Tannenbaum cho rằng, 5G chính là chìa khóa để Trung Quốc chuyển đổi nền kinh tế. Do đó việc "bắt chết" Huawei trong lúc này cũng là cách để tước đoạt đi chìa khóa đó của Trung Quốc trước khi họ kịp có nó.
Chỉ mới tuần trước, cựu chiến lược gia Nhà Trắng, ông Steve Bannon có chia sẻ với tờ South China Morning Post về việc "đuổi" Huawei khỏi Mỹ và Châu Âu là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng hơn gấp chục lần so với một thỏa thuận kinh tế với Trung Quốc. Ông từng nhiều lần bày tỏ mối quan ngại liên quan đến sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trên toàn cầu.
Cấm Huawei có thể làm chậm quá trình triển khai mạng 5G trên toàn cầu và để lại những hệ lụy khôn lường
Dữ liệu từ Jefferies Group cho biết, Huawei đang lấy nguồn cung linh kiện từ 22 nhà cung cấp tại Mỹ và điều này cho thấy, hãng công nghệ Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc khá nhiều vào công nghệ của nước ngoài. Đó là lý do các chuyên gia lo ngại lệnh cấm có thể làm tê liệt chuỗi cung ứng, tạo sóng gió trên thị trường toàn cầu và làm chậm sự phát triển của công nghệ nói chung.
Về phần Huawei, sáng lập gia Nhậm Chính Phi khẳng định công nghệ mạng 5G của hãng sẽ không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm trên do Huawei đã có sự chuẩn bị từ trước. Thậm chí ông Nhậm còn nhấn mạnh về việc công nghệ của Huawei đã đi trước các đối thủ từ 2-3 năm.
Tất nhiên ông Nhậm cũng thẳng thắng thừa nhận, lệnh cấm của Mỹ sẽ ảnh hưởng một phần nào đó đến Huawei. Nhưng đây cũng là cơ hội để đánh giá năng lực và kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc.
Theo nhà phân tích Sundeep Gantori thuộc hãng nghiên cứu UBS Research, Huawei là một trong những hãng công nghệ đi đầu trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là mạng 5G. Do vậy sẽ rất khó để các đối thủ có thể bắt kịp với hãng ngay lúc này. Chính bởi lẽ đó, nếu Huawei gặp khó khăn và phải tạm dừng triển khai mạng 5G, sự chậm trễ sẽ lan tỏa ra khắp ngành công nghiệp.
Nhà phân tích Yao đến từ công ty bảo hiểm AXA cho rằng, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục vận động các đồng minh của mình sớm tẩy chay công nghệ 5G của Huawei. Điều này rõ ràng đang gây áp lực lớn lên cả Huawei và các công ty Trung Quốc khác.
Nhưng nếu lệnh cấm kéo dài quá lâu, nó có thể là một đòn phản "damage" cực mạnh đối với nước Mỹ và cả thế giới vì công nghệ mạng 5G sẽ tiếp tục bị trì hoãn vì cho đến nay chưa có công ty nào đủ sức qua mặt Huawei về năng lực triển khai thiết bị viễn thông, đặc biệt là mạng 5G mới.
Hiện tại Huawei và Google đang tích cực bàn thảo để tìm cách giải quyết vấn đề sao cho ổn thỏa nhất giữa hai bên. Cách đây không lâu, tổng thống Trump cũng gợi mở về khả năng dỡ bỏ lệnh cấm nếu tìm được lợi ích cho nước Mỹ trên bàn đàm phán với Trung Quốc.
Theo VN Review
Phụ thuộc quá nhiều vào đối tác Trung Quốc, Apple có thể đang tự hại chính mình Bất chấp chiến tranh thương mại đang căng thẳng, Apple vẫn cho thấy sự phụ thuộc đáng kể vào các nhà sản xuất và cung ứng Trung Quốc. Lần đầu tiên, số lượng các nhà cung cấp Trung Quốc và Hồng Kông của Apple đang nhiều hơn cả các đối tác Mỹ và Nhật Bản. Sự gia tăng nhanh chóng của các hãng...