Ngôi nhà trên đồi lộng gió, thảnh thơi đón nắng ngập tràn ở Kỳ Sơn, Hòa Bình
Ngôi nhà được xây trên thế đất tuyệt đẹp, thoai thoải nhẹ trên đồi, hướng tầm nhìn ra bể bơi phía trước và khoảng mây trắng nắng vàng vô cùng bình yên.
Căn nhà nằm trên lưng chừng núi, với lối xây dựng tôn trọng tự nhiên, tôn trọng những gì đã có và đang có như độ dốc, địa hình hài hòa với đất trời, chủ nhân đã chọn kiến trúc sư Nguyễn Thành Nam và Hoàng Văn Sơn để hiện thực hóa những ý tưởng của mình.
Vốn là một căn biệt thự song lập, tọa lạc ở vùng trung du Hòa Bình, cách Hà Nội chừng 50km nên địa thế khá đẹp, tựa vào núi và tầm nhìn thẳng xuống thung lũng.
Ngoại thất bên ngoài hài hòa, bình lặng với vẻ đẹp vừa hiện đại vừa gần gũi. Những bậc thang đưa mọi người bước vào khoảng sân chung, nơi có thể vừa hướng vào nhà vừa bao quát khung cảnh xung quanh.
Kiến trúc sư sử dụng những gam màu trung tính mang đậm phong cách Nhật pha chút hiện đại giúp công trình thêm tôn trọng thiên nhiên nhưng vẫn giữ được nét riêng độc đáo và nổi bật.
Căn nhà xây trên thế đất tuyệt đẹp, lưng tựa đồi, tầm nhìn hướng về phía thiên nhiên xanh tươi.
Lối lên nhà.
Không gian lung linh vào những buổi tối cuối tuần yên ả.
Những khoảng hiên nhà được thiết kế tôn trọng thiên nhiên, hướng tầm nhìn rộng mở phía chân trời xa xa.
Khu vực sân vườn rộng rãi với bể bơi, bàn ghế đủ để mọi người tận hưởng những ngày cuối tuần vui vẻ.
Toàn bộ diện tích bao gồm cả sân vườn rộng khoảng 150m2, tổng diện tích sàn 80m2 (diện tích tầng 1: 52m2, diện tích tầng 2: 27m2). Không gian bên trong được thiết kế theo phong cách Nhật với 2 phòng ngủ, 2 phòng vệ sinh dành cho cuộc sống của 4 thành viên trong gia đình.
Từng khoảng diện tích đều được tính toán hợp lý, vừa giữ sự đơn giản tinh tế, vừa gần gũi với thiên nhiên. Mọi người khi bước vào nhà đều cảm thấy dễ chịu, thoáng mát. Mọi hoạt động bên trong đều yên tĩnh, tách biệt với đường lớn khói bụi và âm thanh ồn ã, giữ cho mỗi người khoảng không riêng tư cần thiết.
Từ hiên nhà có thể ngắm nhìn thung lũng và đồi núi, mây trời bao la phía trước.
Lối vào bên hông nhà.
Video đang HOT
Khu vực phòng khách chính là nơi được các kiến trúc sư dành nhiều tâm huyết. Phong cách Nhật Bản in đậm trên từng chi tiết thiết kế nội thất, từ cửa sổ đến cửa trượt ngăn phòng, từ bàn trà đến sàn gỗ… Tất cả đều đơn giản, bình dị nhưng vô cùng tinh tế.
Không gian phòng khách.
Từ phòng khách có thể bao quát toàn bộ tầng 1.
Khu vực bàn trà liên kết với góc nấu nướng. Bàn trà còn có thể bố trí làm nơi ăn uống của cả gia đình.
Cầu thang gỗ nhỏ gọn lên gác lửng vô cùng tiện lợi. Cánh cửa trượt và rèm được thiết kế để ngăn chia phòng ngủ.
Khu vực nấu nướng nhỏ gọn.
Phía trong khu vực sinh hoạt chung được bố trí phòng ngủ tách biệt và khu vực cầu thang lên tầng 2. Bên cạnh cầu thang là khu bếp nhỏ gọn, bình yên và tiện ích. Những sắc màu giản dị của gỗ giúp ngôi nhà thêm nền nã, tĩnh lặng và hướng tầm nhìn của mọi người ra bên ngoài sân vườn và đồi núi xung quanh, tận hưởng gió mát và nắng ngập tràn.
Cánh cửa trượt mang đậm phong cách Nhật Bản.
Phòng ngủ hoàn toàn trở nên riêng tư. Những ô cửa giúp căn phòng thoáng sáng, rộng rãi hơn.
Từ giường có thể nhìn khung cảnh đồi núi bên ngoài qua khung cửa hình tròn. Đèn được đặt ở hai bên tab đầu giường mang đậm phong cách Nhật.
Phòng ngủ kết nối với khu vực tiếp khách và không gian phía sau căn nhà. Không gian nghỉ ngơi vẫn giữ được tinh thần tôn trọng thiên nhiên của công trình. Với sự tối giản trong cách chọn nội thất, căn phòng ngủ thực sự thư thái và ấm cúng, riêng tư và thoải mái dành cho mọi người khi nghỉ ngơi.
Từ phòng ngủ có thể bước ra khoảng thiên nhiên phía sau vườn.
Góc nhỏ đủ công năng và tiện ích, mang lại sự thoải mái, dễ chịu cho mọi người khi bước vào phòng.
Phòng ngủ trên gác lửng cũng được thiết kế dạng mở để đón nắng gió bên ngoài. Không gian bố trí giường ngủ, khu vực bàn trà phía cuối bức tường để mọi người có thể chuyện trò và tâm sự ngay trong phòng.
Phòng ngủ trên gác lửng.
Căn phòng rộng mở đón ánh sáng từ khung cửa chính.
Phía đối diện giường còn có bàn trà nhỏ gọn.
Khu vực phòng tắm khá rộng rãi, nhiều ánh sáng với lối thiết kế hiên đại, đầy đủ vật dụng và công năng.
Khu vực phòng tắm tiện nghi, thân thiện với môi trường.
Khoảng không gian sân vườn còn có bể bơi và ghế thư giãn, nơi cả gia đình có thể tổ chức tiệc hay đắm mình trong làn nước mát và ngắm nhìn toàn cảnh thiên nhiên xanh tươi, yên ả của vùng núi trung du.
Khu vực bể bơi giúp mọi người tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên khi đắm mình trong làn nước trong mát.
Hình ảnh: Hoàng Lê
Thầy giáo Tuấn Bùi chia sẻ bí quyết trồng loài hoa vương giả
Vậy chặng đường để có được vườn lan như bây giờ có khó khăn?
Đam mê hoa lan, vượt khó với bài học nhớ đời
Mảnh đất Hoà Bình vốn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều loại hoa lan. Và người thầy giáo mảnh đất này cũng mang tình yêu đối với hoa lan từ nhỏ. Thế nhưng, phải tới khi có điều kiện ổn định thì anh Tuấn Bùi mới có thể theo đuổi niềm đam mê của mình.
Anh chia sẻ, mình vốn yêu hoa lan. Hồi nhỏ, bố mẹ cũng trồng một vài giò lan để trang trí nhà. Tuy vậy, anh hiểu hoa lan là loài hoa vương giả rất khó chăm sóc, đòi hỏi người chơi phải bỏ nhiều thời gian và công sức.
Chính vì thế, chỉ khi cuộc sống ổn định và cảm thấy có thể dành thời gian công sức theo thú chơi này thì anh chính thức bắt đầu. Những giò lan của anh được mua từ những người đi rừng và trên mạng facebook.
Đúng như anh dự đoán, hoa lan không hề dễ chăm. Anh Tuân Bui nhớ lại: "Thời gian đầu, vì chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên tôi gặp không ít khó khăn và thất bại. Lan chết, lan bệnh rồi ra hoa không đẹp khiên tôi rất buồn.
Thế nhưng, không vì thất bại khó khăn mà nản chí, tôi quyết tâm phải chinh phục bằng được loài hoa vương giả này. Suốt một thời gian dài, tôi dành thời gian đi học hỏi kinh nghiệm, kiến thức và cuối cùng cũng thành công".
Những ngày khởi đầu, Tuân Bui gặp một bài học mà anh gọi là bài học xương máu. Đó là khi trồng một số loại 5 cánh trắng nhưng đến khi ra hoa lại không đúng mặt hoa như lời quảng cáo. Anh cho biết có buồn nhưng cũng vui vì có thêm điều nhất định không thể quên.
Vườn lan gia tri, sẵn sàng sẻ chia kinh nghiệm
Tính đến nay, sau 5 năm theo đuổi anh Tuấn Bui đã sở hữu một vườn lan trong mơ. Đó là thành quả của những năm tháng sưu tầm, nhân giống. Anh cho biết, với người chơi lan phải chủ động nhân giống được thì sẽ là tốt nhất bên cạnh việc sưu tầm loài mới.
Hiện tại, khu vườn lan gia tri của anh có rất nhiều loài lan, trong đó có tới hơn 30 loài lan đột biến khác nhau. Người thầy giáo cho biết, anh rất thích lan đột biến vì vẻ ngoài đặc biệt cũng như độ quý hiếm của nó.
Có thể kể đến rất nhiều loài đột biến trong khu vườn của anh như 5 Cánh trắng Cờ đỏ, 5 Cánh trắng Bảo Duy, 5 Cánh trắng Thảo chi, 5 Cánh trắng Người đẹp không tên, 5 Cánh trắng Bạch tuyết, 5 Cánh trắng Vô thường...
Vườn lan của anh Tuấn Bui cũng là địa điểm được rất nhiều người trong giới chơi lan thường xuyên ghé thăm, nhất là những người mới đến với đam mê này. Bởi anh luôn vui vẻ tiếp đón, không hề giấu giếm bí quyết gì cho riêng mình.
Anh cho biết khi trồng lan cần tìm hiểu kĩ bởi mỗi loài lan lại cần một chế độ chăm sóc khác nhau từ độ ẩm, nhiệt độ, ưa sáng hay ưa bóng râm... cũng phải biết về dịch bệnh thường gặp ở lan để phòng tránh hay chữa bệnh cho lan tốt nhất.
Đặc biệt, từ bài học xương máu của bản thân, anh khuyên những người chơi lan cần mua lan từ những nơi uy tín. Bởi giống lan tốt sẽ giúp cây phát triển khoẻ mạnh, ra hoa đúng như mong muốn.
Chia sẻ mong muốn trong thời gian tới, Tuân Bui hy vọng sẽ sưu tầm được nhiều loài mới, mở một sân chơi cho những người có cùng đam mê với loài hoa này.
Nghệ nhân Đỗ Văn Đạt chia sẻ kỹ thuật sử dụng phân bón cho lan hiệu quả Với nhiều năm kinh nghiệm trong giới chơi lan, nghệ nhân Đỗ Văn Đạt nhận định rằng, dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng phát triển cũng như vẻ đẹp của lan. Thông qua bài viết này anh sẽ chia sẻ về kỹ thuật sử dụng phân bón sao cho đúng, đủ, và đạt hiệu quả tốt...