Ngồi nhà nộp lệ phí trước bạ, không cần giấy tờ đỡ gặp phòng thuế
Kể từ ngày 12/3/2020, người dân tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có thể nộp lệ phí trước bạ điện tử.
Ngay 16/3, Tổng cục Thuế cho biêt đa phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông xây dựng hệ thống kết nối để tổ chức thực hiện triển khai thí điểm nộp lê phi trươc ba điện tử đối với ô tô, xe máy.
Theo đó, người dân có thể nộp lê phi trươc ba qua mạng trực tuyến đối với ô tô, xe máy đăng ký tại địa bàn Thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh kể từ ngày 12/3.
Ngôi nha cung nôp đươc lê phi trươc ba ô tô, xe may.
Đây là giải pháp ngành thuế cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người nộp thuế, trước mắt ngươi nôp thuê đăng ký ôtô, xe máy tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có thể nộp lê phi trươc ba điện tử thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia của Chính phủ, các kênh thanh toán trực tuyến của Ngân hàng ( Vietcombank, Vietinbank, Agribank, VPBank, MBbank BIDV) và Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (Napas, Momo) mà không cần sử dụng tiền mặt cũng như không cần đến trực tiếp Ngân hàng hay Kho bạc để nộp lê phi trươc ba như trước đây.
Video đang HOT
Ngoài ra, với dịch vụ này, người nộp lệ phí trước bạ không phải sử dụng chứng từ giấy để làm thủ tục tại Cơ quan đăng ký xe.
Việc thí điểm triển khai nộp lệ phí trước bạ điện tử sẽ tiết kiệm chi phí cho người nộp thuế và chí phí của xã hội góp phần hiện đại hóa công tác quản lý thuế, thu thuế kịp thời vào ngân sách nhà nước.
L.Băng (Vietnamnet.vn)
Nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp
Đến thời điểm này đã có khoảng 1/3 số ngân hàng trong hệ thống hạ lãi suất huy động để hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất.
Theo thông tin về hoạt động ngân hàng trong tuần đầu tháng 3 (2-6/3/2020) mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố, tuần qua, lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,2-0,8%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3-5,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3-7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,6-7,5%/năm.
Mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 6,0 - 9,0%/năm đối với ngắn hạn; 9,0-11%/năm đối với trung và dài hạn.
Đến thời điểm này đã có khoảng 1/3 số ngân hàng trong hệ thống hạ lãi suất huy động, tuy nhiên mức điều chỉnh không lớn, chỉ từ 0,1 - 0,4 điểm phần trăm.
Nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp. (Ảnh minh họa: KT)
Theo thông báo từ VietinBank, từ nay đến 30/6 tới, căn cứ trên mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khách hàng sẽ được xem xét áp dụng ưu đãi giảm trừ lãi suất cho vay từ 1,25% - 3%/năm so với mức sàn lãi suất cho vay thông thường. Ngân hàng này sẽ tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với dư nợ cũ trong thời gian tối đa 6 tháng.
Tương tự, Eximbank cũng triển khai gói lãi suất cho vay ưu đãi khoảng 3.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5,5%/năm đối với khách hàng doanh nghiệp lớn và gói cho vay USD với tổng hạn mức là 50 triệu USD, lãi suất vay chỉ từ 3,2%/năm.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, ngân hàng VIB đã triển khai gói hỗ trợ giảm lãi suất và giảm phí nhằm hỗ trợ gần 600 khách hàng doanh nghiệp bị thiệt hại. Tổng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp được giảm lãi trong đợt này là khoảng 2.500 tỷ đồng với mức lãi giảm từ 0,5 - 1,5%/năm.
Theo ước tính ban đầu, ngân hàng sẽ có khoảng gần 6.500 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong đó có khoảng 86 doanh nghiệp lớn và vừa, còn lại là doanh nghiệp siêu nhỏ và khách hàng cá nhân. Các khách hàng doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: du lịch, giải trí nhà hàng, khách sạn, hàng không, dịch vụ vận tải và kho bãi, thực phẩm và đồ uống, hàng gia dụng và đồ dùng cá nhân, hàng hóa và dịch vụ công nghiệp, bán lẻ, giáo dục và đào tạo.
Tính từ đầu năm 2020 đến nay, VIB đã điều chỉnh giảm lãi vay đối với khách hàng doanh nghiệp, bình quân lãi suất cho vay ngắn hạn đã giảm khoảng 0,5%/năm.
Ngoài ra, một số ngân hàng khác cũng đã áp dụng chính sách giảm lãi suất, ưu đãi cho vay doanh nghiệp như: ACB, MBBank, Agribank, VPBank, Vietcombank... Toàn ngành ngân hàng đã cam kết gói tín dụng hỗ trợ với nhiều ưu đãi lên tới 285.000 tỷ đồng.
Đồng hành cùng các ngân hàng, NHNN đang tập trung nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại bởi dịch bệnh như: yêu cầu các ngân hàng thương mại không được tăng lãi suất, rà soát đánh giá để thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, không chuyển nhóm nợ... Với những động thái tích cực này, các chuyên gia kinh tế dự đoán, mặt bằng lãi suất cho vay sẽ giảm đáng kể trong thời gian tới./.
Chung Thủy
Theo VOV.VN
VN-Index lao dốc, thấp nhất hơn 2 năm Thị trường chứng khoán trong nước lao dốc sáng 9/3. Vn-Index mất 52 điểm, về mốc thấp nhất từ tháng 11/2017. Trong phiên giao dịch sáng 9/3, sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Việt Nam. Chốt phiên sáng, chỉ số VN-Index trên sàn TP.HCM (HoSE) mất 52 điểm, giảm 5,8% và rơi xuống mốc 840 điểm. Đây là mức thấp nhất...