Ngôi nhà hướng nội ‘đóng ngoài, mở trong’ ở TP.HCM
Giữa thành phố đông đúc, căn nhà tạo nên một không gian đóng nhưng tiện nghi theo mong muốn của gia chủ.
Căn nhà mang tên PHI House, kết hợp 3 từ: Pace (nhịp độ) Hybrid (kết hợp) Introvert (hướng nội). Đây là những điểm nổi bật trong triết lý thiết kế của nhóm kiến trúc sư từ UX Studio.
Bám sát tiêu chí tối giản, kín đáo ở bên ngoài và đa dụng, thoáng đãng bên trong, không gian của PHI House trở nên phù hợp trong thời gian giãn cách xã hội. Gia chủ có thể vừa sinh hoạt, thư giãn ở nhà, vừa tập trung làm việc hiệu quả.
Ngôi nhà nằm ở nội thành TP.HCM, xung quanh tương đối đông dân, ồn ào nên gia chủ muốn tạo ra một không gian “sống chậm”. Khi đó, khách ghé thăm căn nhà sẽ cảm nhận được sự bình yên, trái ngược với nhịp sống hối hả bên ngoài.
Ngoài ra, thiết kế tối giản cho phép chủ nhà tiết kiệm ngân sách và giảm thời gian thi công. Chỉ với 2 tuần lên ý tưởng và 2 tháng thực hiện, phần thô đã hoàn thiện, kịp thời gian đón Tết.
Với yếu tố hướng nội, căn nhà tập trung hướng vào bên trong thay vì “mở” với không gian ngoài. Điều đó được thể hiện qua thiết kế mặt tiền đen, trắng đơn giản. Không ban công, không trang trí cầu kỳ, mặt trước ngôi nhà chỉ có khoảng hở hẹp để thông gió và đón nắng sớm.
Tuy nhiên, tổng thể nhà không vì vậy mà trở nên tù túng. Bước vào bên trong, căn nhà ống thậm chí có dư khoảng trống làm sân trước, sân sau. Giữa nhà là giếng trời với cây xanh mướt, mở ra không gian hài hòa, gần gũi với thiên nhiên.
Theo đội ngũ thiết kế, cây cối có tác dụng lấp đầy khoảng không và cải thiện tinh thần, giảm stress khi ở nhà thường xuyên.
Video đang HOT
Trái với mặt tiền tối màu, PHI House thường tràn ngập ánh sáng ở khu vực chung nhờ sử dụng cửa kính trượt.
Để tối ưu diện tích, cầu thang và nhà vệ sinh đặc biệt được bố trí ở trước nhà. Còn phòng khách, phòng ăn và nhà bếp ở trung tâm, được kết nối bởi một hành lang dài có kệ 14 m. Chiếc kệ này được tích hợp để bài trí đồ dùng cho nhiều mục đích khác nhau, như giày dép, sách, các thiết bị nấu ăn,…
Cách sắp xếp trên khiến ngôi nhà gọn gàng, đồng thời đánh lừa thị giác, giúp bề ngang có phần rộng rãi hơn.
Tầng 2 là nơi dành cho phòng ngủ và làm việc. Kết nối qua giếng trời và cửa sổ, các phòng có sự thân mật vừa đủ để người trong nhà tương tác với nhau.
Trong khi vật liệu xây dựng chính là bê tông, thép và kính, nội thất của nhà lại tập trung vào gỗ để cân bằng sự mềm mại, tinh tế. Thiết kế gỗ chủ đạo được dùng cho kệ tủ, bàn ghế và cả giường.
Thành công của công trình là khắc phục được các nhược điểm nhà hẻm thường gặp như thiếu diện tích sinh hoạt, ngột ngạt, ít ánh sáng, nhiều tiếng ồn.
Với ngân sách khoảng 700 triệu đồng cho phần thô, thiết kế theo hướng minimalism là cách để linh động không gian, giúp chủ nhân ngôi nhà quận Gò Vấp, TP.HCM tận hưởng cuộc sống ngay tại chốn riêng tư của mình.
Một số hình ảnh khác:
Dàn trang: Hina
Lên Đà Lạt, cặp vợ chồng Sài Gòn xây ngôi nhà trắng tinh khôi theo phong cách "nắng xuyên qua kẽ lá"
Ngôi nhà có tên Komorebi ở Đà Lạt gây thương nhớ bởi sự nên thơ bên ngoài, giản dị bên trong.
Ngôi nhà có tên Komorebi của cặp vợ chồng Sài Gòn được cải tạo từ một ngôi nhà cũ trên một con dốc cao toạ lạc ngay trung tâm thành phố Đà Lạt. Lên Đà Lạt xây nhà, họ mong muốn tổ ấm thể hiện được ý nghĩa của từ "Komorebi" có nghĩa là "những tia nắng xuyên qua kẽ lá".
Các phòng trong ngôi nhà rộng 150m2 được thiết kế với diện tích vừa đủ, nội thất tối giản. Công năng tổng thể vẫn đề cao tính ứng dụng cũng như thói quen sinh hoạt. Khi bắt đầu công việc lên ý tưởng cho công trình, kiến trúc sư xác định Komorebi là một chủ thể và bối cảnh xoay quanh được xem là yếu tố cốt lõi.
Ngôi nhà nổi bật với mặt tiền màu trắng
Thiết kế đảm bảo các yếu tố xoay quanh được liên kết một cách tự nhiên nhất
Không gian nhà luôn ngập tràn nắng và gió
Khoảng giếng trời phía trên khu vực ăn uống
Hệ cửa lam gỗ tạo hiệu ứng nắng thú vị
Những hình khối, màu sắc chủ đạo được lựa chọn cũng đơn thuần là cảm quan tự thân xuất phát từ ý niệm trên. Con người, cảnh vật xoay quanh đều trở nên gắn kết, hài hoà, đảm bảo thiết kế mới của công trình được cân bằng và không hề tách rời với bối cảnh thực tại.
Ngoài ra, kiến trúc sư sử dụng các ô cửa, lam gỗ để diễn đạt ngụ ý "những tia nắng xuyên qua kẽ lá". Sự thay đổi về hiệu ứng ánh sáng, bóng đổ qua từng thời điểm trong ngày là những biểu đạt khác nhau của thị giác, cảm xúc cho trải nghiệm. Đây cũng là điểm thú vị tạo nên sức hút cho ngôi nhà.
Phòng ngủ với thiết kế tối giản tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái
Một phòng ngủ khác
Nguồn: AD9 Architects
Ngợp mắt trước ngôi nhà không gian đa chiều, gió thông khắp các phòng mát rượi Với cách thiết kế độc đáo, ngôi nhà sở hữu không gian đa chiều, có thể kết nối các phòng với nhau. Đặc biệt, gió len lỏi vào nhà qua giếng trời, rất mát mẻ. Công trình mang tên "Nhà của Khôi" nằm ở khu Phai Luông, thành phố Lạng Sơn (Lạng Sơn) do vợ chồng kiến trúc sư Trịnh Hải Long và...