Ngôi nhà được đắp gần 1 vạn cổ vật gốm và 230kg tiền xu
Những bức tường của 3 gian nhà cấp bôn được “lão nông chân đất” kỳ công đắp trong gần 20 năm với gần 1 vạn cổ vật bằng gốm và 230kg tiền xu.
Lão nông thích “chơi ngông” Nguyễn Văn Trường, sinh năm 1963 ở thôn Sơn Kiệu, xã Chấn Hưng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), nổi tiếng khắp vùng bởi thú dùng đồ cổ gốm sứ đắp xung quanh nhà.
Trong suốt gần 20 năm nay, ông Trường đã dành hết thời gian cho công việc sưu tầm đồ cổ, với nhiều loại gốm sứ đa dạng từ các thời Hán, Đường, Tống… của Trung Quốc đến các đời Lý, Trần, Lê, Nguyễn… của Việt Nam.
Bên ngoài ngôi nhà của lão nông Nguyễn Văn Trường với cách trang trí bắt mắt, khác biệt so với những ngôi nhà xây bằng gạch thông thường.
Căn nhà gốm sứ của “lão gàn” nằm ở cuối ngõ, nổi bật hơn tất cả những căn nhà khác bởi bao quanh ngôi nhà toàn bằng bát đĩa. Ông kể về thú chơi không giống ai của mình: “Khoảng gần 20 năm trước, trong một lần đi sơn bàn ghế cho một gia đình ở xã Bình Dương (huyện Vĩnh Tường), tôi thấy gia chủ có nhiều bát đĩa cũ trong tủ nên tò mò hỏi và cơ duyên sưu tầm đồ cổ đến với tôi từ đó”.
Cuộc sống nghèo khó nhưng niềm đam mê đi tìm cổ vật trong con người lão không bao giờ dừng lại. Chỉ với vài đồng bạc lẻ trên chiếc xe đạp cà tàng, ông đi khắp các vùng ở Vĩnh Phúc để tìm cổ vật.
“Những vùng đất xa xôi như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Yên, Kon Tum… đều in dấu chân tôi” – ông Trường tâm sự
Mỗi khi tìm được chiếc bát, đĩa cổ hay bình chum vại nào, ông lại cẩn thận gói ghém mang về. Khi căn nhà cấp bốn đã xuống cấp, ông Trường nảy ra ý tưởng xây nhà bằng đĩa cổ. Ông xem đây là cách để bảo tồn những cổ vật của mình.
Video đang HOT
Những ngày đầu, đắp bát đĩa lên tường nhà, vợ con ông phản đối, hàng xóm cho rằng ông dở hơi, xây nhà không giống ai.
Với công thức 3 xi và 1 cát, khi vữa khô, ông Trường kì công tưới nước 3 lần để chống xi bị giòn. Nhờ vậy, khi vữa “chết thật” thì bát, đĩa được gắn chặt vào bức tường thành một khối, khó cạy ra khỏi tường, chỉ có thể lấy ra nguyên vẹn bằng cách dùng cưa bê tông cắt từng phần một. Ông cho biết, dự kiến ngôi nhà 5-7 năm nữa mới hoàn thành.
“Nếu tính về kinh tế thì khó có ai có thể làm được vì trên tường nhà, một chiếc bát, đĩa rẻ nhất cũng vài trăm có khi lên đến tiền triệu”, ông Trường tâm sự.
Không chỉ ba gian nhà cấp bốn của ông được gắn kín, trang trí bắt mắt, ông còn thiết kế cho mình một căn phòng tiếp khách, cửa ra vào được uốn vòm khá cầu kì. Khuôn viên trước ngôi nhà được thiết kế rất thơ mộng với bàn ghế đá, khóm tre rất độc đáo…
Tuy ông không nhớ rõ đã gắn bao nhiêu chiếc bát, đĩa cổ lên tường nhưng nếu ai muốn tìm hiểu về nền văn minh ở bất kì triều đại nào ở một đồ cổ vật bất kỳ, ông có thể đọc vanh vách.
Ước nguyện của ông là con trai hiểu được việc ông làm và thừa kế, bảo tồn ngôi nhà mang nhiều giá trị văn hóa này.
Theo Hồng Phú (Danviet.vn)
Ngôi nhà kỳ lạ được phủ kín bằng 9.000 món đồ cổ
Chúng tôi tìm đến xã Chấn Hưng (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) hỏi ông Trường xây nhà bằng đồ cổ thì không ai là không biết. Đến nhà ông, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi từ ngoài và trong nhà đều được đính đầy đồ cổ, từ bát đĩa, cối đá, tới đồng xu....
"Ai đi qua chợ Kiệu Chấn Hưng
Có ông "Trường cổ" tiếng lừng đó đây
...
Tình yêu cổ vật say sưa
Cho dù kinh tế vẫn chưa dồi dào"
Ông Nguyễn Văn Trường, chủ nhân ngôi nhà cổ đặc biệt chia sẻ: "Sau khi giải ngũ về quê một thời gian thì đến năm 1986 mình bắt đầu thực hiện đam mê, sưu tập đồ cổ. Ban đầu vợ con phản đối ghê lắm vì tiền ăn còn không đủ, có người trong làng còn bảo mình dở hơi. Mình đi khắp nơi: Lạng Sơn, Yên Bái,...có lần đạp xe đến tập Chiêm Hóa để tìm mua đồ cổ. Khó khăn là thế nhưng mình không nản, mình quyết phải thực hiện đam mê đến cùng. 17 năm trước mình bắt đầu thực hiện xây dựng ngôi nhà này, bây giờ nhìn lại thành quả cảm thấy vui và tự hào lắm".
Ông Nguyễn Văn Trường - chủ nhân ngôi nhà đặc biệt, giới thiệu những món đồ cổ đã sưu tập được
Người trong làng gọi ông với cái tên thân thuộc - ông "Trường cổ"
Từ ngoài vào trong, khắp ngôi nhà đều được gắn chật kín đồ cổ
Ông Trường cho biết số đồ cổ sưu tập được hiện nay đã lên tới con số 9000
Chó đá là loài vật ông Trường sưu tầm nhiều nhất vì theo yếu tố tâm linh nó như thần canh cửa của mọi gia đình
Ông sưu tập được 240 cân tiền xu để tạo nên những không gian độc đáo trong ngôi nhà
Trong tương lai, ông "Trường cổ" còn dự định mở rộng ngôi nhà để tiếp tục gắn thêm những món đồ ông mới sưu tập được
Theo ANTD
Kho đồ cổ 100 tỉ đồng của đại gia Phú Yên Phong cách "đại gia" của ông chỉ được hé lộ khi tổ chức đám cưới cho con gái khi toàn bộ chén, tô, dĩa đựng thức ăn dọn ra bàn đều có giá không dưới 1 lượng vàng. Kho đồ cổ 100 tỉ đồng của đại gia Phú Yên Trên lầu 3 của căn nhà đang ở là nơi ông Đoàn Phước Thuận...