Ngôi miếu nổi giữa biển thoắt ẩn thoắt hiện ở Vũng Tàu, muốn thăm quan phải canh từng giờ từng phút
Miếu Hòn Bà là địa điểm du lịch nổi tiếng của Vũng Tàu nhưng không phải du khách muốn đến lúc nào thì đến bởi một lí do không thể ngờ
Miếu Hòn Bà là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Vũng Tàu thu hút đông đảo du khách ghé thăm hàng năm. Ngôi miếu này nằm trên đảo Hòn Bà – một hòn đảo bốn bề là nước và những bãi đá ngầm với diện tích khá nhỏ, chỉ khoảng 5000m2, thuộc khu vực Bãi Sau.
Nơi đây sở hữu khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp, được bao phủ bởi màu xanh của nhiều loài cây và xung quanh là nước biển trong vắt. Du khách muốn ngắm trọn vẻ đẹp lãng mạn nhất của đảo Hòn Bà thì nên tới đây vào lúc bình minh và hoàng hôn.
Ảnh: HTT Travel
Miếu Hòn Bà nằm trên hòn đảo cùng tên với bốn bề mênh mông nước biển (Ảnh: @tam.maris)
Vẻ đẹp nên thơ tại đảo Hòn Bà nổi tiếng (Ảnh: @princebon)
Nằm ở độ cao 4m so với mực nước biển, khắp nơi được bao phủ bởi sóng nước mênh mông, mmiếu Hòn Bà không chỉ có cảnh quan ấn tượng mà còn hấp dẫn nhiều du khách bởi một điều đặc biệt. Đó là khách tới đây tham quan phải… canh ngày, canh giờ, chờ khi nước rút mới thấy đường đi.
Để đến được miếu Hòn Bà, du khách có thể di chuyển bằng một trong hai cách thông thường là đi thuyền, ghe khi nước lớn hoặc đi bộ khi nước ròng.
Phần lớn khách ghé thăm nơi đây đều chọn cách 2 để có trải nghiệm thú vị. Đó là vượt qua một bãi đá gập ghềnh trải dài, chứa đầy những con hàu có lớp vỏ sắc bén. Du khách phải đi thật cẩn thận để tránh bị sảy chân hoặc xây xát da.
Video đang HOT
Tuy nhiên, mỗi tháng, du khách chỉ có thể tới tham quan miếu Hòn Bà 12 lần, tương ứng với số lần nước rút. Những ngày khác, nước dâng cao nên không có đường đi, du khách phải di chuyển bằng thuyền hoặc xuồng máy và không thể đi thẳng từ đất liền ra đảo mà phải lượn vòng ra ngoài biển rồi cập bến phía Đông
Du khách chỉ có thể tới tham quan miếu khoảng 12 lần trong 1 tháng, phụ thuộc vào tình hình con nước (Ảnh: @jkhobson)
Thời điểm thủy triều xuống, nước bắt đầu rút và “con đường đá dưới biển” dài chừng 200m sẽ dần dần hiện lên, nối dài từ Bãi Sau đến đảo Hòn Bà. Du khách chỉ cần băng qua con đường này là tới được miếu.
Đặc biệt trong 2 ngày 15, 16 âm lịch hàng tháng, nước biển rút sâu nhất nên du khách tới đây vào thời điểm này sẽ có cơ hội trải nghiệm tuyệt vời khi đi bộ qua con đường gập ghềnh nhiều sỏi đá để đến được miếu Hòn Bà. Tuy nhiên, du khách cần lựa chọn giày dép phù hợp để thuận tiện di chuyển do con đường này khá trơn trượt, gập ghềnh.
Lúc nước rút, du khách được trải nghiệm đi bộ trên con đường đá gập ghềnh dài 200m để tới miếu Hòn Bà (Ảnh: @tuanto278)
Miếu Hòn Bà được xây dựng từ thế kỷ 19. Nơi đây thờ các vị thần linh, đặc biệt là Thủy Long Thần Nữ. Theo quan niệm của ngư dân địa phương, đây là vị thần linh thiêng, giữ cho mưa thuận gió hòa, phù hộ người đi biển tránh rủi ro và đưa thuyền về đầy ắp cá tôm. Đến tham quan miếu, du khách còn được tìm hiểu và chiêm ngưỡng những di tích lịch sử chiến tranh một thời với một tầng hầm dài 6m, rộng 3m – từng là nơi tổ chức các cuộc họp bí mật của cách mạng thuở xưa.
Miếu Hòn Bà là điểm đến tâm linh khá nổi tiếng của người dân Vũng Tàu (Ảnh: @jkhobson)
Trong miếu thờ nhiều vị thần linh, đặc biệt là Thủy Long Thần Nữ – vị thần giúp ngư dân đi biển bình an, mưa thuận gió hòa và thu được nhiều tôm cá.
Theo thông lệ mỗi năm, miếu Hòn Bà tổ chức cúng 4 kỳ, dựa theo con nước, gồm: Tháng Giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 (Âm lịch). Riêng trong tháng Giêng, đặc biệt là vào ngày rằm, các tour du lịch Vũng Tàu thường đưa du khách đến đây để chiêm bái, cầu nguyện cho một năm mới an lành và hạnh phúc. Bởi vậy, thời gian này, miếu Hòn Bà trở nên đông đúc và náo nhiệt hơn hẳn.
Tới đảo Hòn Bà, du khách còn được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như thu hoạch hàu từ các bãi đá,… (Ảnh: @ttgiianng)
Anh Hoài Đức – một du khách đến từ Bình Thuận chia sẻ: “Mình may mắn được ghé thăm miếu Hòn Bà hai lần. Trước khi đi, mình được bạn bè truyền kinh nghiệm là phải theo dõi thông tin con nước rồi lựa chọn ngày, giờ phù hợp để tới miếu tham quan. Nếu không canh ngày, giờ kỹ lưỡng, vào đúng thời điểm nước dâng thì bạn không thể thấy đường đi”.
Chị Lưu Chi (đến từ TP.HCM) thích thú khi từng được thử cả hai cách di chuyển ra đảo Hòn Bà. Lần đầu tới đây, đúng ngày nước dâng, chị phải thuê thuyền mới ra được miếu. Sau nắm được kinh nghiệm, chị lên mạng tìm hiểu để canh ngày chuẩn rồi vài tháng sau cùng gia đình quay trở lại nơi đây tham quan.
“Mình tới đây đúng dịp cuối tuần nên rất đông du khách. Nhiều người đã đứng chờ từ sớm xem nước rút và sẵn sàng đi bộ qua con đường đá để tới miếu Hòn Bà. Thời điểm chiều tối, khi khu vực miếu lên đèn tạo ra cảnh tượng lung linh, huyền ảo giữa mặt biển. Đây thực sự là trải nghiệm thú vị với gia đình mình”, chị Chi nói.
Nắng nóng hơn 40 độ, du khách chỉ dám tắm biển trước 7h sáng và chiều mát
Ngày thứ 3 trong kỳ nghỉ lễ, khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu tăng vọt, buồng phòng đạt công suất 85-95%, nhiều khách sạn 'cháy phòng'.
Dù vậy do nắng nóng nên du khách chỉ dám tắm biển trước 7h sáng và sau 17h chiều.
Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, ngày thứ 3 của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, do nắng nóng nên hoạt động vui chơi tham quan du lịch trong ngày ở Bà Rịa - Vũng Tàu cũng bị hạn chế. Riêng tắm biển chủ yếu sôi động từ trước 7h sáng và sau 17h khi thời tiết đã dịu mát trở lại.
Các bãi biển Vũng Tàu, Long Hải, Xuyên Mộc... chật kín du khách trên bờ, dưới biển vào chiều tối. Còn ban ngày du khách tập trung ở cà phê, ăn sáng, sau đó ăn trưa và trốn nắng trong khách sạn.
Ngày thứ ba của kỳ nghỉ lễ, khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu đông nghẹt nhưng do nắng nóng nên chỉ tập trung tắm biển sau 17h.
Tuy nhiên, có nhiều khách du lịch do chỉ đi chơi trong ngày (sáng đi chiều về) nên vẫn kéo nhau ra biển vào giữa trưa dù thời tiết ngoài trời trên 40 độ. Nhiều người khác thì trải bạt ngủ nghỉ dưới bóng mát trong công viên chờ bớt nắng rồi mới xuống tắm biển.
Giữa trưa nắng nóng, một số ít du khách do đi du lịch trong ngày nên vẫn xuống tắm biển.
Lượng khách đông, nhiều ngày khách sạn đã bán sạch phòng trong 3 ngày vừa qua, một số khách sạn khác cũng đã hết phòng ngày 30/4. Theo nhiều khách sạn, dịp lễ năm nay kéo dài nên khách thường lưu trú từ 2-3 ngày để vui chơi, tham quan du lịch. Để kéo khách, nhiều khách sạn tiếp tục giảm giá phòng từ 10-20% qua các trang booking.com, Agoda, Chudu24h...
Đa số khách đến tắm biển ở Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu di chuyển bằng xe máy, ô tô cá nhân, số ít đi xe khách, theo tour. Nhiều du khách chia sẻ họ chọn Bà Rịa - Vũng Tàu vì gần, di chuyển chỉ mất 1-2 tiếng, chi phí vui chơi, ăn uống cũng phù hợp với túi tiền.
Về giao thông, do lượng khách về Bà Rịa - Vũng Tàu đông nên những ngày qua QL51 thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ, xe di chuyển chậm.
Nhiều gia đình, nhóm bạn trẻ đưa nhau đi tắm biển Vũng Tàu.
Theo các du khách, năm nay nắng nóng nên khách tắm biển tập trung vào buổi sáng và chiều tối. Thời gian còn lại chủ yếu ăn uống, vui chơi, tham quan các khu vực có nhiều cây xanh, bóng mát như Ngọn Hải Đăng, Hồ Mây...
Nhiều người cũng chia sẻ giá phòng năm nay dù tăng nhưng chỉ tăng nhẹ, giá phổ thông nên phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng. Đặc biệt các nhóm bạn trẻ, gia đình du lịch nghỉ dưỡng tiết kiệm được chi phí phòng do giá cả phù hợp.
Chị Nguyễn Thị Phương, du khách từ Đồng Nai cho biết đợt lễ này kéo dài 5 ngày nên gia đình chị chọn đến Vũng Tàu hai ngày là 28-29 để cho trẻ con tắm biển, vui chơi. "Tôi thấy giá ăn uống, vui chơi, khách sạn năm nay khá phù hợp, mấy chỗ tôi ăn uống đều có giá sẵn nên cũng đỡ lo bị chặt chém", chị Phương nói.
Hai ngày đầu nghỉ lễ, Bà Rịa-Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách du lịch Trong hai ngày 27 và 28/4, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách tham quan du lịch, giải trí, lưu trú. Trong đó, riêng thành phố Vũng Tàu đón khoảng 114.000 lượt khách. Khách du lịch tắm biển tại Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu. Ngày 28/4, ông Trịnh Hàng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết,...