Ngồi lâu sinh bệnh
Người phải ngồi lâu hay kêu ca về chứng đau mỏi cơ bắp nhưng không mấy ai chịu đi khám để trị. Vì thế, bệnh trở nặng lúc nào không hay.
Chị Trần Thị Út (32 tuổi, nhân viên kế toán ơ TP.HCM) suốt 10 năm qua, mỗi ngày ngồi làm việc hơn tám tiếng, chỉ trừ ngày nghỉ. Do phải nhìn màn hình máy tính liên tục, chị thường mỏi cổ, đau vai, hoa mắt. Gần đây, các đợt đau nhức kéo từ lưng xuống chân khiến chị không chịu nổi, phải mua các loại thuốc giảm đau và thuốc dán để làm dịu bớt cơn đau. Đến khi nằm cũng đau, ngồi cũng đau, không thể ăn ngủ được, chị mới đến bệnh viện kiểm tra và tá hỏa khi biết mình đã bị thoát vị đĩa đệm.
TS-BS Nguyễn Vĩnh Thống, Chủ tịch Hội Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình BV Chợ Rẫy cho biết, trong môi trường làm việc áp lực cao, đặc biệt là ở đối tượng nhân viên văn phòng, cứ năm người thì có nhiều hơn hai người bị các bệnh phổ biến như đau lưng, đau vai, khớp tay, khớp gối… và tỷ lệ mắc các bệnh này đang gia tăng. Các bệnh noi trên tuy không mới, nhưng làm giảm đáng kể hiệu suất làm việc cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Nếu để kéo dài, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Video đang HOT
Những người làm việc văn phòng thường lâm vào tình trạng đau lưng, nhức mỏi cơ, khớp. Ảnh chỉ mang tính minh họa – Ảnh: Tr.Huyền
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, nguyên nhân dẫn đến việc đau nhức, mỏi cơ, khớp còn do ngồi nhiều trong các tư thế sai, khiến cơ lưng và cột sống bị cong, vẹo, dẫn đến đau lưng. Gõ máy tính liên tục và bấm chuột sẽ khiến các khớp tay đau nhức. Cổ liên tục ở tư thế bất động, máu sẽ kém lưu thông. Việc cơ thể ù lì, ít vận động dần dần sẽ dẫn đến thoái hóa khớp. Đó là lý do vì sao những người làm văn phòng dễ mắc các bệnh như hội chứng ống cổ tay (cánh tay đau nhức), thoái hóa đốt sống cổ, đau thần kinh tọa.
Theo BS Thống, để ngồi lâu không thành bệnh, hãy điều chỉnh tư thế ngồi của mình cho đúng: lưng thẳng, không ngồi lún quá sâu vào lưng ghế. Nên chọn loại ghế mềm mại và thoải mái. Chú ý đến độ cao của bàn viết và ghế ngồi để hai tay vừa tầm trên bàn làm việc. Sau hai giờ làm việc với máy tính, nên vận động tại chỗ như vươn vai, xoay người, đồng thời, thường xuyên tự xoa bóp các khớp ngón tay để tránh sự nhức mỏi và co rút cơ. Ngả lưng vào buổi trưa hay tập một môn thể thao nhẹ nhàng cũng là cách để khí huyết được lưu thông.
Cơ bắp nhức mỏi là sự cảnh báo của cơ thể, là tín hiệu cho thấy cơ thể cần được nghỉ ngơi. Khi bị đau nhức, có thể tạm thời xử trí theo những cách sau đây: tắm nước nóng, uống nhiều nước, xông hơi – xoa bóp, bổ sung dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh. Do tính chất công việc, người ngồi văn phòng nhiều có thê bị thiếu hụt một số chất như canxi, vitamin D… Do đó cần bổ sung vitamin D hoặc bổ sung canxi bằng các sản phẩm từ sữa, sữa tươi, sữa chua kể cả sữa đậu nành, ăn các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá… Ngoài ra, cũng cần bổ sung vitamin B6 và B1, vì chúng có vai trò quan trọng trong việc chống nhức mỏi cơ bắp.
Cần đên găp bác sĩ đê đươc thăm kham khi thường xuyên bị đau lưng, nhức mỏi kéo dài để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
Những người làm văn phòng cũng dễ mắc các chứng như: béo bụng (do ít vận động, ngồi sai tư thế, khiến cho lượng mỡ tích lại ở vùng bụng nhiều hơn bình thường), các bệnh về da và hô hấp (do làm việc trong môi trường máy điều hòa, thiếu không khí trong lành…), mỏi mắt (do làm việc liên tục với máy tính sẽ khiến mắt không chỉ mỏi, nhức, mà còn có thể bị khô hoặc chảy nước liên tục…) cung như hội chứng tổn thương thần kinh.
Theo PNO
Bước đi nghe tiếng "rắc", có phải thoái hoá khớp?
Khoảng một năm trở lại đây, đầu gối trái của tôi thường hay đau và phát ra tiếng "rắc" khi bước đi, nhất là khi thời tiết lạnh.
Đi khám bác sĩ nói bị thoái hoá khớp gối nhưng không cho chụp hình, uống thuốc gì hết. Mỗi tối tôi có ngâm chân nước nóng và muối nhưng chưa bớt. Xin hỏi tôi bị bệnh gì? Có thể uống thêm glucosamine, ăn hải sản thường xuyên được không?
PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam, chủ tịch hội Tĩnh mạch học TP.HCM trả lời:
Khớp gối có một hệ thống giải phẫu rất phức tạp bao gồm xương, khớp, gân cơ, v.v. Do đó chỉ cần một trong các thành phần bị viêm, tổn thương là gây ra rất nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Nhẹ nhất là phát ra những tiếng "rắc" khi đi lại như bạn đã kể. Nặng hơn là đau khi đi lại, kèm theo sưng đỏ và nóng khớp gối.
Muốn chẩn đoán chính xác tổn thương phần nào của khớp gối, cần phải chụp phim cộng hưởng từ (MRI) khớp gối. Qua phim này, thầy thuốc chuyên khoa sẽ xác định xem bệnh nhân có bị viêm các dây chằng, vôi hoá dây chằng, đứt dây chằng, tổn thương mặt sụn của khớp gối, v.v. không và từ đó mới có điều trị chính xác bằng thuốc, vật lý trị liệu hay phẫu thuật. Với những người trẻ, tổn thương khớp gối chưa nhiều, nếu phát hiện và điều trị sớm thì khả năng khỏi bệnh rất cao.
Ăn nhiều hải sản không ảnh hưởng đến bệnh lý xương khớp, có chăng là gây tăng cholesterol và axit uric trong máu. Còn glucosamine thật ra cũng chỉ là một dạng thuốc hay được các bác sĩ xương khớp cho nhưng tác dụng thật sự đến đâu còn cần phải nghiên cứu thêm.
Theo SGTT
Đột phá trong điều trị đau khớp, thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp gây đau và biến dạng khớp dẫn đến tàn phế, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ làm chậm phát triển của bệnh, giảm đau đớn và duy trì hoạt động bình thường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính thường gặp ở người trung...