Ngôi làng gây sốt quyết cấm cửa tất cả du khách
Cư dân Binibeca Vell nói rằng giới chức trách đã bỏ rơi họ, để họ tự vật lộn với vấn đề tiếng ồn và rác thải từ tình trạng du khách tràn lan.
Binibeca Vell, Menorca, đang chuẩn bị đón 1 triệu khách du lịch trong năm nay. Ảnh: Joshua Windsor/Alamy.
Nằm trên một vịnh nhỏ, ngôi làng Binibeca Vell trên đảo Menorca của Tây Ban Nha từ lâu đã trở thành “thỏi nam châm” thu hút khách du lịch muốn thả mình dọc theo những con đường hẹp, quanh co với những biệt thự trắng tinh.
Tuy nhiên, khi ngôi làng ngày càng nổi tiếng trên phương tiện truyền thông xã hội, kéo theo làn sóng du khách đổ xô tới chen chúc chụp ảnh selfie dọc theo những con đường lát đá cuội, cư dân đang giận dữ và thậm chí muốn cấm cửa tất cả du khách vào làng, theo Guardian.
Chỉ muốn ngủ một giấc không tiếng ồn
“Vấn đề không phải là khách du lịch”, ông Óscar Monge – người đứng đầu nhóm đại diện cho 195 chủ sở hữu bất động sản của Binibeca Vell – cho biết.
Ông cho rằng vấn đề nằm ở chỗ giới chức trách đã bỏ rơi người dân khi họ phải vật lộn với tiếng ồn do du khách tràn lan và rác thải chất đống mỗi ngày.
“Binibeca Vell không phải nơi phục vụ sở thích phiêu lưu, đây là nơi sinh sống của cư dân”, ông Monge nói thêm.
Tranh luận nổ ra trên khắp Tây Ban Nha và nhiều nơi khác ở châu Âu khi người dân kêu gọi các quan chức hành động tích cực hơn nữa đẻ đạt được sự cân bằng giữa nhu cầu của cư dân và lượng khách du lịch tăng vọt.
Ông Monge cho hay khi Binibeca Vell gây sốt trên mạng xã hội, số lượng du khách đã tăng vọt lên khoảng 800.000 người mỗi năm, hầu hết đổ tới vào tháng 5-10. Năm nay, lượng du khách dự kiên tăng lên khoảng 1 triệu.
“Nếu chính quyền tiếp tục bỏ rơi chúng tôi, vào tháng 8, chúng tôi sẽ bỏ phiếu giữa các chủ nhà về việc liệu có nên đóng cửa khu làng hay không”, ông nói.
Kế hoạch quyết liệt trên được đưa ra sau nhiều năm cư dân đệ đơn khiếu nại.
Video đang HOT
Trả lời trang tin tức ElDiario.es vào tháng trước, một cư dân đã bày tỏ sự thất vọng về cách cư xử của khách du lịch khi đến thăm ngôi làng. Cô nói: “Họ vào nhà, ngồi trên ghế, lấy đồ, trèo lên tường của chúng tôi, họ tổ chức tiệc rượu ngoài trời”.
“Nếu không có quy định nghiêm túc, chuyện đó sẽ tái diễn vào mỗi mùa hè”.
Cư dân đã bắt đầu đưa ra các biện pháp tức thời vào năm ngoái, yêu cầu khách du lịch chỉ đến làng trong những khung giờ nhất định. Lịch trình du lịch được hạn chế trong tháng này, yêu cầu khách du lịch chỉ ghé thăm trong khoảng thời gian từ 11h sáng đến 20h tối.
Ông Monge nói: “Chúng tôi muốn ăn sáng yên bình trên sân thượng và ngủ trong yên tĩnh, không tiếng ồn”.
Bản yêu cầu trên web của làng cũng nêu rõ khách du lịch cần hạn chế “vào nhà” và “leo lên ban công”. Yêu cầu này kèm theo loạt bức ảnh chụp một du khách nằm dài trên cầu thang và một người khác ngồi trên ghế trong nhà cư dân.
Quyết định khó khăn
Những phản ứng gần nhất của cư dân được cho là có liên quan tới một thỏa thuận đã hết hiệu lực với các quan chức địa phương.
Năm ngoái, cư dân từng được cấp 15.000 euro để giúp dọn rác, trong khi các quan chức cam kết đào tạo tốt hơn cho các tour guide (hướng dẫn viên du lịch) ở khu vực và hạn chế phương tiện giao thông công cộng vào làng.
Cho đến nay thỏa thuận vẫn chưa được gia hạn. Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau và dự kiến nhóm họp trong những ngày tới. ông Monge nói: “Thành thật mà nói, chúng tôi đang chẳng có mấy hy vọng”.
Người đứng đầu ngành du lịch của chính quyền Menorcan, Begonã Mercadal, chưa trả lời yêu cầu bình luận, theo Guardian. Tuy nhiên, trao đổi với với Eldiario.es, bà xác nhận rằng ngôi làng có quyền hạn chế các chuyến thăm.
“Chúng tôi hoàn toàn công nhận rằng đó là tài sản riêng và do đó, nếu họ muốn đóng cửa thì đó là quyền của họ”, bà Mercadal nói.
Tuy nhiên, ông Monge thừa nhận rằng một quyết định như vậy có thể sẽ gây tổn hại tới khoảng 100 gia đình trong khu vực có khách sạn, quán bar và cửa hàng lưu niệm phụ thuộc vào du lịch địa phương.
“Tất nhiên đó là một quyết định khó khăn nhưng chúng tôi đang bị đẩy vào đó”, ông nói.
Ông nhấn mạnh việc đóng cửa là biện pháp cuối cùng.
“Từ bờ biển, mọi người vẫn có thể tham quan khu vực xung quanh ngôi làng, nhưng bạn sẽ không thể đi vào các con đường bên trong”, Ông nói thêm.
“Và đó là bức ảnh tuyệt vời mà mọi người đều mong muốn có trên Instagram”.
'Ngôi làng địa ngục' ẩn hiện giữa núi đồi Hà Giang: Đẹp mộng mị hớp hồn du khách
Giữa trùng điệp núi non và mây trời, Làng Sảo Há hiện lên như một bức tranh thủy mặc đầy ma mị, thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ và bí ẩn.
Làng Sảo Há tọa lạc tại thôn Khó Chơ, xã Vần Chải, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 170km. Nơi đây được mệnh danh là "ngôi làng địa ngục", mang cảm giác hoang vu, trầm uất. Tuy nhiên, ẩn sau cái tên đầy bí ẩn ấy lại là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ cùng những con người hồn hậu, chất phác.
Làng Sảo Há cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 170km - Ảnh: Van Hni
Để đến được Làng Sảo Há, du khách có thể di chuyển bằng xe máy hoặc đi bộ, bởi đặc trưng địa hình nơi đây rất hiểm trở với những khúc cua ngoằn ngoèo và những con dốc cao chót vót. Từ trung tâm thành phố Hà Giang, du khách đi theo Quốc lộ 4C qua cổng trời Quản Bạ núi Cô Tiên tới Dốc Thẩm Mã và rẽ vào xã Vần Chải.
Tiếp đó, bạn tới khu vực Khó Chớ rồi hỏi tiếp đường lên làng Sảo Há. Bắt đầu đoạn đường bê tông phía ngoài tới trung tâm làng cách xa khoảng 2,5km. Ngôi làng nằm trên núi cao nên bạn cần phải lên dốc 100% và băng qua đường đi rất nhỏ.
Bao quanh làng là những sườn núi cao chót vót, những thửa ruộng bậc thang xanh mướt, và những con đường uốn lượn quanh co - Ảnh: Van Hni
Trong tiếng Mông, tên gọi Sảo Há có nghĩa là "thung lũng trên cao" vì thực tế, làng Sảo Há nằm ở độ cao khoảng 1500 mét so với mực nước biển. Nơi đây được bao bọc bởi khu rừng nguyên sinh rộng lớn, mang đến cho du khách cảm giác sảng khoái và trong lành.
Những ngôi nhà mái ngói âm dương độc đáo của người Mông tại làng - Ảnh: @huyrockthehouse
Bước chân vào làng, du khách sẽ tròn xoe mắt bởi khung cảnh hiện hữu như đang lạc vào một thế giới khác, tách biệt hoàn toàn với sự ồn ào, náo nhiệt của phố thị. Điểm nhấn của làng Sảo Há chính là những ngôi nhà trình tường lợp mái âm dương độc đáo.
Ngôi làng có khoảng 22 nóc nhà trình tường truyền thống của người Mông, nằm quây quần bên nhau dưới tán cây cổ thụ. Những ngôi nhà nép mình trong sương mù giăng giăng, tạo nên khung cảnh mờ ảo, huyền bí, khiến du khách không khỏi tò mò và thích thú.
Hoa anh đào nở rộ rực rỡ vào mùa xuân, tô điểm sắc hồng cho toàn bộ ngôi làng - Ảnh: @quynhlela.lq
Đặc trưng của làng Sảo Há là những hàng rào bằng đá cao khoảng 1,5m với những viên xếp khít nhau để lại ấn tượng khó phai trong lòng du khách bốn phương.. Nằm trên núi cao quanh năm sương mù bao phủ nên những hàng rào đá cũng phủ đầy rêu xanh.
Những hàng rào đá phủ kín xung quanh ngôi nhà - Ảnh: @loanh.quanh.w.qanh
Làng Sảo Há là nơi sinh sống của người dân tộc Mông. Ở đây, người dân sống chậm rãi nương theo núi rừng để qua ngày. Vì địa thế hiểm trở, bà con trong làng chủ yếu sống theo mô hình tự cung tự cấp. Người dân trồng ngô để làm mèn mén, kết hợp trồng lanh để dệt vải thủ công.
Có lẽ vì cơ sở vật chất còn thiếu thốn, ngôi làng vẫn còn hạn chế điện, nước và sóng điện thoại nên ít du khách biết đến Sảo Há khi du lịch Hà Giang. Nhờ vậy mà ngôi làng này giữ được nét yên bình, trầm tư tuyệt đối.
Ngôi làng được biết đến nhiều hơn sau thắng lợi của một bộ phim điện ảnh lấy nơi đây làm bối cảnh. Tên gọi "Làng địa ngục" cũng ra đời từ đó. Vẻ đẹp mộng mị của nó đôi chân của du khách tìm về. Đến đây, bạn sẽ thấy mọi thứ lẳng lặng, yên ả đến lạ.
Cuộc sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, điều kiện thiếu thốn như điện, nước hay sóng điện thoại: Ảnh: @loanh.quanh.w.qanh
Quả thật không ngoa khi nói Hà Giang đẹp, đẹp cả bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, do đó, dù ở bất cứ thời gian nào, vào bất cứ mùa nào trong năm, bạn cũng có thể lên thăm vùng đất xinh đẹp này và thưởng ngoạn những khoảnh khắc tuyệt mỹ của tự nhiên.
'Thiên đường' Giethoor - Nơi con người, thiên nhiên và du lịch hòa hợp Mặc dù đã trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng thế giới và được mệnh danh là 'Venice của Hà Lan,' Giethoorn vẫn giữ được vẻ đẹp và sự bình yên của một ngôi làng truyền thống. Có 170 cây cầu gỗ nối các ngôi nhà với đường làng. (Ảnh: Nguyễn Thu Hà/TTXVN) Theo lịch sử ghi chép của làng, Giethoorn...