Ngôi làng của những phụ nữ đẻ nhiều
Mới 47 tuổi nhưng vợ chồng anh Dóc ( làng Ea Lũh, xã Nghĩa Hưng, Chư Pah, Gia Lai) đã có 12 đứa con, đó là chưa kể 3 đứa đã mất vì bệnh không có tiền chữa.
Hiện đứa bé nhất học lớp 5, cậu con cả tên là Sắnnh đã lập gia đình và cũng tiếp nối cha sinh hạ được 3 đứa con.
Làng Ea Lũh thuộc xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Pah, Gia Lai) chỉ có 96 hộ gia đình người dân tộc Xê Đăng nhưng lại có đến 1004 nhân khẩu. Trong số này, có đến 73 hộ thuộc diện đói nghèo, phải cứu đói giáp hạt.
Chị H’Jiar, 49 tuổi, cán bộ dân số cho biết, làng này trung bình mỗi
gia đình đẻ 10 – 12 con. Trình độ nhận thức của người dân ở đây rất thấp, họ quan niệm “trời sinh voi thì ắt sinh cỏ” nên không thực hiện biện pháp kế hoạch nào.
Bản thân gia đình chị H’Jiar được xét là hộ ít con nhất làng nhưng cũng có đến 5 nhóc. “Trước đây mình cũng như người làng thôi, sau này được đi học mới hiểu đẻ nhiều là căn nguyên của đói khổ nên bàn với chồng làm kế hoạch hoá”, chị thừa nhận.
Chị cho biết, việc vận động dân làng thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình là việc nan giải. “Chúng tôi đã dùng mọi biện pháp từ tuyên truyền đến phạt hành chính nhưng họ chẳng sợ. Tháng nào họp thôn, chúng tôi cũng lồng ghép nội dung dân số vào để tuyên truyền nhưng cũng đành bó tay”, chị nói.
Đông dân số là vậy nhưng làng Ea Lũh cũng chỉ có 16 cụ già tuổi trên 60, còn lại hơn 800 người là trẻ em và thanh niên. Trong số này, chỉ có khoảng hơn 120 em đi học từ mẫu giáo đến lớp 12, phần nhiều theo cha mẹ lên nương rẫy kiếm sống.
Video đang HOT
Vì mỗi gia đình quá đông con và nghèo đói, nên trẻ em ở Đak Nai phải tự chăm sóc và thường bị suy dinh dưỡng. Ảnh: Tùy Phong.
Ngoài đẻ nhiều, dân làng trước đây còn nghiện rượu nên cứ nghèo mãi. Cách đây khoảng 6 năm, tất cả đàn ông và đàn bà đã lập gia đình đều nghiện rượu nặng. Bất kỳ nhà nào cũng nấu rượu để uống, uống hết nồi này lại nấu nồi khác. Cứ tối tối là đàn ông, đàn bà tập trung lại thành từng nhóm 6 – 7 người ở nhà nào đó vừa nấu rượu vừa uống.
Gần đây, do được xã và huyện tuyên truyền chuyển đổi canh tác từ cây sắn giống cũ sang sắn giống cao sản cho năng suất cao (loại sắn mới không nấu được rượu) mà nhiều người mới cai được ma men. Ban đầu, do cơn thèm, mỗi khi đi làm về họ lại sà vào quán mua vài nghìn rượu trắng uống, nhưng về sau, do kinh tế thiếu thốn, nợ nhiều thì chủ quán không bán cho nên mọi người đều bỏ rượu.
Hai địa phương khác ở Gia Lai cũng nổi tiếng vì sự nghèo là thôn Đak Nai và Đak Giấc (xã Đak Môn, huyện Đak Glei). Nguyên nhân chính sinh cái nghèo là do dân thích đẻ nhiều. Có gia đình đã từng chết đến 5 đứa con vì đói ăn nhưng vẫn giữ quan điểm: phải đẻ cho đến khi nào không đẻ được nữa thì thôi.
Đak Nai có 108 hộ với gần 700 khẩu, gần 100% là dân tộc Xê Đăng. Các gia đình ở đây đều sinh từ 3 con trở lên. Có cặp thì cứ tằng tằng mỗi năm tạo một đứa.
Năm nay mới 28 tuổi nhưng chị Y Tý (làng Đak Nai) đã có đến 6 đứa con. Đứa lớn nhất đã 12 tuổi, đứa mới sinh được 3 tháng tuổi. Nhà chị năm nào cũng bị cảnh đói giáp hạt.
“Để có cái ăn, vợ chồng mình phải đi mua nợ gạo mắm, đến mùa thu hoạch mì thì trả. Món đồng hành từ năm này qua năm khác của lũ trẻ nhà mình là lá mì. Lúc có tiền, cũng chỉ mua vài con cá khô, ít nước mắm về cho chúng ăn, thế là sang rồi. Nuôi con nhiều cũng thấy vất vả lắm nhưng đành phải chịu thôi”, chị Tý thật thà kể.
Các gia đình có tới gần chục đứa con như chị Y Tý làng Đak Nai không hiếm. Ảnh: Tùy Phong.
Ông A Nít, Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Đak Môn cho biết, gia đình đẻ nhiều nhất ở Đắk Nai có 12 – 13 con, nhưng chẳng nhà nào giữ được con số này nguyên vẹn mà ít nhất cũng chết một vài đứa. Chẳng hạn như gia đình ông A Thun (nguyên là Trưởng thôn Đak Nai) sinh được 12 đứa con nhưng có đến 5 đứa chết vì đau ốm.
“Ở đây người ta nhận thức còn kém lắm, đẻ ra rồi nuôi như vậy thôi chứ không biết chăm sóc. Mấy đứa trẻ chết vì đau ốm nhưng cha mẹ không biết đưa con đi bệnh viện cứ cầu khấn hay chữa theo kinh nghiệm, lâu ngày thế là chết”, ông A Nit kể.
Bản thân ông A Nít trước kia nguyên là cán bộ y tế của xã, hiện giờ là Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh nhưng vợ chồng ông cũng sinh đến 10 đứa con. Lý giải cho việc này, ông Nít cười “Mình vỡ kế hoạch mà”.
Rồi ông Nít kể về chuyện chị Y Tâm – cán bộ phụ nữ thôn đã phải từ chức vì mang thai đứa thứ 3. Chị Tâm thấy mắc cỡ nên xin nghỉ vì cán bộ phụ nữ mà bị vỡ kế hoạch thì nói còn ai nghe nữa.
Trung bình mỗi gia đình ở Đak Nai và Đak Giấc có 6 -7 đứa con, với hơn 80% là các hộ nghèo và cận nghèo. Người dân hàng năm được nhà nước cứu đói 2 đợt đồng thời, còn được ưu đãi rất nhiều chính sách về y tế.
Ở các địa phương đẻ nhiều ở Gia Lai, lần nào họp thôn cũng tuyên truyền về kế hoạch hoá gia đình nhưng ít ai nghe theo. Ảnh: Tùy Phong.
Tuy cái đói cái nghèo luôn đeo bám, nhưng nhắc đến chuyện kế hoạch hóa gia đình thì hầu hết người dân 2 làng này đều quyết duy trì truyền thống là “đẻ thả phanh”. “Gần 20 năm nay, các cán bộ dân số thường xuyên đi vận động, tuyên truyền đủ kiểu để bà con giảm đẻ nhưng họ không bao giờ nghe. Lúc tuyên truyền thì họ im lặng, không ai phản đối, hết giờ họ đứng lên đi về. Họ cho rằng trời
sinh voi, sinh cỏ”, ông Nít cho biết thêm.
Anh A Phìn- Trưởng ban Văn hóa xã Đak Môn cho biết, khi cán bộ xã hướng dẫn và phát thuốc tránh thai cho phụ nữ, bao cao su cho đàn ông để tự kế hoạch, đa phần người dân đều hào hứng nhận, nhưng nhận về rồi để đầu giường, xỏ vào tay, thậm chí nhiều gia đình còn mang bao cao su ra cho con mình thổi bong bóng.
“Gần 20 năm qua, chỉ có 2 phụ nữ chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai như đặt vòng, tiêm thuốc nhưng với điều kiện là phải giữ bí mật, không được để bất cứ ai biết vì họ sẽ rất xấu hổ và sợ bị “trách tội”, anh Phìn ngao ngán kể.
Theo anh A Phìn, nguyên nhân của việc các cặp vợ chồng không sử dụng biện pháp tránh thai một phần là do họ theo đạo. Đạo quy định, không được dùng các biện pháp tránh thai ngoài chu kỳ rụng trứng của phụ nữ. Nếu ai mà sử dụng biện pháp tránh thai thì không được cha rửa tội.
Theo VNExpress
16% người trưởng thành Anh không dùng Internet
Số người sử dụng Internet ở Anh đạt 42,16 triệu trong quý đầu năm nay, chiếm 83,7% dân số.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Theo báo cáo quý công bố ngày 16/5 của Văn phòng thống kê quốc gia Anh (ONS), có 8,12 triệu người trưởng thành, những người từ 16 tuổi trở lên, chưa bao giờ sử dụng Internet, chiếm 16,1% tổng dân số.
Số người lớn chưa từng sử dụng Internet đã giảm 83.000 kể từ quý cuối cùng của năm 2011.
Cũng theo báo cáo, 86,1% nam giới ở nước này sử dụng Internet trong khi con số này ở nữ giới là 81,3%.
Tuổi tác là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động truy cập Internet. Khoảng 98,6% số người có độ tuổi từ 16-24, tương đương 7,16 triệu người, sử dụng Internet.
Trái lại, chỉ 27,4% những người lớn từ 75 tuổi trở lên, tương đương 1,26 triệu người, từng sử dụng Internet./.
Theo TTXVN
Thêm một lý do năm Rồng tăng dân sốThêm một lý do năm Rồng tăng dân số Ở đâu không biết, chứ ở công ty này dân số tăng vì một lý do rất là lãng nhách! Phòng kế toán tài chính, công ty cổ phần nọ có 3 cô gái tên Chi: Hà Chi, Kim Chi và Quế Chi. Do năm 2012 được dự báo là một năm khó khăn về tài chính, cộng thêm sự mê tín của...