Ngôi đền lưu giữ hài cốt khổng lồ nổi tiếng nhất VN
Theo truyền thống tâm linh của ngư dân miền Nam, cá voi hay Cá Ông là con vật thiêng luôn phù hộ cho người đi biển. Nhiều đền thờ Cá Ông đã được xây dựng, là nơi lưu giữ hàng trăm bộ xương Cá Ông khổng lồ. Cùng điểm qua các đền thờ Cá Ông nổi tiếng nhất.
1. Nằm ở phường Phước Lộc, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia Đình và vạn Phước Lộc là một nơi thờ Cá Ông được hình thành từ lâu đời do các thế hệ ngư dân người Việt đầu tiên đến Bình Thuận lập làng, mở ấp.
Công trình được chia thành hai phần là đình và vạn, trong đó đình là nơi thờ Hoàng Thành bổn xứ có công khai mở đất làng La Gi và vạn là nơi thờ Thần Ông Nam Hải (cá voi) của ngư dân địa phương.
Đình và vạn Phước Lộc được biết đến với bộ sưu tập xương Cá Ông rất lớn. Các bộ xương này được bảo quản bằng tủ kính có nhiều ngăn, có nguồn gốc từ các cá ông lụy bờ được an táng. Sau khi thịt mục rữa, xương được xử lý và đưa vào Vạn Phước Lộc để bảo quản và thờ tự.
Trải qua chiến tranh, đình và vạn Phước Lộc từng bị tàn phá nặng nề và chuyển dời vị trí nhưng những bộ xương cá ông vẫn được người dân bảo vệ bằng mọi giá. Theo lời của các bậc cao niên, bộ xương cá voi cổ nhất trong vạn Phước Lộc có tuổi đời khoảng 200 năm.
2. Tọa lạc tại đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, TP Phan Thiết, dinh Vạn Thủy Tú (đình Vạn Thủy Tú) là một trong những địa điểm thờ Cá Ông (cá voi) lâu đời nhất Việt Nam. Theo các sử liệu, dinh được dựng vào năm 1762.
Video đang HOT
Dinh có quy mô không lớn, nhưng cách bài trí bên trong có nhiều điểm được coi là độc đáo. Hương án chính giữa dinh Vạn Thuỷ Tú thờ Nam Hải cự tộc Ngọc Lân tôn thần; bên trái thờ Thuỷ Long Thánh Phi nương nương tôn thần và bên phải thờ Thái Hiệu tiên sư tôn thần.
Đặc biệt, dinh Vạn Thủy Tú lưu giữ bộ xương cá voi được coi là lớn nhất Việt Nam. Bộ xương này có tuổi đời hơn 2 thế kỷ, dài đến 22 mét. Theo ước tính, khi còn sống Cá Ông phải nặng đến cả trăm tấn.
Ngoài ra, dinh có một phòng lưu trữ, bảo tồn chừng 600 bộ hài cốt của các “Ông”, “Bà” và “Cậu”, là những loài cá lớn như cá voi, cá heo…, được coi như những hải thần phò trợ, cứu mạng người đi biển theo quan niệm của ngư dân.
3. Được xây dựng vào năm 1820, đình Thắng Tam là ngôi đình cổ nổi tiếng bậc nhất TP Vũng Tàu. Đây là nơi thờ Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh và các vị thần trong dân gian quan hệ tới nghề nghiệp, sản xuất của một bộ phận lớn cư dân địa phương từ xưa đến nay.
Trong khuôn viên đình có lăng Ông Nam Hải, được tạo dựng vào năm 1824. Lăng thờ Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Chi Thần theo tục thờ Cá Ông, được vua Thiệu Trị, vua Tự Đức phong 3 đạo sắc vào những năm 1845, 1846, 1850.
Phía sau các bàn thờ trong chính điện lăng Ông là những bể lớn chứa xương Cá Ông, được thu thập suốt 1 thế kỷ qua ở Vũng Tàu. Trong đó, bàn thờ trung tâm là nơi đặt một bộ xương Cá Ông dài khoảng 18 mét, thuộc về một Cá Ông dạt vào bãi biển Tầm Dương cách đây hơn 100 năm.
Hai bên bàn thờ chính là các bàn Đông Hiến, Tây Hiến, thờ hàng chục bộ xương Cá Ông về sau này. Các bộ xương ở đây có đủ các kích cỡ, thuộc nhiều loài cá heo, cá voi khác nhau…
Theo kienthuc.net.vn
Vụ san ủi lăng vợ vua Tự Đức: Chủ đầu tư phải xin lỗi công khai
Ngoài việc yêu cầu chủ đầu tư phải họp báo xin lỗi công khai, con cháu Nguyễn Phúc tộc thống nhất đưa ra 4 yêu cầu đối với doanh nghiệp và các cơ quan liên quan về vụ lăng mộ phi tần vua Tự Đức bị san ủi.
Về vụ lăng mộ vợ vua Tự Đức bị san ủi, ngày 15/7, ông Tôn Thất Giáp - đại diện Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc cho biết, Hội đồng vừa tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến mọi người trong dòng tộc về vấn đề này.
Theo ông Giáp, tại cuộc họp, đại diện của các hệ, phủ, phòng và con cháu Nguyễn Phúc tộc tham dự thống nhất đưa ra 5 yêu cầu đối với chủ đầu tư dự án Bãi đỗ xe tham quan lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh là Công ty TNHH 1 thành viên Thương mại Chuỗi Giá Trị (Công ty Chuỗi Giá Trị) và các cơ quan liên quan.
Lăng mộ vợ vua Tự Đức được khắc phục tạm sau khi huyệt mộ được tìm thấy. Ảnh: P.T.
Trong đó, 100% ý kiến tại cuộc họp thống nhất yêu cầu phải giữ nguyên lăng mộ phi tần vua Tự Đức tại vị trí cũ và phải khôi phục lại nguyên trạng khu lăng mộ theo bản vẽ của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế. Việc xây dựng lại khu lăng mộ Công ty Chuỗi Giá Trị phải có trách nhiệm thực hiện.
Ngoài ra, con cháu Nguyễn Phúc tộc cũng đề nghị phải dành một khoảng diện tích tối thiểu là 200m2 cho khu lăng mộ phi tần vua Tự Đức và khu lăng mộ này phải có con đường đi vào từ hướng đồi Vọng Cảnh để lo việc hương khói.
Tại cuộc họp, con cháu Nguyễn Phúc tộc cũng thống nhất yêu cầu Công ty Chuỗi Giá Trị phải tổ chức cuộc họp báo công khai xin lỗi con cháu trong dòng tộc về hành vi phá hoại lăng mộ phi tần vua Tự Đức.
Ông Tôn Thất Giáp cho hay, những ý kiến tại cuộc họp là cơ sở để Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế về vụ việc lăng mộ phi tần vua Tự Đức bị san ủi trong thời gian tới.
Trước đó, tại công văn số 4186/UBND-GT, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ đạo UBND TP.Huế chủ trì, rà soát lại quy hoạch chung của thành phố và khu vực thực hiện dự án Bãi đỗ xe tham quan lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh. Trên cơ sở đó, UBND TP.Huế phối hợp với với Công ty Chuỗi Giá Trị làm việc lại lần cuối với đại diện Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc để thống nhất phương án cuối cùng là giữ nguyên hoặc di dời lăng mộ vợ vua Tự Đức, diện tích cần thiết đối với từng phương án cụ thể dành cho khu lăng mộ.
Hiện trường lăng mộ vợ vua Tự Đức bị san ủi vào tháng 6/2017. Ảnh: Trần Hòe.
Khi thực hiện các nội dung trên, UBND TP.Huế được yêu cầu cần phải lưu ý nội dung kiến nghị của Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh tại công văn 617/SVHTT-QLDSVH ngày 19/4/2019.
Công văn của UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Văn hóa - Thể thao chủ trì, căn cứ báo cáo đề xuất của UBND TP.Huế, phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế và Công ty Chuỗi Giá Trị rà soát lại hiện trạng các công trình, vật kiến trúc hiện hữu trong phạm vi ranh giới thực hiện dự án.
Trên cơ sở kết quả rà soát, Sở Văn hóa - Thể thao đối chiếu quy định hiện hành đề xuất giải pháp (quy hoạch, quy định, khoanh vùng bảo vệ để quản lý) mang tính tổng thể, ổn định, lâu dài đối với tất cả các công trình nằm trong phạm vi ranh giới thực hiện dự án.
Như Dân Việt đã thông tin, ngày 20/6/2017, người dân ở tổ 11, khu vực 3, phường Thủy Xuân và Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc đã phản ánh đến báo Dân Việt vụ việc đơn vị thực hiện dự án Bãi đỗ xe tham quan lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh đã san ủi lăng mộ của một bà vợ vua Tự Đức.
Theo mô tả của người dân, trước khi bị san ủi, lăng mộ này tọa lạc trên diện tích đất khoảng 40m2, có cổng hình vòm, phần tường xây khá cao. Tại lăng có một tấm bia khắc chữ Hán bằng đá xanh nguyên khối.
Sau khi Dân Việt phản ánh thông tin, các lực lượng liên quan đã vào cuộc tìm kiếm và tìm thấy tấm bia của lăng cách vị trí huyệt mộ khoảng 100m. Bia này có khắc dòng chữ Hán "Tiền triều tài nhân cửu giai Lê Thị Thụy Thục Thuận chi mộ". Theo đó, lăng mộ này là của bà tài nhân họ Lê, đứng hàng thứ 9 trong Cửu giai phi, là vợ vua Tự Đức.
Sau sự việc này, đơn vị chủ đầu tư dự án bãi đỗ xe là Công ty Chuỗi Giá Trị đã lên tiếng nhận lỗi và xin khắc phục sai phạm bằng cách xây dựng lại lăng mộ vợ vua Tự Đức đã bị san ủi.
Khi huyệt mộ được tìm thấy, Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc mong được khôi phục lại lăng mộ ngay tại vị trí cũ nhưng chính quyền TP.Huế và tỉnh Thừa Thiên - Huế chủ trương di dời để lấy đất cho dự án bãi đỗ xe.
Tình trạng này khiến con cháu Nguyễn Phúc tộc gửi đơn yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý hành vi xâm phạm mồ mả của các cá nhân, đơn vị liên quan. Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc cũng gửi đơn cầu cứu Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ VHTTDL trước việc tỉnh chủ trương di dời lăng mộ bà tài nhân.
Theo Bộ VHTTDL, trong trường hợp cần thiết, Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế có thể hướng dẫn chủ đầu tư nghiên cứu lập phương án điều chỉnh dự án bãi đỗ xe trên cơ sở đảm bảo hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di tích và sự đồng thuận giữa các bên, báo cáo UBND tỉnh và Bộ VHTTDL xem xét điều chỉnh.
Đến nay, đã hơn 2 năm kể từ khi xảy ra vụ việc, dự án bãi đỗ xe vẫn phải "án binh bất động", còn lăng mộ vợ vua Tự Đức thì tiếp tục trong cảnh mộ tạm kéo dài.
Theo Trần Hòe (Dân Việt)
Vụ san ủi lăng vợ vua Tự Đức: Làm việc lần cuối với Nguyễn Phúc tộc UBND TP.Huế được giao phối hợp với chủ đầu tư dự án bãi đỗ xe làm việc lại lần cuối với Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc để thống nhất phương án cuối cùng đối với lăng mộ vợ vua Tự Đức. Về vụ lăng mộ vợ vua Tự Đức bị san ủi, ngày 6/7, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa...