Ngôi chùa nấu 20.000 suất ăn miễn phí mỗi ngày
Mỗi ngày bếp ăn chùa Tường Nguyên (huyện Nhà Bè) sử dụng 2 tấn gạo, 1,5 tấn rau để nấu hàng chục nghìn phần cơm cho khu cách ly, bệnh viện dã chiến.
Gần ba tháng nay, khi TP HCM giãn cách xã hội, bếp ăn từ thiện của chùa Tường Nguyên tất bật từ sáng đến tối để nấu cơm cho các bệnh viện dã chiến, khu cách ly, người nghèo…
Ngồi phân loại những sọt cà chua, trụ trì Thích Minh Phú cho biết: “Hội thiện nguyện nhà chùa hoạt động từ lâu rồi nhưng chưa bao giờ mở rộng quy mô lớn như hiện tại, trung bình 20.000 suất ăn được hơn 100 tình nguyện viên, phật tử nấu mỗi ngày”.
Trong khuôn viên rộng gần 6.000 m2 trên đường Nguyễn Hữu Thọ (huyện Nhà Bè), chia thành các khu tập kết đồ, sơ chế, nấu nướng, nhà kho… Trên bảng ghi cụ thể khối lượng thực phẩm, suất ăn sẽ sử dụng trong ngày.
Lúc mới hoạt động bếp ăn tổ chức tại chùa ở quận 4 nhưng vì không gian nhỏ nên từ giữa tháng 7, được một doanh nghiệp hỗ trợ địa điểm, nguyên liệu, đồ dùng, rồi sau có thêm nhiều nhà tài trợ giúp duy trì bếp đỏ lửa thường xuyên.
“Việc có nơi rộng rãi không chỉ giúp nấu được nhiều cơm hơn mà còn có chỗ ăn ngủ cho tình nguyện viên. Ngoài ra, ở địa điểm mới này thì nhà chùa có thể nấu đồ ăn mặn, đảm bảo phần cơm đủ chất dinh dưỡng cho người nhận”, trụ trì nói.
Video đang HOT
Các tình nguyên viên gồm nhiều thành phần như giám đốc, nhân viên văn phòng, tài xế, xe ôm, đầu bếp, sinh viên… cùng chung tay lo bữa ăn y bác sĩ, cho bà con nghèo trong đại dịch.
Tình nguyện viên trong bếp luôn duy trì khoảng 100 đến 150 người. Họ được chia thành các nhóm riêng, người chuyên sơ chế thực phẩm, nấu nướng, bốc xếp… để đảm bảo đủ hàng nghìn phần ăn mỗi ngày.
“Em làm công nhân mà tạm nghỉ hai tháng nay rồi. Ở không thấy vô nghĩa quá nên xin vô chùa phụ mọi người nấu cơm thiện nguyện. Nhóm em chuyên sơ chế rau, ngày nào cũng làm từ sáng đến tối mịt mới hết việc”, Trần Thảo Nguyên (21 tuổi, góc phải) cho biết.
Khu nấu ăn với hàng chục bếp luôn đỏ lửa, mỗi ngày chế biến những món chay và mặn khác nhau.
Vốn là đầu bếp kiêm chủ nhà hàng, anh Trương Vĩnh Chiến (góc trái) được giao quản lý việc nấu nướng. “Cả mấy tháng nay quán xá bị đóng cửa nên tôi xin vô đây làm bếp, vừa đỡ nhớ nghề lại giúp sức được cho nhiều người nghèo khó hơn mình”, anh nói.
Trong một sảnh khác rộng 350 m2, hơn chục tình nguyện viên phân chia các phần cơm. Theo nhà chùa, nếu không tính công sức, mỗi ngày bếp ăn chi hơn 200 triệu đồng cho việc mua thực phẩm, nấu nướng.
Một ngày nhà chùa nấu khoảng 2 tấn gạo, 1,5 tấn rau, những lúc cao điểm lên đến 26.000 suất ăn. Các món làm từ thực phẩm sạch, được thay đổi mỗi ngày để người nhận đỡ ngán.
Ngày 16/8, phần cơm chiều là món cơm chiên ngũ sắc được chia đều đặn vào hộp, đảm bảo xong trước 16h để kịp chuyển tới các bệnh viện, khu cách ly. Để chuẩn bị đủ 3 bữa cơm, bếp ăn hoạt động từ 3h, nấu liên tục theo thực đơn đã được lên sẵn cho đến 23h mỗi ngày.
16h, những suất ăn chiều được chuyển lên xe của các đơn vị nhận hỗ trợ như Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Phục hồi chức năng quận 8, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, Hội chữ thập đỏ quận 1, các khu cách ly, xóm lao động…
Ngoài hỗ trợ cơm 0 đồng, nhà chùa con phân phối thực phẩm, gạo, trái cây… cho những đơn vị khác.
“Mỗi tuần tôi đều xuống bếp lấy gần một tấn rau cho một khu cách ly ở quận Tân Phú”, anh Sơn Văn Đang (ở giữa) nói, tay chất những bao rau củ lên xe ba gác.
Để đảm bảo an toàn, các tình nguyện viên đều phải ở lại, 3 ngày được xét nghiệm Covid-19 một lần. Họ được bố trí nghỉ ngơi, sinh hoạt trong các lều dã chiến, nhà kho, văn phòng…
Ngoài lo hàng nghìn bữa cơm miễn phí mỗi ngày, nhà chùa còn vận động nhà hảo tâm tặng xe cứu thương, bình oxy, máy thở cho bệnh viện; lo quan tài và hoả táng… cho những ca nhiễm tử vong.
Bắc Ninh mở lại nhiều hoạt động
Hoạt động thể thao ngoài trời, cơ sở cắt tóc gội đầu, quán ăn, giải khát ở Bắc Ninh được hoạt động trở lại sau hơn ba tháng tạm dừng.
Chiều 12/8, ông Ngô Văn Luyến, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh, cho biết quyết định trên được đưa ra sau 20 ngày tỉnh không ghi nhận ca dương tính mới trong cộng đồng; ngày thứ tám không xảy ra lây nhiễm thứ phát (F1 trong khu cách ly).
Đường phố trung tâm TP Bắc Ninh trong thời gian giãn cách xã hội, ngày 22/5. Ảnh: Gia Chính
Tỉnh Bắc Ninh sẽ nới từng loại hình dịch vụ để các hoạt động kinh tế xã hội dần trở lại trạng tháng bình thường mới. Từ 6h ngày 13/8, người dân được hoạt động thể dục thể thao ngoài trời song tập trung không quá 10 người, đảm bảo giãn cách tối thiểu 2 m giữa người với người. Các cơ sở cắt tóc, gội đầu tập trung không quá năm người.
Các quán bán hàng ăn sáng hoạt động trở lại nhưng phải lắp đặt tấm kính chắn tại các bàn, đảm bảo giãn cách tối thiểu một mét giữa người với người, không quá 10 người trong cùng một thời điểm. Các nhà hàng, các quán ăn, cửa hàng dịch vụ ăn, uống, cà phê không phục vụ ăn, uống tại chỗ, chỉ bán hàng mang về.
Nhà chức trách yêu thời gian mở cửa của các cơ sở trên không quá 21h hàng ngày.
Trong tháng 5 và 6/2021, Bắc Ninh là một trong hai tâm dịch lớn nhất cả nước với 1.727 ca nhiễm Covid-19, tính từ ngày 27/4. Ca nhiễm gần nhất trong khu cách ly tâp trung được ghi nhận vào ngày 4/8. Lúc cao điểm bùng phát dịch bệnh, Bắc Ninh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 năm trên tổng số tám đơn vị hành chính cấp huyện.
Tỉnh này dừng hoạt động dịch vụ như hàng quán, thể dục thể thao ngoài trời từ ngày 3/5; dừng vận tải hành khách từ 20/5
"Vùng đỏ không ra, vùng xanh không vào" ở TPHCM Chuyên gia nhận định TPHCM tốn nhiều thời gian dập dịch do giai đoạn đầu việc giãn cách chưa nghiêm. Khi dịch đã lan quá rộng ra cộng đồng, việc giảm số ca nhiễm cũng đòi hỏi phải có thời gian. Trong 2 tuần đầu tiên thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 với các biện pháp quyết liệt, TPHCM...