Ngôi chùa hàng nghìn năm tuổi bỗng dưng nổi tiếng chỉ vì loài cây này
Hầu hết mọi người tìm đến ngôi chùa này đều muốn được nhìn thấy loài cây có tuổi đời 1.400 năm.
Núi Chung Nam từ lâu còn được người dân biết tới với tên gọi núi Thái Ất. Nơi này là một nhánh của dãy núi Tần Lĩnh ở tỉnh Thiểm Tây, phía nam thành phố Tây An, Trung Quốc.
Ngọn núi này nổi tiếng với một ngôi chùa Phật bà Quan Âm hàng nghìn năm tuổi nằm phía dưới chân núi. Khác hẳn với những ngọn núi tâm linh khác, nơi này không phải là một địa điểm du lịch và du khách không được phép vào. Tuy nhiên, nếu là một người theo đạo Phật, bạn hoàn toàn có thể được chào đón tại đây.
Bên trong ngôi chùa Phật bà Quan Âm ở đây có một cây bạch quả có tuổi đời 1400 năm. Sự nổi tiếng của cây bạch quả này khiến cho nhiều tín đồ đạo Phật mong được nhìn thấy một lần trong đời.
Sau khi bước vào chùa, băng qua một rừng trúc nhỏ, bạn sẽ thấy một bảng thông báo ghi rằng người ta chỉ cho phép mọi người nhìn ngắm cây bạch quả, cấm chụp ảnh cũng như quay phim. Điều này cho thấy, người ta không muốn bất kỳ điều gì phá vỡ đi sự yên bình, khoan thai bên trong ngôi chùa Quan Âm cổ kính này. Đó cũng là lý do nơi này không phải là một địa điểm du lịch.
Video đang HOT
Ngày càng có nhiều người tìm tới núi Chung Nam và chùa Quan Âm để nhìn thấy cây bạch quả nổi tiếng. Để bảo vệ cây bạch quả, nhà chùa đã làm một hàng rào, nó không chỉ bảo vệ cho cây mà còn tránh được một số tai nạn không mong muốn.
Ngôi chùa nằm giữa núi rừng tĩnh lặng, nhưng sự nổi tiếng của cây bạch quả vô tình khiến cho nơi này dần mất đi sự thanh bình vốn có. Sau mỗi mùa bạch quả, sự yên tĩnh sẽ được trả lại cho nơi này. Khi những cây bạch quả không được rào lại, khách hành hương vào chùa thường ngồi dưới tán cây, suy ngẫm về nhiều thứ.
Có thể thấy rằng sự sùng kính Phật bà Quan Âm tại đây bắt nguồn từ cây bạch quả ngàn năm tuổi, chứ không hề liên quan gì tới ngôi chùa cổ. Hầu hết mọi người đều chỉ để ý đến cây bạch quả mà không biết rằng sức hấp dẫn thực sự của ngôi chùa Phật Bà Quan Âm cổ kính nằm ở lịch sử, văn hóa và cả quá trình tu hành khổ hạnh của các nhà sư.
Theo truyền thuyết, cây bạch quả này được trồng bởi một vị Hoàng đế của nhà Đường. Mặc dù điều này chưa được xác thực, nhưng điều đó cũng không quá quan trọng. Người dân vẫn tin vào sự linh thiêng của ngôi chùa, dọc hàng rào men theo các con đường trong chùa đính rất nhiều những mẩu giấy, tấm biển gỗ ghi những điều ước một cách dày đặc.
Ngày nay, cây bạch quả này được đưa vào danh sách bảo vệ quốc gia. Nó không còn là một cái cây mang nhiều tín ngưỡng mà là một di tích lịch sử.
5 ngôi chùa Khmer nổi tiếng ở miền Tây
Về miền Tây Nam Bộ, du khách không nên bỏ qua 5 ngôi chùa Khmer sở hữu nét đẹp cổ kính và kiến trúc độc đáo dưới đây.
Ảnh: Deven.hwang.
Chùa Xiêm Cán - Bạc Liêu là một trong những ngôi chùa Khmer đẹp và lớn nhất miền Tây. Tọa lạc ở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của người dân địa phương. Chùa được xây dựng từ năm 1887, đến nay đã tồn tại hơn 130 năm. Chùa cũng được xem là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi diễn ra các lễ hội truyền thống của người Khmer.
Ảnh: Huyentuu, Kin_autt.
Chùa được thiết kế theo kiến trúc Angkor của Campuchia, sự đặc sắc còn được thể hiện ở mái vòm, tường, cầu thang... Quanh chùa là hàng rào được xây kiên cố, trang trí với nhiều hoa văn ấn tượng. Cổng chùa được đắp nổi và chạm khắc với nhiều hoa văn đậm sắc thái Khmer.
Ảnh: Ngan bella, Lehatruc.
Chùa Dơi - Sóc Trăng: Chùa còn có tên gọi khác là chùa Wathserâytêchô - Mahatup hay Mã Tộc. Sở dĩ ngôi chùa có tên Chùa Dơi vì đây là nơi trú ngụ của rất nhiều con dơi. Khuôn viên 4 ha rộng lớn bao gồm các khu vực như Xala, chánh điện, nhà mồ... Xung quanh chùa được bao bọc bởi những rừng cây sao, cây dầu nên càng thoáng mát hơn. Đến chùa, ngoài thăm viếng, bạn còn được chiêm ngưỡng những hiện vật quý giá được lưu giữ như bộ sách kinh viết bằng tay trên lá thốt nốt, tượng Phật, bộ đèn dầu cổ...
Ảnh: Pthienphuoc.
Chùa Vàm Ray nằm ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, nổi tiếng với màu sơn thếp vàng làm chủ đạo. Đến đây, du khách thực sự choáng ngợp trước kiến trúc lộng lẫy, uy nghiêm, bề thế. Đặc biệt, chùa còn nổi bật với bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn lớn nhất Việt Nam có chiều dài 54 m.
Ảnh: Langthang.angiang.
Chùa Tà Pạ - An Giang tọa lạc trên ngọn đồi cao, xung quanh đều là những địa điểm du lịch nổi tiếng. Ngôi chùa theo Phật giáo Nam Tông có kiến trúc Khmer đặc trưng. Công trình đồ sộ uy nghi, được trạm trổ điêu khắc tinh xảo, đắp nối nhiều tranh tượng phù điêu hình chim thần Garuda, rắn thần Naga, tượng Cây No... mang tính nghệ thuật cao.
Ảnh: Lanphung, Thienphan.2001.
Cũng sở hữu kiến trúc Khmer ấn tượng, chùa Chén Kiểu thu hút du khách bởi vẻ ngoài độc đáo. Khi đến đây, bạn sẽ ấn tượng với những bức tường được ốp các loại chén kiểu đủ loại hoa văn, kết hợp cùng những mảnh gạch men nhỏ vô cùng khéo léo và tinh tế. Kiến trúc của chùa là mái nóc có 3 nếp, nếp dưới cùng có kích thước khá lớn và nhỏ dần khi lên cao. Mỗi nếp trang trí với nhiều họa tiết cùng các tượng Khmer mang theo ước vọng bình yên, siêu thoát.
Ngôi chùa kỳ lạ mang tên" Chùa David Beckham" ở Thái Lan Ngôi chùa Wat Pariwat từ lâu đã nổi tiếng khắp thành phố Bangkok, còn có một biệt danh khác là Chùa David Beckham vì ở đây có một bức tượng vàng của cựu danh thủ bóng đá David Beckham. Ngôi chùa Wat Pariwat từ lâu đã nổi tiếng khắp thành phố Bangkok, còn có một biệt danh khác là Chùa David Beckham vì...