Ngoại trưởng tương lai có thể tái lập vị thế toàn cầu Mỹ
Antony Blinken, ngoại trưởng Mỹ tương lai, được kỳ vọng sẽ kiến tạo lại con đường đưa Washington trở về vị thế lãnh đạo toàn cầu sau thời kỳ Trump.
Antony J. Blinken, 58 tuổi, người ủng hộ các liên minh toàn cầu và cố vấn chính sách đối ngoại thân cận nhất của Tổng thống đắc cử Joe Biden, dự kiến được đề cử trở thành người lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ.
Theo giới chuyên gia, những kinh nghiệm và hiểu biết về chính sách đối ngoại sâu rộng của Blinken được kỳ vọng sẽ giúp “trấn tĩnh” các nhà ngoại giao Mỹ cùng lãnh đạo toàn cầu sau 4 năm chính quyền Tổng thống Donald Trump thực hiện những chính sách khiến đồng minh ngày càng xa rời Washington.
Antony J. Blinken, người được tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden lựa chọn trở thành lãnh đạo Bộ Ngoại giao. Ảnh: AP.
Tổng thống đắc cử Biden dự kiến bổ nhiệm một trợ lý thân cận khác là Jake Sullivan làm cố vấn an ninh quốc gia, theo các nguồn tin am hiểu vấn đề. Sullivan, 43 tuổi, từng kế nhiệm Blinken đảm nhận vai trò cố vấn an ninh quốc gia cho Biden trong thời gian ông làm phó tổng thống, đồng thời là người phụ trách hoạch định chính sách tại Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời Hillary Clinton.
Blinken bắt đầu sự nghiệp tại Bộ Ngoại giao dưới thời tổng thống Bill Clinton, từng đảm nhận chức thứ trưởng ngoại giao trong chính quyền tổng thống Barack Obama.
Cùng với nhau, Blinken và Sullivan, hai người bạn tốt có thế giới quan gần như tương đồng, sẽ trở thành các cánh tay đắc lực của Biden, đưa ra những lời khuyên cho Tổng thống đắc cử Mỹ về chính sách đối ngoại, giới phân tích đánh giá.
Bên cạnh đó, Blinken và Sullivan còn là hai tiếng nói đi đầu chỉ trích chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump, cho rằng nó sẽ chỉ khiến Mỹ bị cô lập và tạo cơ hội cũng như khoảng trống cho các đối thủ.
Blinken đã ở bên cạnh hỗ trợ Biden gần 20 năm. Trong vai trò thứ trưởng ngoại giao dưới chính quyền Obama, ông đã giúp định hướng phản ứng của Mỹ trước những biến động chính trị và bất ổn ở Trung Đông.
Video đang HOT
Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất trong các ưu tiên mới của Blinken là tái xây dựng vị thế Mỹ như một đồng minh đáng tin cậy, sẵn sàng gia nhập lại các hiệp định và thể chế toàn cầu, bao gồm Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, thỏa thuận hạt nhân Iran và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
“Rõ ràng là không có giải pháp đơn phương nào cho những vấn đề lớn mà chúng ta phải đối mặt với tư cách một quốc gia hay tư cách toàn cầu, từ biến đổi khí hậu, đại dịch đến sự phổ biến của những vũ khí xấu”, ông nói hồi tháng 7 tại Viện Hudson. “Ngay cả một đất nước mạnh mẽ như Mỹ cũng không thể tự mình giải quyết chúng”.
Việc phối hợp cùng nhau có thể mang đến nhiều lợi ích khi đối đầu với những thách thức ngoại giao hàng đầu, như cạnh tranh với Trung Quốc, bằng cách lựa chọn những giải pháp đa phương nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư công nghệ và nhân quyền, thay vì buộc một quốc gia riêng lẻ nào đó phải lựa chọn giữa hai nền kinh tế siêu cường, Blinken giải thích.
Điều này có thể đồng nghĩa Blinken sẽ dành nhiều thời gian để củng cố mối quan hệ bền chặt hơn với Ấn Độ và trên toàn khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nơi 14 nước vừa ký một thỏa thuận thương mại lớn nhất từ trước tới nay cùng Trung Quốc.
Ông cũng có thể sẽ dành nỗ lực để tăng cường sự tham gia của Mỹ tại châu Phi, nơi Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng nhanh chóng với những khoản đầu tư về công nghệ và cơ sở hạ tầng.
Tại hội nghị của Viện Hudson hồi tháng 7, Blinken từng nêu rõ rằng châu Âu sẽ là đối tác mà Mỹ “tìm đến đầu tiên, không phải cuối cùng” khi đối mặt với các thách thức chung.
Trong các cuộc phỏng vấn và tuyên bố công khai những tuần gần đây, Blinken không giấu giếm các định hướng chính sách của bản thân ông lẫn Tổng thống đắc cử Biden ở những tuần đầu tiên nhiệm kỳ.
Ông sẽ có khoảng 15 ngày sau khi nhậm chức để gia hạn thêm 5 năm đối với hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân New START với Nga, động thái mà Trump đã từ chối thực hiện vì muốn đưa cả Trung Quốc tham gia vào hiệp ước, dù Bắc Kinh đã bác bỏ.
“Chắc chắn chúng tôi muốn sự tham gia của Trung Quốc vào các vấn đề kiểm soát vũ khí”, Blinken mới đây cho hay. “Nhưng chúng ta có thể thiết lập thế ổn định chiến lược bằng cách gia hạn New START và tìm cách củng cố nó sau này”.
Blinken đã trở nên cứng rắn hơn với Nga sau khi Moskva bị cáo buộc can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, điều mà Điện Kremlin một mực phủ nhận. Ông từng gợi ý sử dụng điểm bất lợi của Nga khi phải phụ thuộc vào Trung Quốc, đặc biệt là về công nghệ, làm đòn bẩy đàm phán.
“Có một khe cửa trong nỗ lực đối phó với Moskva”, Blinken nói. “Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tìm cách giảm bớt phụ thuộc ngày càng tăng vào Trung Quốc, điều vốn khiến ông ấy ở vào vị thế không mấy thoải mái”.
Blinken, được một số người mô tả là một nhà ngoại giao chủ trương ôn hòa, cũng từng tìm cách giảm bớt mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng di cư và tị nạn.
Trong ngày làm việc cuối cùng dưới chính quyền Obama, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đặt ra mức giới hạn 110.000 người tị nạn được phép tái định cư tại Mỹ trong năm tài khóa 2017. Con số này giảm xuống còn 15.000 trong năm tài khóa 2021, dưới thời chính quyền Trump.
Blinken từng nói ông sẽ tìm cách hỗ trợ nhiều hơn nữa đối với Guatemala, Honduras và El Salvador, các quốc gia thuộc Tam giác phía Bắc vùng Trung Mỹ, nhằm thuyết phục người di cư rằng họ sẽ được an toàn và tốt hơn khi ở nhà, thay vì tìm đường vượt biên vào Mỹ.
Tất cả những kế hoạch đặt ra khiến Blinken có ít thời gian và nguồn lực hơn cho Trung Đông, dù đó từng là lĩnh vực chính sách được ông quan tâm hàng đầu, sau vụ khủng bố 11/9/2001 và cuộc chiến tranh Iraq năm 2003.
Trước khi đảm nhận công việc tại văn phòng chính sách châu Âu thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ năm 1993, Blinken từng mơ ước trở thành nhà báo hoặc nhà sản xuất phim.
Ông rèn giũa kỹ năng truyền thông bằng cách trở thành người viết diễn văn chính sách đối ngoại cho tổng thống Bill Clinton và sau đó nhận nhiệm vụ giám sát chính sách về châu Âu và Canada tại Hội đồng An ninh Quốc gia ở Nhà Trắng.
Blinken lớn lên ở New York và Paris, tốt nghiệp Đại học Harvard và Trường Luật Đại học Columbia. Ông thường xuyên nói về việc Mỹ phải trở thành một tấm gương đạo đức cho phần còn lại của thế giới.
“Trong thời kỳ khủng hoảng hoặc thiên tai, chính Mỹ là nơi mà thế giới hướng về đầu tiên và luôn như vậy”, ông phát biểu tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới hồi năm 2015. “Chúng ta là lãnh đạo được tìm đến đầu tiên không phải vì chúng ta luôn đúng, chúng ta được tất cả mọi người yêu quý hay chúng ta có quyền định đoạt kết quả. Đó là bởi vì chúng ta luôn cố gắng hết sức để điều chỉnh hành động theo những nguyên tắc của mình và bởi sự lãnh đạo của Mỹ có khả năng độc nhất vô nhị trong việc huy động những người khác để tạo nên sự khác biệt”.
Uy lực của tên lửa Mỹ bán cho Đài Loan đáng sợ thế nào?
Mỹ sẽ cung cấp cho Đài Loan 400 tên lửa Harpoon với tổng trị giá hơn 2 tỷ USD để phòng thủ trước Trung Quốc. Associated Press dẫn nguồn là tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.
"Mỹ duy trì mối quan tâm kiên định trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan và coi an ninh của Đài Loan là trung tâm của an ninh và ổn định ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương rộng lớn hơn", các nhà ngoại giao Mỹ cho biết.
Cần lưu ý rằng tổng số tiền chuyển giao các hệ thống tên lửa chống hạm được phê duyệt sẽ là 2,37 tỷ. Đồng thời, Mỹ tin rằng giao dịch này sẽ không làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố rằng các nhà chức trách Trung Quốc đã quyết định áp đặt các hạn chế đối với Lockheed Martin, Raytheon Technologies và bộ phận quốc phòng của Boeing. Các cơ cấu khác của Mỹ liên quan đến nguồn cung cấp vũ khí 1,8 tỷ USD tiềm năng cũng có thể bị trừng phạt.
Theo lời ông Triệu Lập Kiên, Trung Quốc "phản đối mạnh mẽ" và lên án việc bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan, hành động này "làm xói mòn nghiêm trọng chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc." Quan chức này kêu gọi Washington chấm dứt các thỏa thuận tương tự, cũng như hợp tác quân sự với Đài Bắc.
Trong khi nêu rõ các biện pháp trừng phạt là biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên không tiết lộ chi tiết hay thời hạn áp dụng những hạn chế này.
Harpoon là tên lửa chống hạm chuyên biệt đầu tiên của hải quân Mỹ, ra mắt lần đầu năm 1977. Năng lực tác chiến của loại tên lửa này cực nguy hiểm khiến chúng luôn được coi là một trong những "sát thủ diệt hạm" đặc biệt nguy hiểm.
Tên lửa có tầm bắn tối đa 280 km tùy phiên bản và nền tảng phóng, đạt tốc độ 865 km/h và có thể bay cách mặt biển vài mét trong khi tiếp cận mục tiêu. Với đầu đạn 221kg, tên lửa Harpoon có thể chẻ đôi chiếc tàu chiến hàng nghìn tấn.
Mỹ-Iraq: Baghdad 'không vui' vì đe dọa 'nguy hiểm' của Washington; lại có tấn công rocket Ngày 30/9, Ngoại trưởng Iraq Fuad Hussein cho biết, Baghdad "không vui" với lời đe dọa "nguy hiểm" của Washington rút các binh sĩ và nhà ngoại giao Mỹ ra khỏi Iraq. Ngoại trưởng Iraq Fuad Hussein kêu gọi Mỹ cân nhắc lại quyết định rút quân. (Nguồn: Shutterstock) Tuần trước, truyền thông đưa tin, một số nguồn tin chính trị và ngoại...