Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương Thái Bình Dương
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian hôm nay (13/04) tới New Delhi, bắt đầu tới thăm Ấn Độ 3 ngày.
Đây là lần tiếp xúc cấp cao trực tiếp đầu tiên giữa Pháp và Ấn Độ kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát năm 2020. Trong chuyến thăm, Ngoại trưởng Pháp sẽ có cuộc hội kiến Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, hội đàm với người đồng cấp chủ nhà S. Jaishankar.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết, chủ đề Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sẽ là nội dung chính trong các cuộc thảo luận của Ngoại trưởng Pháp với phía Ấn Độ. Tại đây, Ông Jean-Yves Le Drian dự kiến sẽ công bố quyết định của Pháp tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà chính phủ Ấn Độ đã khởi xướng.
Ngoại trưởng Pháp – Jean-Yves Le Drian. (Ảnh: AP)
Video đang HOT
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp cũng sẽ thúc đẩy Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Liên minh châu Âu (EU) trong các cuộc thảo luận với các quan chức Ấn Độ. Pháp và Ấn Độ sẽ thảo luận các sáng kiến chung vốn đã thành hiện thực bao gồm sáng kiến 3 bên mới với Australia.
Cụ thể, cuộc tập trận Hàng hải đa phương La Perouse với sự tham gia của Hải quân Ấn Độ, Pháp, Nhật Bản và Mỹ vừa kết thúc hồi tuần trước. Bên cạnh đó, cuộc tập trận hải quân song phương Varuna với sự tham gia của tàu sân bay Pháp sẽ diễn ra trong 2 tuần tới.
Một trong những nội dung ưu tiên khác trong chuyến thăm Ấn Độ của Ngoại trưởng Pháp là việc Pháp và Ấn Độ phối hợp để giải quyết những thách thức chính của năm 2021 như bảo vệ chủ nghĩa đa phương (với Ấn Độ tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc), tiếp cận phổ cập vaccine và thúc đẩy hành động toàn cầu về khí hậu. Dự kiến thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ có chuyến thăm chính thức tới Pháp trong tháng 5 tới./.
Lý do Ấn Độ phản đối chiến hạm Mỹ di chuyển qua lãnh hải
New Delhi đã kháng nghị Washington về việc tàu Hải quân Mỹ rẽ sóng qua Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Ấn Độ khi chưa được sự cho phép.
Chiến hạm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia trong cuộc tập trận chung tại biển Bắc Arab năm 2020. Ảnh: AP
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã ra thông báo trên vào ngày 9/4. Đây được coi là động thái hiếm có ở thời điểm Hải quân Ấn Độ và Mỹ đẩy mạnh quan hệ.
Trước đó, ngày 7/4, Hạm đội số 7 Mỹ thông báo tàu USS John Paul Jones đã tuân thủ quyền và tự do hàng hải trong vùng EEZ Ấn Độ dựa trên pháp luật quốc tế. Theo đó, tàu USS John Paul Jones di chuyển ở vị trí cách quần đảo Lakshadweep của Ấn Độ 241 km về phía Tây.
Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ lại lập luận rằng quy định của Liên hợp quốc lại không có điều khoản như phía Hải quân Mỹ đưa ra.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ nhấn mạnh Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) không cho phép nước khác diễn tập, tập trận, đặc biệt liên quan tới vũ khí và thiết vị nổ, tại Vùng EEZ khi chưa được sự đồng ý của nước sở tại.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng xác nhận quân đội nước này đã theo sát động thái của USS John Paul Jones khi chiến hạm này di chuyển từ Vịnh Ba Tư đến Eo Malacca.
Bộ Quốc phòng Mỹ trong báo cáo thường niên có đề cập Hải quân nước này từng di chuyển theo tự do hàng hải qua lãnh hải Ấn Độ khi chưa xin phép và lần gần đây nhất là vào năm 2019.
Hải quân Ấn Độ và Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc tập trận quy mô lớn và gần đây còn "kết nạp" thêm Nhật Bản cùng Australia. Bốn quốc gia thuộc "bộ tứ kim cương" (còn gọi là QUAD) này đã hình thành nhóm với chủ trương đối trọng Trung Quốc.
Italy bồi thường 1,3 triệu USD cho ngư dân Ấn Độ bị bắn chết Italy bồi thường 1,3 triệu USD cho hai gia đình ngư dân Ấn Độ bị thủy quân lục chiến nước này bắn chết năm 2012 và Ấn Độ đã chấp thuận. Suhail Dutt, một đại diện của Italy, ngày 9/4 nói với Tòa án Tối cao Ấn Độ rằng sau các cuộc đàm phán kéo dài nhiều năm, Italy sẵn sàng trả 100...