Ngoại trưởng Nga và Ukraine cùng tham dự hội nghị OSCE
Ngày 5/12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã có chuyến thăm đầu tiên tới một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) kể từ cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine xảy ra hồi năm 2022.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu trong cuộc họp báo ở Moskva ngày 28/2/2024. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông Lavrov đã tới Malta để tham dự Hội nghị Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Cùng dự với ông có người đồng cấp Ukraine Andriy Sybiga và người đồng cấp Mỹ Antony Blinken.
Hội nghị OSCE diễn ra vào thời điểm nhạy cảm đối với Ukraine, đặc biệt là khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy một giải pháp nhanh chóng cho cuộc xung đột. Ngoại trưởng Malta Ian Borg, nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh, đã kêu gọi một tiến trình ngoại giao để kết thúc cũng đột.
Video đang HOT
Mặc dù bị EU trừng phạt, song không có lệnh cấm đi lại nào đối với ông Lavrov. Nước chủ nhà Malta đã hoan nghênh sự tham gia của ông, cho rằng cần phải duy trì các kênh liên lạc với Nga.
Tổ chức OSCE, được thành lập vào năm 1975, nhằm xoa dịu căng thẳng giữa phương Đông và phương Tây. Hiện tổ chức bao gồm 57 thành viên, hoạt động trong các vấn đề như nhân quyền và kiểm soát vũ khí.
Tuy nhiên, tổ chức này hiện đang gặp nhiều khó khăn do Nga phủ quyết các quyết định quan trọng, trong đó có việc bổ nhiệm các quan chức cấp cao. Tổ chức này cũng không thể thống nhất về ngân sách của mình kể từ năm 2021.
OSCE bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ làm Tổng thư ký
Ngày 6/12, tất cả 57 quốc gia thành viên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã nhất trí bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Feridun Sinirlioglu làm Tổng thư ký mới.
3 quan chức cấp cao khác cũng được bổ nhiệm tại Hội nghị thường niên Hội đồng Bộ trưởng OSCE lần thứ 31 tổ chức tại Malta ngày 5-6/12. Các vị trí quan trọng này đã bỏ trống từ tháng 9 do thiếu đồng thuận về ứng viên.
Ông Ian Borg, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Malta và là Chủ tịch đương nhiệm OSCE, cho biết: "Những sự bổ nhiệm này tái khẳng định vai trò quan trọng của OSCE như một nền tảng đối thoại và hợp tác".
Ông Sinirlioglu đã bày tỏ hy vọng sẽ đóng vai trò "cầu nối" giữa các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, do sự chia rẽ sâu sắc giữa các quốc gia thành viên, nên hội nghị tại Malta đã không đạt được tiến bộ đáng kể trong vấn đề Ukraine hay ngân sách của OSCE.
Hội nghị có sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Lavrov tới một quốc gia EU kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bắt đầu năm 2022.
Phần Lan, nước gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm ngoái, sẽ đảm nhận chức Chủ tịch OSCE từ ngày 1/1/2025 trong nhiệm kỳ 1 năm.
OSCE, được thành lập năm 1975, là tổ chức liên chính phủ gồm 57 quốc gia thành viên trải dài từ châu Âu, Bắc và Trung Á đến Bắc Mỹ, bao phủ phần lớn Bắc bán cầu. Có trụ sở tại Vienna, OSCE hoạt động vì mục tiêu thúc đẩy ổn định, hòa bình và dân chủ.
Nga sẽ đình chỉ tham gia Hội đồng Nghị viện OSCE Nga cho rằng không có ý nghĩa gì khi nước này làm việc trong một tổ chức không còn là nền tảng để cân bằng và hài hòa giữa các bên. Nga đang hướng đến việc rút dần khỏi OSCE. Ảnh: TASS Cả thượng viện và hạ viện của Nga, Hội đồng Liên bang và Duma Quốc gia, dự kiến sẽ quyết định...