Ngoại trưởng Nga thông báo chiến tranh Syria đã chấm dứt
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tin rằng cuộc chiến tại Syria đã đi đến hồi kết và nhấn mạnh tính cần thiết trong việc thiết lập một sự ổn định sau khủng hoảng tại quốc gia Cộng hòa Arab này nói riêng và toàn bộ Trung Đông nói chung.
Ngoại trưởng Nga Nga Sergei Lavrov tuyên bố cuộc chiến tại Syria đã chấm dứt. Ảnh: Sputnik
“Cuộc chiến tại Syria đã thực sự đi đến hồi kết. Quốc gia đang dần quay trở lại cuộc sống đời thường, hòa bình. Một vài điểm nóng căng thẳng vẫn còn tồn tại trong vùng lãnh thổ. Tuy nhiên những vùng lãnh thổ này không do chính phủ Syria kiểm soát, bao gồm tỉnh Idlib và khu vực miền Đông sông Euphrates”, Đài phát thanh Sputnik dẫn buổi phỏng vấn của Ngoại trưởng Lavrov với báo Trud.
Ngoại trưởng Lavrov nghĩ rằng mục tiêu quan trọng nhất đối với Syria hiện nay là cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân và “tuyên truyền tiến trình chính trị trong việc giải quyết khủng hoảng và thiết lập sự ổn định kéo dài cho tình hình đất nước nói riêng và toàn Trung Đông nói chung”.
Trước đó cùng ngày, vị quan chức ngoại giao cấp cao nhấn mạnh phe đối lập Syria đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn Syria. “Chúng tôi tin rằng việc thành lập một ủy ban cải cách hiến pháp là bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình chính trị được tiến hành bởi chính người dân Syria với sự hỗ trợ của Liên hợp quốc”.
Ngày 12/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc hội đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Theo Ngoại trưởng Nga, Moskva đã thông báo cho Israel các bước đi “nhằm ủng hộ những nỗ lực của chính phủ Syria trong cuộc chiến chống khủng bố – phần tử còn ẩn cố thủ tại Idlib – và tuyên truyền các vấn đề viện trợ nhân đạo cho tiến trình chính trị trong bối cảnh thành lập ủy ban cải cách hiến pháp”.
“Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết – và phía Israel hoàn toàn nhất trí với chúng tôi – để đảm bảo những bước đi này là thực tiễn chứ không phải lời nói suông. Chúng tôi tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của Cộng hòa Arab Syria”, ông Lavrov khẳng định.
Video đang HOT
Vị quan chức ngoại giao cấp cao còn lưu ý các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu đối với chính quyền hợp pháp tại Syria hoàn toàn phản tác dụng.
Cuộc nội chiến tại Syria bùng phát từ năm 2011, khi lực lượng chính phủ nước này liên tục phải đối phó với nhiều nhóm đối lập cũng như tổ chức khủng bố. Theo Liên hợp quốc, kể từ năm 2011, hơn 370.000 người đã bị thiệt mạng, hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Theo Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Đại chiến Syria: Assad hồi sinh sau 8 năm nội chiến
8 năm diễn ra cuộc đại chiến ở Syria sau cuộc nổi dậy của phong trào mùa xuân Ả Rập năm 2011, Syria đã trở thành vùng đất chiến tranh với nhiều tác nhân tham dự và hơn 370.000 người thiệt mạng.
Năm 2013 là thời điểm chính quyền Assad tuyệt vọng nhất.
Có những thời khắc trong cuộc đại chiến Syria, chính quyền của Tổng thống Syria Assad gần như tuyệt vọng, nhưng nhờ bàn tay và sự can thiệp của Nga, Assad đã hồi sinh, dần dần không còn bị các nước Ả Rập tẩy chay.
Chính phủ Syria hiện tại đã nắm giữ được quyền kiểm soát 2/3 lãnh thổ Syria. Chỉ còn hai khu vực đang nằm ngoài quyền kiểm soát của chính quyền Tổng thống Assad. Đó là khu vực tây bắc của tỉnh Idlib đang bị lực lượng chiến binh chiếm giữ và 1/3 lãnh thổ đang nằm trong sự quản lý của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF).
Assad bám trụ được nhờ Nga, Iran
Cuộc xung đột ở Syria bắt đầu bùng lên từ năm 2011 sau khi làn sóng biểu tình chống chính phủ của Tổng thống Assad lan rộng khắp nơi. Quân đội trung thành với Tổng thống Assad và lực lượng biểu tình đụng độ với nhau, khiến bạo lực leo thang và đẩy đất nước rơi vào một cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài. Theo thời gian, đại chiến Syria suốt 8 năm qua đã biến thành một cuộc chiến phức tạp, với sự tham gia của nhiều thế lực, từ các nhóm thánh chiến đến các cường quốc quốc tế lẫn khu vực, chia cắt đất nước thành từng mảnh.
Theo tổ chức nhân quyền Syria OSDH, hơn 125.000 quân Syria, dân quân Hồi giáo ủng hộ chế độ, tình nguyện quân Iran và Hezbollah Liban đã tử thương. Phía bên kia, lực lượng vũ trang nổi dậy và lực lượng Dân Chủ người Kurd do phương Tây yểm trợ bị thiệt hại 67.000 người. Ngoài ra, các phe thánh chiến chết gần 66.000.
Số liệu của Liên Hợp Quốc cho biết thêm trong số 17 triệu dân Syria, 13 triệu trở thành nạn nhân chiến tranh và trong số này 5 triệu người phải lưu vong. Các tổ chức phi chính phủ tiếp tục tố cáo chế độ Damas chà đạp nhân quyền, sử dụng vũ khí hóa học, tra tấn và bắt người tùy tiện.
Trước áp lực quân sự trên chiến trường, các biện pháp cô lập ngoại giao, có lúc số phận của chế độ Tổng thống Assad như mành treo chuông. Năm 2013, quân đội Syria chỉ kiểm soát có 20% lãnh thổ. Nhưng thời kỳ đen tối dường như đã qua. Với sự trợ giúp quân sự và ngoại giao của Nga và từ chính quyền Iran theo hệ phái Shia, chuyện khó tin đã thành sự thật.
Tuy một phần ba lãnh thổ vẫn còn nằm trong tay thánh chiến và lực lượng Dân chủ Kurdistan, nhưng trong nước cũng như ở bên ngoài, chế độ Damas có thể tự hào là đã vãn hồi tình thế, cho dù chiến tranh chưa chấm dứt. Theo chuyên gia Myriam Youssef từ Damas (Chương trình nghiên cứu chiến tranh của Đại Học Kinh Tế London) chính quyền đã tuyên bố 2018 là năm chấm dứt chiến tranh .
Về đối ngoại, vòng vây cô lập Syria do phương Tây và các đồng minh Trung Đông thiết lập cũng từ từ bị rạn nứt. Cuối năm 2018, tổng thống Sudan, Omar el Bechir là lãnh đạo Ả Rập đầu tiên công du Syria. Tiếp theo đó, hai vương quốc Ả Rập khác là Bahrein và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất thông báo mở lại sứ quán tại Damas. Rồi giám đốc an ninh quốc gia Syria sang Ai Cập dự hội nghị chống khủng bố. Và mới đây, chủ tịch Quốc Hội Syria tham dự hội thảo liên nghị viện tại Jordani.
Các quốc gia Ả Rập ủng hộ đối lập Syria nhìn nhận thất bại : Tổng thống Assad bám trụ được là nhờ trợ lực của Nga và Iran.
Mới đây nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Syria Ali Abdullah Ayoub tuyên bố rằng, chính phủ Syria sẽ lấy lại những vùng đất đang nằm trong sự kiểm soát của người Kurd theohai cách: một là thỏa thuận hòa giải, hai là giải phóng lãnh thổ họ kiểm soát bằng vũ lực.
Liên minh từ chối hỗ trợ tái thiết Syria
Tuy vậy, Chính quyền Assad sẽ còn phải đối mặt với hành trình tái thiết Syria đầy chông gai trước mắt. Mỹ, Pháp, Đức và Anh đã tuyên bố sẽ không tham gia vào việc tái thiết Syria cho đến khi "tiến trình ổn định chính trị thực sự" bắt đầu ở quốc gia này.
Trong một tuyên bố chung nhân dịp kỷ niệm 8 năm cuộc xung đột ở Cộng hòa Ả Rập, liên minh cho biết:
"Chúng tôi tuyên bố rõ ràng rằng: Liên minh sẽ không xem xét cung cấp hoặc hỗ trợ bất kỳ thứ gì trong quá trình tái thiết Syria cho đến khi tiến trình chính trị thực chất ổn định và đáng tin cậy được khởi động".
Tuyên bố nhấn mạnh rằng các quốc gia nêu trên sẽ tiếp tục tìm kiếm kẻ phải chịu trách nhiệm cho những tội ác đã gây ra trong cuộc xung đột Syria.
Theo ý kiến của Liên minh, chính quyền Syria và phe ủng hộ "đang cố gắng thuyết phục thế giới rằng mọi xung đột đã chấm dứt và cuộc sống đang dần trở lại bình thường", nhưng "thực tế là chế độ đàn áp người dân Syria vẫn tồn tại".
Trong khi đó, như Tổng thống Syria, Bashar Assad, tuyên bố năm ngoái, Damascus sẽ không dính dáng gì đến châu Âu hay Mỹ khi tiến hành tái thiết đất nước. Theo nhà lãnh đạo Syria, dân tộc này sẽ chỉ dựa vào sức của chính mình, nếu như có khó khăn, họ sẽ chỉ nhờ sự giúp đỡ từ những người bạn đáng tin cậy.
Theo Danviet
"Nỗi ác mộng" với NATO: Vì sao đến cả Mỹ cũng phải "rút ví" mua máy bay Sukhoi của Nga? Máy bay Nga luôn được ưa chuộng trên thị trường vũ khí và có hàng chục quốc gia trên thế giới sử dụng. Đáng ngạc nhiên khi Mỹ cũng nằm trong số này. Su-25. Sukhoi của Nga được coi là một trong những dòng máy bay chiến đấu tốt nhất trên thế giới hiện nay. Chúng không chỉ cạnh tranh ngang tầm với...