Ngoại trưởng Nga: Phương Tây bí mật thúc giục đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã đề cập với ông về khả năng đàm phán nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Phát biểu cùng với người đồng cấp Belarus Sergey Aleinik ngày 15/12 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã đề cập với ông về khả năng đàm phán nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine, đồng thời cho biết Điện Kremlin sẵn sàng đối thoại miễn là các bên tôn trọng lợi ích cốt lõi của Moskva.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. (Ảnh: Tass)
“Tôi không muốn và không có quyền nêu tên, nhưng một số nhà lãnh đạo cấp cao, nổi tiếng của các nước phương Tây, trong đó có một nhà lãnh đạo phương Tây rất nổi tiếng… ít nhất là thông qua ba kênh liên lạc khác nhau gửi tín hiệu rằng tại sao chúng ta không gặp nhau và nói về những việc cần làm với Ukraine và an ninh châu Âu”, ông Lavrov nói.
“Nga luôn sẵn sàng thảo luận nghiêm túc về những vấn đề này nhưng “Kiev là bên không sẵn lòng”, ông Lavrov khẳng định. “Chúng tôi chưa bao giờ từ chối các cuộc đàm phán và câu hỏi này không nên được đưa ra cho chúng tôi”.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng sẽ phải tính đến “lợi ích hợp pháp của Moskva” và phải “chấm dứt những nỗ lực xây dựng an ninh của chính mình gây thiệt hại cho người khác”, đề cập đến nỗ lực của Ukraine trong việc gia nhập khối NATO.
Mặc dù các nhà đàm phán Nga và Ukraine đã gặp nhau trong nhiều vòng đàm phán diễn ra vài tuần sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt, nhưng các cuộc thảo luận đó sớm sụp đổ.
Kiev tỏ ra không mấy quan tâm đến việc tiếp tục đối thoại kể từ đó. Tổng thống Vladimir Zelensky thậm chí còn ký sắc lệnh cấm bất kỳ cuộc đàm phán nào với giới lãnh đạo hiện tại của Điện Kremlin.
Trong cuộc họp của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Nga Lavrov nhắc lại rằng Moskva và Kiev về cơ bản đã đạt được thỏa thuận hòa bình sau các cuộc đàm phán ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào tháng 3/2022, đồng thời lưu ý rằng nghị sĩ cấp cao Ukraine David Arakhamia, người dẫn đầu phái đoàn Ukraine khi đó, gần đây đã xác nhận điều này.
Là đồng minh chính trị quan trọng của Tổng thống Zelensky, ông Arakhamia nói rằng mục tiêu chính của Nga là gây áp lực buộc Ukraine phải chấp nhận trung lập và từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO.
Ông Arakhamia cho biết, Kiev “không tin tưởng” Moskva sẽ giữ lời và muốn “đảm bảo an ninh” từ các bên thứ ba.
Các nhà lãnh đạo phương Tây cho đến nay ít nói về các cuộc đàm phán hòa bình mới trong các bình luận công khai của họ, mặc dù các báo cáo truyền thông gần đây cho thấy các quan chức Mỹ và châu Âu đã âm thầm đề cập đến vấn đề này ở hậu trường.
Trước đó, tại cuộc họp báo thường niên cuối năm hôm 14/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tái khẳng định rằng các mục tiêu của Moskva trong chiến dịch quân sự đặc biết vẫn giữ nguyên và sẽ không có hòa bình ở Ukraine cho đến khi đạt được các mục tiêu đó.
Ngoại trưởng Nga nói nước này sẽ coi F-16 ở Ukraine là mối đe dọa hạt nhân
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Moskva không thể phớt lờ khả năng hạt nhân của máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất, có thể được các quốc gia phương Tây viện trợ cho Ukraine.
Máy bay F-16 của Không quân Ba Lan tham gia cuộc tập trận của NATO. Ảnh: AFP
"Bằng cách tiếp tục cung cấp vũ khí tinh vi hơn cho Kiev, Mỹ và các đồng minh NATO đang tạo ra nguy cơ đối đầu vũ trang trực tiếp với Nga. Điều này có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc", đài RT (Nga) dẫn lời ông Lavrov nói trong cuộc phỏng vấn với báo Lenta.ru hôm 12/7.
Ông Lavrov cho rằng kế hoạch cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Kiev là một ví dụ khác về động thái leo thang của phương Tây và là một diễn biến vô cùng nguy hiểm. Theo ông, Nga đã thông báo cho các cường quốc hạt nhân - gồm Mỹ, Anh và Pháp - rằng Moskva không thể phớt lờ khả năng mang vũ khí hạt nhân của loại tiêm kích này.
Ông cho rằng không có đảm bảo nào của phương Tây sẽ giúp ích trong vấn đề này. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga nói thêm rằng trong bối cảnh giao tranh, Quân đội Nga cũng không thể điều tra xem có chiếc máy bay phản lực nào được trang bị vũ khí hạt nhân hay không.
"Thực tế, sự xuất hiện của các loại vũ khí này trong Lực lượng Vũ trang Ukraine sẽ được chúng tôi coi như mối đe dọa từ phương Tây trong lĩnh vực hạt nhân", ông Lavrov tuyên bố.
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius (Litva) hôm 12/7, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết phương Tây sẽ chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine, có thể là từ các nước châu Âu có nguồn cung F-16 dư thừa.
Trước đó một ngày, Đan Mạch thông báo rằng một liên minh sẽ bắt đầu huấn luyện phi công Ukraine vận hành loại máy bay do Mỹ sản xuất này vào tháng 8.
Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba hồi đầu tuần này cũng cho biết những chiếc F-16 đầu tiên do người Ukraine vận hành có thể bay trên bầu trời vào cuối quý đầu tiên của năm 2024.
Kiev đã thúc giục các quốc gia phương Tây viện trợ F-16 thế hệ thứ 4 suốt nhiều tháng, vì cho rằng loại máy bay chiến đấu này đóng vai trò quan trọng trong việc yểm trợ trên không cho quân đội, bảo vệ không phận Ukraine trong bối cảnh chiến dịch tên lửa quy mô lớn của Nga nhắm vào các cơ sở quân sự và cơ sở hạ tầng năng lượng.
Mỹ và các đồng minh ban đầu đã loại trừ khả năng chuyển giao máy bay phản lực này cho Kiev, cho rằng F-16 không phải là loại vũ khí mà Ukraine cần, nhưng họ đã thay đổi quan điểm về vấn đề này sau một thời gian.
Ngoại trưởng Nga bác tuyên bố Moskva không muốn đối thoại với Kiev Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết ông cảm thấy mệt mỏi khi giải quyết những tuyên bố của Washington cho rằng Moskva không muốn tổ chức đối thoại với Kiev. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: Sputnik Theo đài Sputnik (Nga), bình luận về các báo cáo gần đây cho thấy các quốc gia Mỹ Latinh và châu Phi đã chuẩn bị...