Nga không thay đổi mục tiêu, Hungary muốn EU ký đối tác chiến lược với Ukraine
Ngoại trưởng Nga cho biết, Moscow không thấy dấu hiệu nào phản ánh Kiev sẵn sàng hướng tới một giải pháp chính trị, nên không có lí do gì để Nga thay đổi các mục tiêu của “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine.
Phát biểu tại một cuộc họp báo bên lề hội nghị của các lãnh đạo Bộ Ngoại giao các thành viên Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) ở Skopje, Bắc Macedonia hôm nay (1/12), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đánh giá hiện không có triển vọng xung đột Nga – Ukraine sẽ sớm được giải quyết bằng biện pháp ngoại giao.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Tass
Theo đài RT, ông Lavrov đổ lỗi tình hình bế tắc hiện nay cho Kiev và phương Tây. “Cần có 2 bên để bắt đầu một tiến trình chính trị, giống như điệu tango. Nhưng những người ở phía bên kia không nhảy tango mà đang nhảy breakdance. Ở đó, tất cả các bạn phải hành động một mình”, nhà ngoại giao hàng đầu Nga nói.
Giới chức Ukraine chưa lên tiếng bình luận về phát biểu trên.
Video đang HOT
Nga tuyên bố phá hủy tàu hải quân không người lái của Ukraine
Bộ Quốc phòng Nga thông báo, hải quân nước này ngày 1/12 đã phát hiện và phá hủy một tàu không người lái của Kiev đang tiến về phía bán đảo Crưm ở phía tây Biển Đen.
Các hãng thông tấn quốc tế thừa nhận không thể xác minh một cách độc lập thông tin trên.
Hungary muốn EU ký hiệp định đối tác chiến lược với Ukraine
Cùng ngày, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán cho hay, Liên minh châu Âu (EU) trước tiên nên ký thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược với Ukraine, thay vì bắt đầu đàm phán về việc kết nạp nước này.
Theo Reuters, các lãnh đạo của 27 nước thành viên EU sẽ nhóm họp vào giữa tháng 12 này để quyết định xem có chấp nhận khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) mời Ukraine bắt đầu đàm phán tham gia liên minh ngay khi Kiev đáp ứng các điều kiện cuối cùng, dù vẫn đang trong tình trạng xung đột với Nga hay không.
Luật pháp EU quy định, bất kỳ quyết định nào như vậy đều cần sự tán thành của cả 27 nước thành viên. Ông Orban đã nhiều lần quả quyết, Hungary sẽ không ủng hộ đề xuất của EC dưới bất kỳ hình thức nào.
Ông Orban tái khẳng định, nhiều vấn đề cần được giải quyết trước khi có thể bắt đầu quá trình thương lượng kết nạp Ukraine. Theo lãnh đạo Chính phủ Hungary, nếu muốn cung cấp thêm tài chính cho Kiev, EU cần thành lập một quỹ tài chính riêng rẽ, không thuộc ngân sách liên minh.
EU dự chi hơn 6 tỷ USD hỗ trợ các nền kinh tế Tây Balkan cải cách
Bà von der Leyen nhấn mạnh Ủy ban châu Âu sẽ đầu tư để các quốc gia và vùng lãnh thổ Tây Balkan thực hiện những cải cách đó và gói đầu tư đề xuất ban đầu là 6 tỷ euro.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu tại một cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 30/10, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch đầu tư 6 tỷ euro (6,35 tỷ USD) hỗ trợ các quốc gia và vùng lãnh thổ Tây Balkan thực hiện các cải cách cần thiết để hội nhập với khối này.
Phát biểu họp báo tại thủ đô Skopje của Bắc Macedonia trên chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du các nền kinh tế Tây Balkan, Chủ tịch EC von der Leyen nhấn mạnh Bắc Macedonia, Albania, Serbia, Montenegro, vùng lãnh thổ Kosovo và Bosnia-Herzegovina cần nắm bắt "cửa sổ cơ hội" đối với việc gia nhập EU và thúc đẩy các nỗ lực để các tiêu chuẩn của họ phù hợp với những tiêu chuẩn của các quốc gia thành viên trong khối.
Chủ tịch EC cho biết trong khuôn khổ kế hoạch tăng trưởng mới của EU sẽ có việc mở cửa thị trường chung cho các quốc gia và vùng lãnh thổ Tây Balkan trên các lĩnh vực như dịch chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, vận tải và năng lượng. Kế hoạch này cũng kêu gọi các nền kinh tế Tây Balkan thiết lập một thị trường khu vực chung và thực hiện những cải cách cần thiết.
Đơn cử như Bắc Macedonia cần cải cách môi trường kinh doanh, xây dựng nền hành chính công hiệu quả, đảm bảo nền tài chính công minh bạch và cải thiện các nỗ lực chống tham nhũng.
Bà von der Leyen nhấn mạnh EC sẽ đầu tư để các quốc gia và vùng lãnh thổ Tây Balkan thực hiện những cải cách đó và gói đầu tư đề xuất ban đầu là 6 tỷ euro.
Cụ thể, EU đã sẵn sàng giải ngân 100 triệu euro hỗ trợ tài chính vi mô, song các bên liên quan cần nỗ lực hành động hơn nữa và thu hẹp khoảng cách giữa các nền kinh tế trong bối cảnh thu nhập trung bình của các quốc gia và vùng lãnh thổ Tây Balkan hiện mới tương đương khoảng 42% trong tổng thu nhập trung bình của EU. Liên minh 27 quốc gia thành viên mong muốn giúp các nền kinh tế Tây Balkan tăng gấp đôi GDP trong thập kỷ tới.
Cách đây nhiều năm, các nền kinh tế Tây Balkan tràn đầy cơ hội gia nhập EU. Tuy nhiên, quá trình này đã chậm lại nhanh chóng chủ yếu do 27 thành viên trong khối chưa có tiếng nói chung về vấn đề này cũng như do thiếu các nỗ lực cải cách trên toàn khu vực Tây Balkan.
Serbia và Kosovo tiến gần hơn tới bình thường hóa quan hệ Vùng lãnh thổ Kosovo đã đồng ý trao quyền tự trị lớn hơn cho người thiểu số Serb, một bước mở đường tới việc bình thường hóa quan hệ với Belgrade. Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic tham dự cuộc họp nội các của chính phủ Serbia ở Belgrade vào ngày 23/1/2023. Ảnh: AFP Theo đài RT, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic ngày 18/3...