Ngoại trưởng Nga, Mỹ gặp gỡ giữa lúc căng thẳng tăng cao
Giữa lúc Mátxcơva đang nổi giận trước dự luật vừa Quốc hội Mỹ thông qua, Ngoại trưởng John Kerry dự định sẽ gặp gỡ người đồng cấp Sergei Lavrov tại Rome vào hôm nay 14/12 giờ địa phương.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và người đồng cấp Sergei Lavrov (phải) trong một buổi gặp mặt song phương sau phiên họp của Hội đồng Bộ trưởng Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu ( OSCE) ngày 4/12.
Cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra trong bối cảnh Lưỡng viện quốc hội Mỹ ngày 13/12 vừa thông qua dự luật “Ủng hộ tự do Ukraine” kêu gọi áp đặt thêm những lệnh trừng phạt mới đối với Nga và dành khoản viện trợ quân sự lên tới 350 triệu USD cho Kiev, bao gồm cả vũ khí sát thương.
Trả lời phỏng vấn trước thềm cuộc gặp tại Rome, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết : “Rõ ràng nước Nga buộc phải phản ứng trước dự luật của Mỹ”.
Rất có khả năng dự luật này sẽ gây ra tranh cãi trong cuộc gặp tại Rome, dù rằng Thứ trưởng Ryabkov đã thông báo rằng nội dung bàn luận sẽ xoay quanh khu vực Trung Đông.
Video đang HOT
Một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã xác nhận rằng cuộc gặp sẽ diễn ra vào ngày 14/12 thay vì ngày 15/12 như Washington đã thông báo trước đó.
Dự luật vừa được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 13/12 với các lệnh trừng phạt mới sẽ là nguy cơ lớn đối với Nga bởi nền kinh tế nước này bị tác động trước việc giá dầu giảm mạnh do tác động từ những đòn cấm vận trước đây của phương Tây.
Chính quyền Kiev đã gọi dự luật mới của Washington là “một quyết định lịch sử”. Ukraine đã nhiều lần kêu gọi phương Tây viện trợ quân sự cho lực lượng quân đội đang bị bao vây của nước này. Tuy nhiên, cho đến nay, chính quyền Kiev vẫn chỉ nhận được các thiết bị không gây sát thương.
Hiện dự luật của Mỹ vẫn đang cần nhận được sự phê chuẩn của Tổng thống Obama trước khi có hiệu lực. Ông Obama vẫn luôn do dự bởi lo ngại quyết định viện trợ quân sự trực tiếp cho Ukraine sẽ kéo nước Mỹ vào một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Nga.
Thoa Phạm
Theo dantri/AFP
Học giả Mỹ: Hồng Kông gắn với 'lợi ích cốt lõi' của Mỹ
Trung Quốc hay dùng từ "lợi ích cốt lõi" để nhận xằng các khu vực thuộc chủ quyền của nước khác mà điển hình là đường lưỡi bò vô lý, vi phạm luật pháp quốc tế. Lần này, đến lượt người Mỹ dùng từ "lợi ích cốt lõi" khi nói về Hồng Kông.
Mỹ phải có trách nhiệm với Hồng Kông
Báo chí và các chuyên gia hàng đầu của Mỹ cho rằng đây là dịp mà chính quyền của ông Obama cần phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn, để giúp người dân Hồng Kông vì nó nằm trong "lợi ích cốt lõi" của Mỹ.
Ông Kerry nhiều lần nhắc nhở TQ phải biết hành động kiềm chế
Một khi Hồng Kông được thỏa mãn các yêu sách thì sẽ đến lượt Macau và sau đó có thể là các khu vực khác của Trung Quốc. Một Trung Quốc bị phân mảnh là điều mà Mỹ mong muốn.
Ông Mike Gonzalez - giáo sư thuộc Học viện chính sách và quan hệ đội ngoại Mỹ, đã viết một bài với tựa đề: "Mỹ phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và hỗ trợ dân chủ ở Hồng Kông". Theo ông Mike, Mỹ có lý do chính đáng để thực hiện chuyện này. Năm 1992, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Chính sách Mỹ - Hồng Kông để thiết lập chính sách của Mỹ đối với Hồng Kông sau khi khu tự trị này được trao lại cho Trung Quốc vào năm 1997 Trong Đạo luật có một ý quan trọng sau đây:
"Hỗ trợ dân chủ là một nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại Mỹ. Như vậy, áp dụng chính sách của Mỹ đối với Hồng Kông là lẽ tự nhiên... Nhân quyền ở Hồng Kông rất quan trọng đối với Mỹ và có liên quan trực tiếp đến lợi ích của Mỹ tại Hồng Kông. Quá trình chuyển đổi hoàn toàn thành công trong việc thực thi chủ quyền đối với Hồng Kông (của TQ) phải bảo đảm nhân quyền ở Hồng Kông. Nhân quyền cũng là cơ sở cho sự thịnh vượng kinh tế tiếp tục của Hồng Kông".
Ông Kerry đến Bắc Kinh có tình cờ?
Ông Mike Gonzalez cũng cho rằng tình hình dân chủ ở Hồng Kông hiện giờ rất tệ do Trung Quốc không giữ lời hứa. Khi tiếp nhận Hồng Kông năm 1997 từ Anh, Trung Quốc hứa sau 20 năm sẽ cho người dân Hồng Kông tự do lựa chọn người lãnh đạo. TQ cũng hứa tương tự với Macau vào năm 1999.
Nhưng giờ thì Bắc Kinh đang muốn nuốt lời hứa. Họ muốn người dân Hồng Kông bỏ phiếu bầu lãnh đạo của mình, nhưng các ứng cử viên lại phải do "hội đồng" gồm những người thân Bắc Kinh đề cử. Ngoài ra, các ứng viên phải có phẩm chất "yêu nước", mà theo cách hiểu rõ ràng hơn là "yêu Bắc Kinh".
Giữa tháng 6, Bắc Kinh ra cáo bạch khẳng định rõ không thể có dân chủ đầy đủ tại Hồng Kông như người dân ở đây mong muốn. Điều đó khiến cư dân Hồng Kông tức giận và tổ chức một cuộc trưng cầu về cải cách dân chủ với 800.000 người bỏ phiếu, trong khi Bắc Kinh gọi đây là trò hề. Sắp tới, đến lượt Macau cũng sẽ có cuộc trưng cầu dân ý đòi cải cách dân chủ sâu rộng hơn.
Có lẽ, cả Hồng Kông và Macau đều biết dựa vào lúc Bắc Kinh đang tối tăm mặt mũi vì bị cả thế giới lên án vì hung hăng trên biển Đông, để cất tiếng nói của mình. Và họ cùng chờ sát dịp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sang thăm Trung Quốc để làm rùm beng trong sự khó chịu và khó xử của Bắc Kinh. Không sai khi nói ông Kerry đã tạo thời cơ cho Hồng Kông và Macau phản kháng Bắc Kinh dữ dội.
Theo Một Thế Giới
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật ngân sách 1,1 nghìn tỉ USD Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu ngân sách ngắn hạn 1,1 nghìn tỉ USD để chính phủ tiếp tục hoạt động cho đến tháng 9.2015, ngăn chặn nguy cơ chính phủ Mỹ bị đóng cửa. Tòa nhà Quốc hội Mỹ - Ảnh: Reuters Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu ngân sách ngắn hạn cho năm...