Ngoại trưởng Mỹ ủng hộ Trung Quốc “thả” Internet
Mới đây ngoại trưởng Mỹ ông John Kery đã lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo Trung Quốc “trả lại tự do” khi sử dụng Internet của người dân nước này.
Trước đây, Quốc hội Trung Quốc đã bỏ phiếu cho các luật về kiểm duyệt thông tin trên mạng Internet. Với luật này, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để thực hiện công tác kiểm duyệt, lọc thông tin thông qua các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).
Việc kiểm duyệt thông tin trên Internet ở Trung Quốc cũng nhận được sự giúp đỡ chủ động của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn trong khu vực châu Á (như Google) và các công ty truyền thông Mỹ, nhằm chỉ cho phép tiếp cận những thông tin mà chính phủ Trung Quốc cho là tốt đẹp.
Trong buổi tọa đàm kéo dài hơn 40 phút với đại diện các blogger, Ngoai trương Mỹ cho răng nên kinh tê nươc nay se manh me hơn nêu như Internet đươc “cơi troi”.
Tuy người dân Trung Quốc vẫn được khuyến khích dùng Internet để kinh doanh, đưa sản phẩm tiếp thị ra nước ngoài, nhưng họ vẫn bí mật bị kiểm soát chặt chẽ bởi một hệ thống sàng lọc giám sát thông tin, những tài liệu nhạy cảm, bí mật quốc gia đều bị ngăn chặn truy cập.
Video đang HOT
Những tin tức có nguồn gốc nước ngoài, đặc biệt là những trang có diễn đàn. BBC News, Hong Kong News là những trang được kiểm soát rất chặt chẽ, còn mạng xã hội Facebook bị cấm từ năm 2009.
Zhang Jialong cua Tencent Finance – một chuyên viên thuôc công ty truyên thông xa hôi lơn nhât Trung Quôc – đa cáo buộc: chinh cac công ty My đang giup Băc Kinh ngăn chăn viêc truy câp Internet va cac dich vu truyên thông xa hôi trong đo co Twitter.
Đáp lại, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố: “Ông sẽ xác minh lại việc các công ty Mỹ đang bắt tay với chính phủ Trung Quốc ngăn chặn người dùng Internet.”
Theo Tầm Nhìn
Trung Quốc tuyển hơn 2 triệu người theo dõi mạng
Báo chí nhà nước Trung Quốc cho hay hơn 2 triệu người ở nước này đã được chính phủ tuyển dụng để theo dõi các hoạt động trên mạng.
Theo tờ Beijing News (Tin tức Bắc Kinh), những người theo dõi này được gọi là nhà phân tích ý kiến internet, được nhà nước hoặc các cơ quan thương mại trả lương. Họ thuộc mọi tầng lớp, thậm chí là cả các doanh nhân. Tờ báo cũng cho biết những người này không được yêu cầu xóa bỏ các đăng tải trên mạng.
Họ "thu thập cẩn thận và phân tích ý kiến của công chúng trên các tiểu blog và báo cáo cho các nhà ra quyết sách", tờ báo cho hay.
Ngoài ra, tờ báo cũng cho biết thêm chi tiết về công việc của một số nhà theo dõi mạng này.
Ví dụ, Tang Xiaotao đã làm công việc này gần 6 tháng, nhưng không hé lộ nơi làm việc của mình. "Anh ngồi trước máy tính mỗi ngày và mở một ứng dụng, đánh từ khóa được khách hàng giao."
"Sau đó, anh theo dõi những ý kiến không tích cực liên quan đến các khách hàng và thu thập chúng, rồi viết báo cáo, gửi cho khách hàng", tờ báo cho hay.
Cũng theo tờ báo, phần mềm được sử dụng ở văn phòng thậm chí còn tiên tiến và được hàng ngàn server hỗ trợ, có thể giám sát được cả các trang web ở bên ngoài Trung Quốc.
Trung Quốc hiếm khi hé lộ bất kỳ thông tin nào liên quan đến quy mô và sự tinh vi của lực lượng giám sát mạng của nước này. Người ta tin rằng 2 triệu giám sát viên internet trên là một phần trong đội quân khổng lồ mà chính phủ Trung Quốc giao phó kiểm soát internet.
Tờ Tin tức Bắc Kinh cho biết thêm, chính phủ Trung Quốc cũng dự kiến lần đầu tiên tổ chức các lớp tập huấn cho các giám sát viên từ ngày 14-18/10. Tuy nhiên, không rõ là đợt tập huấn này là dành cho các giám sát viên hiện nay hay cho những người mới.
Đợt tập huấn sẽ dạy cho người học cách phân tích, đánh giá thông tin đăng tải trên mạng và xử lý tình huống khủng hoảng.
Tiểu blog nổi tiếng Trung Quốc nhất - Sina Weibo, được khai trương vào năm 2010, hiện đã có hơn 500 triệu người đăng ký tham gia, với 100 triệu dòng đăng tải mỗi ngày.
Chủ đề được đăng tải rất rộng, từ sở thích cá nhân, tới sức khỏe, buôn chuyện của sao, an toàn thực phẩm nhưng cũng bao gồm cả những vấn đề chính trị, tham nhũng của các quan chức.
Mặc dù công việc này đã được bắt đầu ít nhất từ 6 năm trước, nhưng Bộ Lao động của Trung Quốc mới chỉ liệt kê công việc của họ là công việc chính thức vào đầu tháng này và được Trung tâm hướng dẫn kỹ thuật đào tạo tuyển dụng Trung Quốc (thuộc Bộ lao động) chứng nhận.
Trung Anh
Theo BBC, SCMP