Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố Hong Kong ‘không còn tự chủ’
Mike Pompeo nói rằng Hong Kong không còn được hưởng quyền tự chủ mà Bắc Kinh đã hứa hẹn, khi Trung Quốc sắp ra luật an ninh quốc gia.
“Không ai suy nghĩ hợp lý có thể nói rằng Hong Kong duy trì mức độ tự chủ cao với Trung Quốc đại lục, với tình hình thực tế hiện nay”, Pompeo ngày 27/5 nói trong một tuyên bố.
“Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng những diễn biến trong giai đoạn báo cáo, tôi đã xác nhận trước quốc hội rằng Hong Kong không còn đủ điều kiện được đối xử theo cách luật Mỹ đã áp dụng cho Hong Kong trước tháng 7/1997″, Pompeo nói, nhắc đến thời điểm thành phố được bàn giao cho Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Washington D.C. ngày 20/5. Ảnh: Reuters.
Mỹ cuối năm ngoái ra luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong, yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ hàng năm có trách nhiệm xác nhận Hong Kong duy trì quyền tự chủ, để đặc khu được hưởng ưu đãi thương mại từ Mỹ.
Hong Kong hưởng những ưu đãi như được mua các công nghệ nhạy cảm, đảm bảo trao đổi tự do giữa đồng đô Mỹ và đô Hong Kong, đàm phán các thỏa thuận thương mại và đầu tư độc lập với Bắc Kinh. Trạng thái đặc biệt còn giúp cư dân Hong Kong tránh các hạn chế về thị thực áp dụng cho cư dân Trung Quốc đại lục.
Trump sẽ là người quyết định có tước ưu đãi Hong Kong đang được hưởng hay không. Tổng thống hôm 26/5 cảnh báo Mỹ sẽ có phản ứng mạnh mẽ với dự luật an ninh của Trung Quốc và sẽ công bố biện pháp trong tuần này.
Dự luật an ninh mới cho Hong Kong được đệ trình vào ngày khai mạc kỳ họp quốc hội thường niên ở Trung Quốc hôm 22/5. Luật này sẽ cấm các hoạt động ly khai và lật đổ, cũng như sự can thiệp của nước ngoài và khủng bố trong thành phố. Quốc hội Trung Quốc dự kiến bỏ phiếu vào cuối kỳ họp ngày 28/5.
Hong Kong trở thành tâm điểm mới của chiến tranh lạnh Mỹ - Trung
Với dự luật an ninh quốc gia cho Hong Kong vừa được đề xuất trong kỳ họp quốc hội Trung Quốc, trung tâm tài chính này có nguy cơ trở thành tiền tuyến mới trong đối đầu Mỹ - Trung.
Video đang HOT
Việc Trung Quốc giới thiệu dự luật an ninh quốc gia cho Hong Kong đang đẩy căng thẳng Mỹ - Trung thêm một bước nữa. Thành phố đặc khu với mô hình "một quốc gia, hai chế độ" này đang trở thành tâm điểm mới trong đối đầu Mỹ - Trung.
Bình luận trên The Diplomat, Brian C.H. Fong, chuyên gia chính trị học so sánh tại Hong Kong, cho rằng bước đi mới nhất của đại lục không mang lại lợi ích cho bất kỳ bên nào, bao gồm cả bản thân Bắc Kinh.
Wu Chi-wai, nhà lập pháp Hong Kong, tranh cãi với cảnh sát trước Văn phòng liên lạc của chính quyền Trung Quốc ở đặc khu ngày 22/5. Ảnh: Reuters.
Tất cả cùng thua
Đối với Hong Kong, quyết định của Bắc Kinh là "đòn chí tử" vào vị thế kéo dài cả thế kỷ qua của vùng lãnh thổ: khu vực tài phán pháp lý riêng biệt. Đây chính là nền tảng cho những thành công tại Hong Kong.
Giới tinh hoa Hong Kong, bao gồm cả đặc khu trưởng, trong tương lai sẽ nhận thấy họ ngày càng bị cho ra rìa bởi cách tiếp cận từ trung ương.
Trong khi đó, đối với phương Tây, dự luật an ninh có thể là tiếng chuông cáo chung cho cho sự hiện diện của họ trên vùng lãnh thổ này.
"Những công ty phương Tây sẽ đánh mất trung tâm kinh doanh có xu hướng phương Tây duy nhất trong các lãnh thổ của Trung Quốc và lợi ích kinh doanh của họ cũng không còn được bảo vệ bởi quyền tài phán luật cơ bản kiểu Anh", Brian Fong dự báo.
Chuyên gia Hong Kong nhận định dự luật sẽ như "cánh tay nối dài" của Trung Quốc. Nó đặt các lợi ích kinh doanh của Mỹ ở đặc khu, bao gồm khoảng 1.300 doanh nghiệp và tổng giá trị đầu tư trực tiếp lên đến 82,5 tỷ USD, vào tình cảnh rủi ro.
Ngoài phương diện kinh tế, sự hiện diện của phương Tây thông qua các tổ chức phi chính phủ, văn phòng báo đài lẫn hoạt động tình báo đều có khả năng bị Bắc Kinh dọn sạch.
Về phần mình, Trung Quốc vốn cần Hong Kong như là một "huyết mạch tài chính", đóng vai trò nguồn vốn nước ngoài quan trọng nhất cho đất nước kể từ khi lập quốc.
Tầm quan trọng của Hong Kong về khía cạnh tài chính đang lớn hơn bao giờ hết, khi công ty Trung Quốc đứng bên bờ vực bị trục xuất khỏi thị trường vốn tại Mỹ giữa không khí căng thẳng song phương hiện nay. Hàng chục công ty đại lục đã phải lên kế hoạch niêm yết thứ cấp tại đặc khu.
"Thúc đẩy luật an ninh quốc gia ở Hong Kong sẽ tự đốt đi cây cầu nối của Trung Quốc với thế giới và gia tăng áp lực lên nền kinh tế dễ bị tổn tương, vốn đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ thập niên 1990", vị chuyên gia cảnh báo.
Theo Fong, Bắc Kinh đã đưa ra một quyết định các bên cùng thua và dường như không phục vụ lợi ích của bất kỳ bên nào. Chính vì vậy, thông báo của Trung Quốc về dự luật an ninh quốc gia cho Hong Kong tạo ra cơn sốc lớn cho cả đặc khu lẫn cộng đồng quốc tế.
Cảnh sát chống bạo động Hong Kong bắn đạn cao su để giải tán người biểu tình phản đối dự luật an ninh và chính quyền đặc khu ngày 24/5. Ảnh: Reuters.
Tháo chạy vốn ra khỏi Hong Kong?
Bắc Kinh đang cùng lúc đối diện những thách thức chưa từng có tiền lệ cả trong và ngoài nước, từ nền kinh tế lung lay và sức ép ngày càng lớn để "gìn giữ ổn định nội bộ" đến xu hướng tách đôi kinh tế với Trung Quốc diễn ra trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, họ còn vấp phải phản ứng quốc tế liên quan đến dịch Covid-19 lây lan từ Vũ Hán và áp lực địa chính trị từ Mỹ.
Fong cho rằng nếu giới lãnh đạo Trung Quốc chọn đổ trách nhiệm cho "các lực lượng bên ngoài" với lá bài chủ nghĩa dân tộc thì đó cũng là điều dễ hiểu.
Đặt trong lăng kính đó, những yếu tố như xu hướng ủng hộ phương Tây tại Hong Kong, mong muốn tăng quyền tự trị của người dân nơi đây và các liên kết sâu rộng của đặc khu với phương Tây đã tạo ra bối cảnh hoàn hảo để Bắc Kinh dùng đến lá bài tẩy.
Fong nhận định Trung Quốc đã ưu tiên "việc kiểm soát Hong Kong cao hơn tính toán thực dụng về đóng góp tài chính của vùng lãnh thổ".
Điều này thể hiện rõ nếu đặt dự luật an ninh quốc gia cho Hong Kong vào bối cảnh rộng hơn, gồm phản ứng cứng rắn hơn từ đại lục đối với Đài Loan và việc giai tăng quyết liệt chi tiêu quốc phòng.
Brian Fong cho rằng Trung Quốc đã quyết định biến Hong Kong thành "chiến trường của mình với phương Tây". Điều này báo hiệu sự thay đổi mang tính nền tảng trong chính sách với Hong Kong.
Những đời lãnh đạo trước của Trung Quốc theo đuổi chính sách thực dụng, bỏ qua hiện diện của phương Tây tại Hong Kong và đổi lấy khả năng tiếp cận nguồn vốn nước ngoài và thương mại quốc tế. Đặc khu được tạo không gian hoạt động như vùng đệm địa chính trị cho Trung Quốc cả trước và sau kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, đồng hồ đếm ngược cho vị thế này của đặc khu đã được lên dây cót.
Ông lo ngại "chiếc hộp Pandora đã được mở". Hong Kong, Trung Quốc và phương Tây có thể bị cuốn vào vòng luẩn quẩn.
Căng thẳng giữa người biểu tình với chính quyền đặc khu gia tăng, với phản ứng quyết liệt từ cả hai phía. Ông Fong dự đoán về cuộc tháo chạy dòng vốn của nước ngoài lẫn địa phương và đại lục khỏi Hong Kong, cùng với đó là nguy cơ Mỹ chấm dứt đối xử đặc biệt với vùng lãnh thổ này.
"Cuộc đấu vì Hong Kong sẽ là cuộc đấu quyết định cho trật tự thế giới theo chủ nghĩa tự do trên toàn cục. Vì vậy, cách Mỹ và những đồng minh phản ứng với cuộc khủng hoảng hiện nay ở Hong Kong sẽ có hệ lụy rất lớn", ông nói.
Tổng thống Trump sẽ có phản ứng mạnh mẽ về Hong Kong trong vài ngày tới Tổng thống Trump hôm 26/5 cho biết Mỹ đang nỗ lực đáp trả mạnh mẽ luật an ninh Hong Kong và các biện pháp này sẽ được công bố trong vài ngày tới. "Chúng đang làm làm một số việc. Tôi nghĩ bạn sẽ thấy nó rất thú vị. Tôi sẽ nói về nó trong vài ngày tới", ông Trump nói khi được...