Ngoại trưởng Mỹ tương lai có thể là ‘nhân tố tích cực’ với Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ tương lai Blinken được xem là người ôn hòa, có thể làm ấm quan hệ Mỹ – Trung, theo giới chuyên gia Trung Quốc.
Cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ Antony Blinken, đồng thời là trợ lý lâu năm của Biden, được lựa chọn làm Ngoại trưởng trong danh sách lựa chọn nội các đầu tiên được Tổng thống đắc cử Joe Biden công bố hôm 23/11. Blinken, 58 tuổi, tốt nghiệp Đại học Harvard và Trường Luật Columbia, từng hỗ trợ để Biden giành đề cử ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ năm 2008.
Giới phân tích cho rằng lựa chọn này sẽ dẫn đến sự chuyển hướng trong chính sách Trung Quốc của Mỹ, trong bối cảnh quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh xấu đi rõ rệt vì đối đầu trong thương mại, công nghệ và nhiều vấn đề khu vực.
Cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AFP .
Jia Qingguo, giáo sư ngành quan hệ quốc tế ở Đại học Bắc Kinh của Trung Quốc, cho rằng Blinken có thể là quan chức phù hợp để thúc đẩy sự ổn định trong quan hệ Mỹ – Trung. “Bất kỳ ai được bổ nhiệm cũng sẽ tốt hơn người hiện tại”, ông nói, đề cập tới Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, người có quan điểm cứng rắn và thường xuyên bị Trung Quốc chỉ trích.
“Bắc Kinh không chờ đợi một ngoại trưởng Mỹ có quan điểm thân Trung Quốc. Họ trông đợi người có thể giải quyết quan hệ song phương theo cách hợp lý mà vẫn bảo đảm lợi ích quốc gia của Mỹ. Chừng nào điều này được thực hiện một cách hợp lý, có nhiều vấn đề mà Washington và Bắc Kinh có thể phối hợp để bảo đảm lợi ích cho cả hai bên”, giáo sư Jia nói thêm.
Blinkencó thể đưa chính sách đối ngoại của Mỹ trở lại giai đoạn trước kia, trong đó thúc đẩy lợi ích bằng cách duy trì trật tự thế giới cho Washington và thực thi các chính sách Trung Quốc dễ đoán hơn so với nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump.
Video đang HOT
Lu Xiang, chuyên gia về Mỹ tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng Blinken sẽ là “nhân tố tích cực” với Bắc Kinh khi trở thành ngoại trưởng Mỹ.
“Nhờ kinh nghiệm của ông ấy, Biden có thể đưa ra những quyết định rất quan trọng trong chính sách đối ngoại. Blinken không phải người có tính thu hút hay khiêu khích, mà là quan chức theo đường lối thực dụng. Tôi cho rằng việc ông ấy được bổ nhiệm sẽ là tin tốt”, Lu cho hay.
Blinken từng gặp nhiều quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc như Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Vương Nghị khi làm thứ trưởng ngoại giao Mỹ giai đoạn 2015-2017. Ông cũng gặp lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, khi đó còn là ứng viên tranh cử, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2015. Đại diện Đài Loan tại Mỹ Hsiao Bi-khim cũng đàm thoại với Blinken hồi tuần trước để chúc mừng chiến thắng của Biden.
Biden và Blinken tại Nhà Trắng năm 2013. Ảnh: Reuters .
Blinken trước đó khẳng định ứng viên Biden sẽ tiếp cận Trung Quốc từ “vị trí có ưu thế” và tập trung vào khôi phục quan hệ với các đồng minh. Ông cũng thừa nhận quan điểm lưỡng đảng coi Trung Quốc là thử thách lớn, đồng thời kêu gọi các đồng minh phối hợp nhằm đối phó Bắc Kinh trong những vấn đề như thương mại.
“Khi chúng ta phối hợp với các đồng minh và đối tác, họ chiếm 50-60% GDP. Đó là điều khiến Trung Quốc không thể phớt lờ”, Blinken nói trong hội thảo do Viện Hudson tổ chức hồi tháng 7, thêm rằng biến đổi khí hậu cũng sẽ là ưu tiên số một trong quan hệ đối ngoại dưới thời Biden.
Dù vậy, giới chuyên gia cũng chỉ ra rằng Blinken có nhiều kinh nghiệm về Trung Đông hơn là quan hệ Mỹ – Trung, tương tự nhiều thành viên nhóm chính sách đối ngoại của Biden. Bên cạnh đó, cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ cũng từng đưa ra nhiều bình luận “diều hâu” về công nghệ của Trung Quốc.
“Blinken và Jake Sullivan đóng góp rất nhiều vào các cuộc đàm phán công khai xung quanh thỏa thuận hạt nhân Iran, cũng như hoạt động ngoại giao bí mật đằng sau nó. Chưa thể rõ liệu những kinh nghiệm này có tác dụng trong quan hệ Mỹ – Trung không”, Lu nói.
Biden công bố loạt quan chức nội các tương lai
Tổng thống đắc cử Biden lựa chọn 6 người vào nội các mới, lãnh đạo các cơ quan ngoại giao và an ninh.
Trong danh sách những lựa chọn nội các đầu tiên được Tổng thống đắc cử Joe Biden công bố hôm 23/11, cựu thứ trưởng ngoại giao Antony Blinken, đồng thời là trợ lý lâu năm của Biden, được lựa chọn làm Ngoại trưởng . Blinken, 58 tuổi, tốt nghiệp Đại học Harvard và Trường Luật Columbia, từng hỗ trợ để Biden giành được đề cử ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ năm 2008.
Quan chức ngoại giao kỳ cựu Linda Thomas-Greenfield được chọn làm đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc .
Jake Sullivan, trợ lý của cựu ngoại trưởng Hillary Clinton trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2016, sẽ tham gia đội ngũ Nhà Trắng với tư cách Cố vấn An ninh Quốc gia .
Từ trái qua phải: Antony Blinken, Alejandro Mayorkas, Linda Thomas-Greenfield (hàng trên), John Kerry, Avril Haines, Jake Sullivan. Ảnh: CNN .
Alejandro Mayorkas, một luật sư sinh ra ở Cuba, cựu thứ trưởng Bộ An ninh Nội địa (DHS), được chọn làm Bộ trưởng An ninh Nội địa . Bộ trưởng An ninh Nội địa người gốc Cuba đầu tiên nếu được thông qua sẽ được giao nhiệm vụ xây dựng lại cơ quan đã thực hiện một số biện pháp cứng rắn nhất liên quan đến chính sách nhập cư của Tổng thống Donald Trump.
Vị trí giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia sẽ thuộc về Avril Haines, một cựu quan chức CIA hàng đầu và cựu phó cố vấn an ninh quốc gia. Nếu được Thượng viện phê chuẩn, Haines sẽ là nữ lãnh đạo đầu tiên của cơ quan này.
Cựu ngoại trưởng John Kerry được đề cử làm đặc phái viên về khí hậu . Kerry là người ủng hộ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, thỏa thuận mang tính bước ngoặt mà Trump đã rút khỏi. Kerry, người được bổ nhiệm không cần sự phê chuẩn của Thượng viện, sẽ có một ghế trong Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC).
"Điều này đánh dấu lần đầu tiên NSC bao gồm một quan chức chuyên trách về biến đổi khí hậu, phản ánh cam kết của Tổng thống đắc cử trong việc giải quyết biến đổi khí hậu như một vấn đề an ninh quốc gia cấp bách", nhóm chuyển giao của Biden cho biết trong thông cáo.
Lựa chọn của Biden cho vị trí Bộ trưởng Tài chính , quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới là Janet Yellen, người sẽ làm nên lịch sử với tư cách là người phụ nữ đầu tiên trong vai trò này nếu được Thượng viện phê chuẩn.
Các lựa chọn trên phản ánh mong muốn của Biden trong việc xây dựng một nội các đa dạng với các chuyên gia thông thạo chính sách công và dày dạn kinh nghiệm trong chính phủ. Trong một tuyên bố, Biden mô tả các lựa chọn này là "mấu chốt" của một nhóm được giao nhiệm vụ tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ trên toàn cầu.
"Họ sẽ tập hợp thế giới để đón nhận những thách thức không giống ai của chúng tôi, những thách thức mà không một quốc gia nào có thể một mình đối mặt", Biden đăng Twitter. "Đã đến lúc khôi phục sự lãnh đạo của Mỹ".
Nhiều lựa chọn nội các của Biden sẽ cần được phê chuẩn tại Thượng viện, nơi đảng Cộng hòa chiếm đa số. Tuy nhiên, đảng Dân chủ có thể nắm quyền lãnh đạo Thượng viện nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vòng hai cho hai ghế thượng nghị sĩ tại bang Georgia vào tháng 1.
Sự lựa chọn bất ngờ của ông Biden Tổng thống đắc cử của Mỹ Joe Biden dự định đề cử Tony Blinken cho chức vụ ngoại trưởng, Linda Thomas-Greenfield cho vị trí đại diện thường trực tại Liên Hợp Quốc và Jake Sullivan cho chức vụ cố vấn an ninh quốc gia, phát ngôn viên của văn phòng chính trị gia Andrew Bates nói vào hôm thứ Hai. Ông Biden và...