Ngoại trưởng Mỹ Hillary lập kỷ lục công du 100 nước
Trong lịch sử ngoại giao Mỹ, chưa từng có ngoại trưởng nào công du hơn 96 quốc gia khi đương nhiệm.
Ngày 28/6, tính tại thời điểm chiếc Air Force 757 chở Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hạ cánh xuống sân bay ở thủ đô Riga của Latvia, bà Hillary đã lập kỷ lục công du 100 nước.
Latvia là trạm dừng chân thứ hai của bà trong chuyến thăm 4 nước châu Âu. Bà Clinton đến Riga lần đầu tiên vào năm 1994 cùng chồng.
Ngoại trưởng Hillary Clinton nhận bó hoa từ Tổng thống Latvia Andris Berzins. Latvia là điểm đến nước ngoài thứ 100 của bà Clinton (Ảnh: Reuters)
Trong lịch sử ngoại giao Mỹ, chưa từng có ngoại trưởng nào công du hơn 96 quốc gia khi đương nhiệm.
Video đang HOT
Kỷ lục trước thuộc về bà Madeleine Albright, bà đã thăm 96 nước khi đảm nhiệm chức ngoại trưởng dưới thời của Tổng thống Bill Clinton, chồng bà Hillary.
Người tiền nhiệm của bà Clinton là Condoleezza Rice đã thăm 85 nước trong 4 năm tại vị.
Từ khi tuyên thệ nhậm chức Ngoại trưởng Mỹ vào cuối tháng 1/2012 đến nay, bà Clinton đã thực hiện 70 chuyến công tác quốc tế, từ Afghanistan cho đến Zambia. Trong ba năm rưỡi qua, bà Clinton có 337 ngày làm việc ở nước ngoài và hơn 1.750 giờ (hơn 73 ngày) ở trên chiếc Air Force 757 của mình.
Nếu tính luôn cả những quốc gia mà bà Clinton từng đến thăm khi còn là đệ nhất phu nhân và thượng nghị sĩ của bang New York, thì đến nay bà đã đại diện cho nước Mỹ tại 122 nước./.
Theo VOV
Quan hệ Mỹ-Ấn Độ chưa từng có ý nghĩa như hiện nay
Quan hệ song phương giữa Washington và New Delhi đang trong giai đoạn chín muồi, thể hiện qua những hợp tác chặt từ kinh tế đến an ninh
Trong hai ngày 13 và 14 vừa qua, tại thủ đô Washington của Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và người đồng cấp Ấn Độ S.M.Krishna đã chủ trì cuộc đối thoại chiến lược lần thứ 3 giữa hai nước. Cuộc đối thoại lần này được coi là nền tảng quan trọng để hai bên tăng cường và mở rộng hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, hai nước cam kết phát triển mối quan hệ sao cho hợp tác Mỹ - Ấn trong thời gian tới không chỉ dừng lại phục vụ lợi ích của 2 nước mà nó còn giúp ổn định hòa bình, an ninh trong khu vực và trên toàn thế giới.
Đối thoại chiến lược Mỹ-Ấn lần thứ 3 diễn ra đúng vào thời điểm quan trọng, khi mà chính quyền Tổng thống Obama đang tích cực triển khai chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, còn Ấn Độ, quốc gia ở khu vực Nam Á được thế giới biết đến như một một cường quốc kinh tế, quân sự đang lên và ngày càng có ảnh hưởng đối với khu vực và thế giới, chính vì vậy mà ý nghĩa của cuộc đối thoại này được nâng lên rất nhiều.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và người đồng cấp Ấn Độ S.M.Krishna (trái) vừa đạt nhiều thỏa thuận quan trọng (Ảnh: AFP)
Mỹ đánh giá cao vai trò của Ấn Độ bởi tiềm năng và thế mạnh của nước này trong nhiều lĩnh vực và cho rằng đây là quốc gia số 1 để Mỹ có thể đẩy mạnh hợp tác để cân bằng lực lượng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Tại cuộc đối thoại lần thứ 3 này, bên cạnh các chủ đề truyền thống như hợp tác về kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục, biến đổi khí hậuv... Mỹ và Ấn Độ còn tập trung thảo luận các chủ đề như chống khủng bố, không phổ biến hạt nhân, tình hình ở Afghanistan, thiết lập con đường tơ lụa mới nối Nam và Trung Á với Đông Nam Á, thúc đẩy quan hệ quốc phòng 2 nước nhằm đối phó với những bất ổn trong khu vực và trên thế giới.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary ủng hộ chính sách phát triển của Ấn Độ và nhấn mạnh vai trò của hợp tác Mỹ-Ấn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Mỹ Hillary nói: "Mỹ tiếp tục ủng hộ Chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Hai nước chúng ta đều có vai trò quan trọng trong tương lai của khu vực châu Á - Thái Bình Dương năng động, và hai nước cần mở rộng công việc theo hướng song phương và thông qua các tổ chức đa phương như Hội nghị cấp cao Đông Á, Diễn đàn Khu vực ASEAN để xây dựng một cấu trúc khu vực có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và duy trì được các quyền và tiêu chí cơ bản".
Trong khi đó, Ngoại trưởng Ấn Độ Krishna cho rằng những gì trước đây được coi là mới mẻ và chưa từng có trong quan hệ Mỹ - Ấn thì giờ đây đã trở thành những hợp tác thường ngày và rất phổ biến giữa hai nước. Theo Ngoại trưởng Krisna, thời điểm mà Mỹ và Ấn độ tăng cường sự can dự vào khu vực, hai nước đã xây dựng được những tiêu chí quan trọng hơn đó là tình hữu nghị, thiện chí, niềm tin và sự tin tưởng lẫn nhau trong mối quan hệ đối tác.
Ngoại trưởng Krisna khẳng định hai bên đã có cuộc đối thoại lần thứ 3 thành công. Ngoại trưởng Ấn Độ nói: "Chúng tôi đã có sự hợp tác sâu rộng chưa từng có trong thời gian qua, tuy nhiên cuộc đối thoại chiến lược là một cơ hội duy nhất để thảo luận tất cả các lĩnh vực hợp tác, giúp tạo nên khả năng hợp tác lớn nhất trong quan hệ đối ngoại giữa hai nước. Chúng tôi đã có một cuộc đối thoại hết sức hiệu quả".
Kết thúc cuộc đối thoại hai bên đã ra tuyên bố chung khẳng định quan hệ song phương giữa Washington và New Delhi giờ đang trong giai đoạn chín muồi, thể hiện qua những hợp tác chặt từ kinh tế đến an ninh. Ngoại trưởng Mỹ Hillary cho rằng 2 bên cần sớm thúc đẩy việc ký kết hiệp ước đầu tư song phương, cải thiện kim ngạch thương mại dự kiến đạt khoảng 100 tỉ USD trong năm nay. Mỹ và Ấn Độ nhất trí tăng cường triển khai hợp tác chống khủng bố, an ninh mạng và đối thoại 3 bên cùng Afghanistan.
Quan trọng hơn cả là việc Ngoại trưởng Mỹ và Ấn Độ đã ký kết thỏa thuận song phương giúp New Delhi phát triển mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực hạt nhân. Vấn đề này vốn dĩ từng là thách thức cản trở hợp tác giữa 2 nước.
Cũng trong đợt đối thoại này, Ấn Độ đã ký kết hơn 9 tỉ USD giá trị hợp đồng thương mại quân sự với Mỹ. Hai nước cũng ủng hộ sáng kiến thiết lập con đường Tơ lụa mới nối Nam và Trung Á với Đông Nam Á.
Có thể khẳng định rằng cuộc đối thoại chiến lược Mỹ-Ấn lần thứ ba thành công sẽ giúp hai nước định hình rõ nét quan hệ hợp tác trong thời gian tới và góp phần ổn định hòa bình, an ninh trong khu vực và trên thế giới. Ông Robert Blake - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Nam Á và Trung Á nhận định rằng chưa có một thời khắc nào mà Mỹ và Ấn Độ lại có ý nghĩa đối với nhau như vậy, và cũng chưa có một giai đoạn nào mà quan hệ đối tác giữa Mỹ và Ấn Độ lại có ý nghĩa đối với thế giới cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương như thời điểm hiện nay./.
Theo VOV
Tranh chấp lãnh hải: Trung Quốc làm căng, nhưng sẽ không dùng vũ lực? Trang web Chính sách đối ngoại của Mỹ mới đây có bài bình luận, châu Á hiện đang diễn ra một cuộc chạy đua vũ trang chưa từng có. Cuộc chạy đua vũ trang này không chỉ làm tình hình khu vực thêm căng thẳng, mà còn đang khiến cho khoảng cách về kinh tế giữa các nước ngày càng gia tăng. Năm...