Ngoại trưởng Mỹ giải thích lý do Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng Triều Tiên có thể đang tìm kiếm sự chú ý bằng cách tiến hành các vụ phóng tên lửa.
Ông nói các vụ phóng này “gây bất ổn”.
Bức ảnh được chụp vào hôm 11-1 và được Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố vào ngày 12-1 cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (phải) đang nói chuyện với các quan chức quân đội khi giám sát một vụ phóng tên lửa siêu thanh – Ảnh: AFP/KCNA
“Tôi cho rằng Triều Tiên tiến hành một số vụ phóng này nhằm cố gắng thu hút sự chú ý. Họ đã từng làm điều đó trong quá khứ và có thể họ sẽ tiếp tục làm điều đó” – Ngoại trưởng Blinken nói trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình MSNBC vào ngày 13-1.
Ông Blinken cho rằng các vụ thử nghiệm vũ khí của Triều Tiên “gây bất ổn sâu sắc, nguy hiểm và vi phạm toàn bộ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Video đang HOT
Theo Hãng tin AFP, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ này tiếp tục kêu gọi Triều Tiên ngồi xuống bàn đàm phán với Mỹ. Ông giải thích Washington không có “ý định thù địch” đối với chính quyền lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Trước đó, hôm 12-1, truyền thông Triều Tiên tường thuật lãnh đạo Kim Jong Un đã đích thân giám sát vụ phóng thành công một tên lửa siêu thanh. Đây là vụ phóng tên lửa thứ hai của Triều Tiên trong vòng chưa đầy một tuần.
Ngay sau đó, Mỹ đã công bố các lệnh trừng phạt đối với 5 người Triều Tiên có liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo. Động thái này khiến Bộ Ngoại giao Triều Tiên cáo buộc Washington “cố ý làm leo thang” tình hình.
Ngày 14-1, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đã dẫn lại những bình luận của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên: “Nếu Mỹ áp dụng lập trường đối đầu như vậy, CHDCND Triều Tiên sẽ buộc phải có phản ứng mạnh mẽ hơn và chắc chắn hơn với điều đó”.
Các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Mỹ và Triều Tiên đã rơi vào bế tắc kể từ khi ông Kim tổ chức 3 cuộc gặp với cựu tổng thống Mỹ Donald Trump.
Các cuộc đàm phán dưới thời tổng thống Trump đã không mang lại một thỏa thuận lâu dài và Triều Tiên đã không cho thấy sự quan tâm đến các đề nghị tiếp xúc cấp thấp hơn của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Mỹ hy vọng Triều Tiên chớp cơ hội ngoại giao
Ngoại trưởng Mỹ mong muốn Bình Nhưỡng sẽ trở lại với con đường ngoại giao, tìm cách tiến tới mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 3/5 nói trong cuộc họp báo ở Anh rằng đã đến lúc Triều Tiên cần quyết định họ có muốn tham gia vào con đường ngoại giao hay không, sau thời gian dài đình trệ dưới thời tổng thống Donald Trump.
"Tôi hy vọng Triều Tiên sẽ chớp lấy cơ hội này để tiến hành hoạt động ngoại giao, cũng như tìm kiếm những cách tiến tới mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi sẽ không chỉ nhìn vào lời nói mà còn cả hành động của họ. Bình Nhưỡng sẽ là bên quyết định có tiếp xúc trên cơ sở đó hay không", Ngoại trưởng Blinken cho hay.
Phát biểu được đưa ra chỉ một ngày sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên ra hàng loạt tuyên bố công kích Mỹ, cho rằng những bình luận gần đây của Washington cho thấy chính sách thù địch và đòi hỏi Bình Nhưỡng có hành động đáp trả tương xứng.
Ngoại trưởng Blinken trong cuộc họp ở London hôm 3/5. Ảnh: AFP .
Nhà Trắng cuối tuần trước thông báo đã hoàn tất quá trình đánh giá chính sách đối ngoại với Triều Tiên, tỏ ý mong muốn thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo bằng ngoại giao, nhưng sẽ không nhân nhượng quá nhiều với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Tổng thống Mỹ Joe Biden coi chương trình hạt nhân của Triều Tiên và Iran là những mối đe dọa cần được giải quyết "bằng ngoại giao và răn đe cứng rắn". Chính quyền Biden đang tìm phương án cân bằng giữa nỗ lực làm ấm quan hệ dưới thời Trump và chính sách cứng rắn thời Barack Obama, người từ chối tiếp xúc ngoại giao để giảm căng thẳng với Bình Nhưỡng.
Triều Tiên muốn Mỹ và đồng minh gỡ bỏ cấm vận kinh tế và đến nay vẫn chưa có động thái tiếp xúc ngoại giao với chính quyền Biden. Nhà Trắng không cho biết có sẵn sàng đưa ra nhượng bộ để nối loại đối thoại với Bình Nhưỡng hay không.
Tình báo Mỹ hồi giữa tháng 4 nhận định Triều Tiên có thể nối lại hoạt động thử hạt nhân và tên lửa xuyên lục địa trong năm nay để chia rẽ Washington và đồng minh.
Triều Tiên từ lâu đã sử dụng các vụ thử hạt nhân, tên lửa để leo thang căng thẳng và thúc đẩy những mục tiêu do nước này đề ra. Hai vụ thử tên lửa hồi cuối tháng 3 cho thấy Bình Nhưỡng dường như đã kết thúc giai đoạn chờ đợi kể từ khi Biden lên nắm quyền.
Động thái này khiến Tổng thống Biden thừa nhận rằng Triều Tiên đã trở thành vấn đề chính sách đối ngoại hàng đầu mà ông đang phải đối mặt, trái ngược với thái độ trước đó khi ông chủ Nhà Trắng hoàn toàn không nhắc đến Bình Nhưỡng trong phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại hồi tháng 2.
Vụ phóng của Triều Tiên: LHQ kêu gọi tái khởi động đàm phán phi hạt nhân hóa Người phát ngôn Liên hợp quốc (LHQ) Stephane Dujarric ngày 6/1 cho rằng vụ phóng tên lửa mới đây của Bình Nhưỡng càng cho thấy sự cần thiết phải nối lại đàm phán ngoại giao về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Một tên lửa siêu thanh kiểu mới được phóng từ tỉnh Jagang, miền Bắc Triều Tiên. Ảnh: YONHAP/TTXVN Trong...