Ngoại trưởng Mỹ đặt hoa tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát tòa báo Charlie Hebdo
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 16/1 đã tới đặt hoa tại tòa báo Charlie Hebdo để tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát hồi tuần trước, khiến 12 người thiệt mạng.
Ngoại trưởng Kerry tới đặt hoa tưởng niệm (Ảnh: Keystone)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 16/1 đã đến Pháp để chia sẻ với nước này sau loạt tấn công khủng bố hồi tuần trước.
Tại Paris, ông Kerry và người đồng cấp Pháp Laurent Fabius đã tới đặt hoa tại khu vực tưởng niệm bên ngoài tòa soạn tờ Charlie Hebdo để tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ tấn công.
Ngoại trưởng Pháp Fabius cho biết ông Kerry đã gửi lời xin lỗi vì không tham dự cuộc tuần hành tưởng niệm nạn nhân trong các vụ tấn công khủng bố tại Paris hồi tuần trước.
Video đang HOT
Trước đó cùng ngày, trong cuộc gặp với Tổng thống Pháp Francois Hollande tại trụ sở Bộ Ngoại giao Pháp ở thủ đô Paris, Ngoại trưởng John Kerry đã chia sẻ nỗi mất mát với gia đình các nạn nhân trong những vụ tấn công khủng bố, đồng thời khẳng định Mỹ sẽ luôn sát cánh bên cạnh Pháp trong bất cứ hoàn cảnh nào.
“Qua các vụ tấn công, chúng tôi đã được chứng kiến một dân tộc Pháp đoàn kết để vượt qua thời khắc khó khăn. Đó là một kinh nghiệm quý báu cho cả thế giới và một lần nữa cho thấy cam kết của Pháp về một thế giới tự do”, Ngoại trưởng Kerry khẳng định.
Về phần mình, Tổng thống Pháp Hollande cho rằng người dân Pháp là nạn nhân trong các vụ tấn công khủng bố đặc biệt. Do đó, cần phải có phản ứng cần thiết để đáp trả lại các vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Paris hồi tuần trước.
Chuyến thăm Pháp của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry diễn ra trong bối cảnh dư luận chỉ trích việc chính phủ Mỹ không cử quan chức cấp cao dự cuộc tuần hành ngày 11/1 nhằm tưởng niệm 17 nạn nhân thiệt mạng trong các vụ tấn công tại Pháp hồi đầu tháng này. Khoảng 40 vị lãnh đạo cấp cao trên thế giới đã tham dự cuộc tuần hành lịch sử cùng gần 4 triệu người dân trên toàn nước Pháp.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Ngoại trưởng Nga, Mỹ gặp gỡ giữa lúc căng thẳng tăng cao
Giữa lúc Mátxcơva đang nổi giận trước dự luật vừa Quốc hội Mỹ thông qua, Ngoại trưởng John Kerry dự định sẽ gặp gỡ người đồng cấp Sergei Lavrov tại Rome vào hôm nay 14/12 giờ địa phương.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và người đồng cấp Sergei Lavrov (phải) trong một buổi gặp mặt song phương sau phiên họp của Hội đồng Bộ trưởng Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) ngày 4/12.
Cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra trong bối cảnh Lưỡng viện quốc hội Mỹ ngày 13/12 vừa thông qua dự luật "Ủng hộ tự do Ukraine" kêu gọi áp đặt thêm những lệnh trừng phạt mới đối với Nga và dành khoản viện trợ quân sự lên tới 350 triệu USD cho Kiev, bao gồm cả vũ khí sát thương.
Trả lời phỏng vấn trước thềm cuộc gặp tại Rome, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết : "Rõ ràng nước Nga buộc phải phản ứng trước dự luật của Mỹ".
Rất có khả năng dự luật này sẽ gây ra tranh cãi trong cuộc gặp tại Rome, dù rằng Thứ trưởng Ryabkov đã thông báo rằng nội dung bàn luận sẽ xoay quanh khu vực Trung Đông.
Một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã xác nhận rằng cuộc gặp sẽ diễn ra vào ngày 14/12 thay vì ngày 15/12 như Washington đã thông báo trước đó.
Dự luật vừa được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 13/12 với các lệnh trừng phạt mới sẽ là nguy cơ lớn đối với Nga bởi nền kinh tế nước này bị tác động trước việc giá dầu giảm mạnh do tác động từ những đòn cấm vận trước đây của phương Tây.
Chính quyền Kiev đã gọi dự luật mới của Washington là "một quyết định lịch sử". Ukraine đã nhiều lần kêu gọi phương Tây viện trợ quân sự cho lực lượng quân đội đang bị bao vây của nước này. Tuy nhiên, cho đến nay, chính quyền Kiev vẫn chỉ nhận được các thiết bị không gây sát thương.
Hiện dự luật của Mỹ vẫn đang cần nhận được sự phê chuẩn của Tổng thống Obama trước khi có hiệu lực. Ông Obama vẫn luôn do dự bởi lo ngại quyết định viện trợ quân sự trực tiếp cho Ukraine sẽ kéo nước Mỹ vào một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Nga.
Thoa Phạm
Theo dantri/AFP
Học giả Mỹ: Hồng Kông gắn với 'lợi ích cốt lõi' của Mỹ Trung Quốc hay dùng từ "lợi ích cốt lõi" để nhận xằng các khu vực thuộc chủ quyền của nước khác mà điển hình là đường lưỡi bò vô lý, vi phạm luật pháp quốc tế. Lần này, đến lượt người Mỹ dùng từ "lợi ích cốt lõi" khi nói về Hồng Kông. Mỹ phải có trách nhiệm với Hồng Kông Báo chí...