Ngoại trưởng Mỹ: Cần ngăn chặn triệt để việc IS tràn sang Libya
Tại cuộc họp cấp cao đang diễn ra tại Roma, Ý, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã phát biểu rằng, liên quân do Mỹ đứng đầu hiện đang đẩy lùi các phần tử của Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria, song mạng lưới tổ chức này đang lan rộng ở Libya, và có thể chiếm các mỏ dầu ở đây.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong cuộc họp thượng đỉnh tại Roma, Ý
Phiến quân IS đã tấn công các cơ sở khai thác dầu ở Libya, đồng thời giành được chỗ đứng tại thành phố Sirte, và tận dụng khoảng trống quyền lực tại quốc gia này khi hai đảng đối lập đang tranh giành quyền điều hành đất nước.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Kerry nói: “Tại Libya, chính phủ thống nhất vẫn chưa được thành lập. Đó là một quốc gia có tài nguyên trù phú. Chúng ta không thể để một tổ chức khủng bố cực đoan thu về hàng tỉ USD nhờ các mỏ dầu của Libya. Chúng ta vẫn chưa đạt được mục đích cuối cùng ở Syria hay Iraq, trong khi đó chúng ta đang phải chứng kiến IS lan sang các nước khác trên thế giới, cụ thể là Libya. Chúng ta cần phải ngăn chặn ngay hành động này của IS”.
Đồng thời, ông Kerry khẳng định, liên quân chống IS đã đạt được nhiều kết quả quan trọng kể từ lần gặp mặt trước đó vào tháng 6-2015.
Video đang HOT
“Vào thời điểm cuộc họp lần trước được tổ chức, thành phố Ramadi (Iraq) đã thất thủ và mối nguy cơ lớn đang xuất hiện, tưởng như bao trùm cả thế giới. Nay quân đội Iraq đã chiếm lại được thành phố, và từ đó đến nay IS đã mất khoảng 40% lãnh thổ ở Iraq và 20% địa bàn ở Syria”, ông Kerry cho biết.
Các nước phương Tây cũng đang xem xét tấn công các phần tử Hồi giáo tại Libya. Tuy nhiên, họ muốn có sự cho phép của một chính phủ hợp nhất trước khi hành động.
Cuộc họp tại Rome (Ý) với sự góp mặt của 23 quốc gia, ngoài việc đánh giá chiến dịch chống lại phiến quân IS trong thời gian qua, cuộc họp còn đề cập đến vấn đề ổn định an ninh tại một số khu vực ở Iraq như thành phố Tikrit, bàn về những biện pháp nhằm cắt nguồn tài chính của IS, ngăn chặn các phần tử cực đoan nước ngoài gia nhập IS và đối phó với các hình thức tuyên truyền của tổ chức khủng bố.
Theo_An ninh thủ đô
Các phần tử cực đoan ăn cắp lượng lớn khí độc sarin ở Libya
Các phần tử cực đoan ở Libya đã đánh cắp lượng lớn khí độc sarin vốn bị Liên Hợp Quốc coi là vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Một trợ lý thân cận và người họ hàng của cố lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi cho biết, các phần tử cực đoan này đã phát hiện ra chất độc chết người cất trữ trong các nhà kho ở miền nam Libya và chúng đã đưa chất độc lên các tỉnh phía bắc, bao gồm Tripoli.
Ảnh: Reuters.
Ông Ahmed Gaddaf al-Dam trả lời phỏng vấn của tờ báo tiếng Arab Asharq Al-Awsat vào hôm 17/12: "Lượng lớn khí độc sarin đang được đưa từ khu vực sa mạc ở phía nam lên phía bắc và tới ngoại ô thủ đô Libya."
Ông này cho biết thêm, số khí độc bị cấm này lần đầu tiên được sử dụng ở Libya vào năm 2014 nhưng một số nước phương Tây "nhắm mắt làm ngơ".
Khí độc Sarin là một trong các vũ khí hóa học nguy hiểm nhất. Người ta phát minh ra khí độc này ở Đức vào năm 1938, trong quá trình nghiên cứu chế ra thuốc trừ sâu.
Tuy nhiên sau khi khám phá ra chất độc này, Đức Quốc xã đã biến nó thành vũ khí giết người.
Chất độc này thuộc về nhóm chất độc thần kinh. Mặc dù Đức Quốc xã đã lên kế hoạch xây dựng cơ sở sản xuất khí độc sarin để dùng trong thời chiến, xong kế hoạch này không bao giờ được hoàn thành.
Sarin thuần túy là một khí không màu và không mùi. Khí này lan trong không khí rất nhanh.
Một liều sarin chỉ nặng 0,5 miligram có mức độ gây thương vong cao hơn chất độc xyanua tới 500 lần./.
Trung Hiếu Theo Sputnik
Theo_VOV
Châu Âu gánh họa vì Tony Blair? Những cuộc khủng hoảng nhập cư và mối đe dọa khủng bố mà hiện cả châu Âu đang phải gánh chịu có thể được loại trừ nếu như cựu Thủ tướng Anh Tony Blair trước đó chịu lắng nghe những lời cảnh báo của cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi. Châu Âu gánh họa vì Cựu thủ tướng Anh Blair? Thông tin này...