Ngoại trưởng Malaysia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt mục tiêu thế giới phi hạt nhân hóa
Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah hy vọng hoạt động kỷ niệm Ngày quốc tế Xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân (26/9) sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức của công chúng về tính khẩn cấp của việc phải đạt mục tiêu một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Ngoại trưởng Malaysia, Saifuddin Abdullah. Ảnh: Getty Images
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, trong bài phát biểu được ghi âm trước và gửi đến phiên họp toàn thể cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) kỷ niệm sự kiện trên, ngày 29/9, Ngoại trưởng Malaysia hoan nghênh việc Hiệp ước Cấm Vũ khí hạt nhân (TPNW) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 22/1, qua đó củng cố các tiêu chuẩn toàn cầu rằng vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được. Ông nhấn mạnh: “Không nên sử dụng, đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân; cần loại bỏ và tiêu hủy vũ khí hạt nhân ngay khi có thể. Việc cấm vũ khí hạt nhân sẽ góp phần hướng tới hòa bình và an ninh quốc tế”.
Ông Abdullah chỉ ra rằng mục tiêu đạt được một thế giới không có vũ khí hạt nhân là mong mỏi lâu nay của cộng đồng quốc tế, kể từ khi thành lập ĐHĐ LHQ năm 1946. Vì vậy, Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) đến nay vẫn là “hòn đá tảng” của cơ chế giải giáp và không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Malaysia bày tỏ lo ngại khi tiến trình giải trừ hạt nhân chưa đạt tiến bộ đáng kể trong thời gian gần đây. Theo ông Abdullah, các nước đang sở hữu vũ khí hạt nhân vẫn có thể sử dụng thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt này. Hơn nữa, các nước đảm bảo “chiếc ô hạt nhân” cho nước khác cũng đang tiếp tục thúc đẩy sự tồn tại của loại vũ khí chết người này.
Video đang HOT
Ông cảnh báo rằng trong khi thế giới sắp tổ chức Hội nghị đánh giá NPT lần thứ 10, loài người vẫn phải đối mặt với một mối đe dọa hiện hữu khi vũ khí hạt nhân vẫn tồn tại và ngày càng được hiện đại hóa. Ông nhấn mạnh dù môi trường an ninh bất trắc và đại dịch COVID-19 đặt ra những thách thức mới, thế giới cần kiên trì theo đuổi giải trừ vũ khí hạt nhân. Ông bày tỏ hy vọng tại hội nghị tới, các quốc gia thành viên sẽ tái khẳng định nghĩa vụ của mình và những cam kết trước đây đối với Hiệp ước và thực thi hiệu quả cam kết của mình.
2 hay 16 máy bay Trung Quốc đã áp sát Malaysia?
Nguồn tin của báo Hong Kong lại nói Trung Quốc chỉ huy động 2 máy bay vận tải xuống Biển Đông hôm 31-5. Sau khi tiếp tế cho các binh sĩ, 2 máy bay Trung Quốc mới tiện thể bay vào vùng thông báo bay của Malaysia.
Vận tải cơ Y-20 được xếp vào nhóm máy bay vận tải chiến lược, có năng lực vận chuyển hàng hóa gần bằng máy bay vận tải chiến lược C-17 của Mỹ - Ảnh: CHINAMIL
Trước đó, cũng chính báo South China Morning Post (SCMP) đưa tin Không quân Trung Quốc đã huy động 16 máy bay áp sát không phận Malaysia và nhận định đây là đợt huy động máy bay lớn nhất từ trước đến nay.
Dẫn một nguồn tin "am hiểu trực tiếp về vấn đề trên trong quân đội Trung Quốc", SCMP cho biết chỉ có 2 máy bay vận tải IL-76 và Y-20 được điều xuống nam Biển Đông. Con số này ít gấp 8 lần con số Không quân Malaysia công bố dựa trên "quan sát trực quan".
Nguồn tin giấu tên này cho biết 2 máy bay trên làm nhiệm vụ tiếp tế cho các binh sĩ đồn trú trên những thực thể Trung Quốc chiếm đóng phi pháp thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Sau khi hoàn tất nhiệm vụ, hai vận tải cơ của Trung Quốc đã huấn luyện và diễn tập bay thích ứng các điều kiện thời tiết cũng như một số tình huống trên Biển Đông", SCMP trích nguồn tin bí ẩn tiết lộ.
Trong thông cáo ngày 1-6, Không quân Malaysia cho biết 16 máy bay Trung Quốc, trong đó có các loại IL-76 và Y-20, đã bay theo đội hình chiến thuật vào vùng thông báo bay (FIR) Kota Kinabalu trưa 31-5.
Phía Malaysia cáo buộc các máy bay này phớt lờ yêu cầu liên lạc của kiểm soát không lưu và lao thẳng vào không phận Malaysia với tốc độ hơn 500km/h.
Nhóm máy bay Trung Quốc chỉ chịu quay đầu khi gặp các chiến đấu cơ Malaysia tại một điểm cách bờ biển bang Sarawak của Malaysia khoảng 60 hải lý. Đây là khu vực vùng đặc quyền kinh tế Malaysia chồng lấn với yêu sách 9 đoạn vô lý của Trung Quốc.
Vận tải cơ Y-20 của Trung Quốc hạ cánh trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Bắc Kinh chiếm đóng và cải tạo trái phép - Ảnh vệ tinh chụp ngày 25-12-2020, theo SCMP
Malaysia tuyên bố hành động của Trung Quốc đã "xâm phạm chủ quyền và đe dọa an toàn hàng không" trong khu vực. Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein cùng ngày 1-6 tuyên bố sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối hành vi "xâm phạm chủ quyền và không phận Malaysia".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định không làm gì sai trong sự việc ngày 31-5. Người phát ngôn của cơ quan này, ông Uông Văn Bân, tuyên bố đây là hoạt động huấn luyện "thường lệ" và không nhắm vào quốc gia nào.
"Trung Quốc đã tuân thủ nghiêm túc luật quốc tế và không xâm phạm không phận của nước nào trong suốt thời gian diễn tập", ông Uông khẳng định trong cuộc họp báo ngày 2-6, nhưng không nói rõ có bao nhiêu máy bay Trung Quốc.
Đại sứ quán Trung Quốc cũng đáp trả các cáo buộc của Malaysia bằng một tuyên bố có phần mượn ý tứ từ Mỹ, nhấn mạnh máy bay quân sự Trung Quốc được quyền hưởng tự do hàng không trên Biển Đông.
Malaysia triệu đại sứ Trung Quốc Malaysia triệu đại sứ Trung Quốc để yêu cầu giải thích việc 16 vận tải cơ áp sát không phận và có "hành vi đáng ngờ" trên Biển Đông. Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein hôm qua cho biết Malaysia sẽ trao công hàm phản đối ngoại giao và yêu cầu đại sứ Trung Quốc tại Malaysia giải thích hành vi "xâm phạm vùng...