Ngoại trưởng Iran: ‘Vũ khí hạt nhân đi ngược chính sách và đức tin của chúng tôi’
Trong một cuộc điện đàm với Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian ngày 7/8 nhấn mạnh: “Vũ khí hạt nhân không có chỗ trong học thuyết của Iran và đi ngược lại các chính sách và đức tin của chúng tôi”.
Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian. Ảnh: AFP/TTXVN
Đề cập một sắc lệnh của lãnh tụ tinh thần tối cao của Iran Ali Khamenei về vấn đề sử dụng vũ khí hạt nhân, Ngoại trưởng Amir-Abdollahian nêu rõ “thông điệp của Lãnh tụ tối cao rất rõ ràng”, theo đó cấm sở hữu và sử dụng vũ khí hủy diệt, bao gồm cả vũ khí hạt nhân. Ông cũng nhấn mạnh việc thực hiện tất cả các khía cạnh của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân, đồng thời cho rằng cần chú ý một cách nghiêm túc việc xây dựng một khu vực phi hạt nhân tại Trung Đông và Iran sẵn sàng hợp tác về việc này.
Các phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán giữa Iran với các cường quốc nhằm cứu vãn thỏa thuận Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) đã được nối lại ở Vienna (Áo). Ngoại trưởng Amir-Abdollahian khẳng định Iran “nghiêm túc về việc đạt một thỏa thuận mạnh và bền vững”, cho rằng kết quả này tùy thuộc Mỹ có muốn đạt thỏa thuận hay không.
Trước đó, các cuộc đàm phán nhằm cứu vãn JCPOA đã bắt đầu từ tháng 4/2021, song bị đình trệ từ tháng 3/2022. Thỏa thuận JCPOA ký năm 2015, theo đó Iran hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các trừng phạt áp đặt với nước này. Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận năm 2018 và tái áp đặt trừng phạt kinh tế, khiến Iran cũng giảm các cam kết của nước này trong thỏa thuận.
Video đang HOT
Cũng trong cuộc điện đàm với Tổng thư ký LHQ ngày 7/8, Ngoại trưởng Iran đề nghị Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) giải quyết triệt để các vấn đề còn tồn đọng liên quan những nghi ngờ về vật liệu hạt nhân tại những địa điểm chưa được công bố. Ông nói: “Chúng tôi cho rằng IAEA cần giải quyết triệt để các vấn đề tồn đọng từ góc độ kỹ thuật bằng cách tách biệt khỏi các vấn đề chính trị”.
Tháng 6 vừa qua, Ban giám đốc IAEA đã thông qua một nghị quyết cho rằng Iran không giải thích thỏa đáng về các dấu vết urani làm giàu được phát hiện trước đó tại 3 địa điểm chưa được công bố. Ngày 5/8 vừa qua, Tehran khẳng định rằng các vấn đề xung quanh các địa điểm chưa công bố “mang tính chất chính trị và không nên được sử dụng làm cái cớ để chống lại Iran trong tương lai”.
Mỹ và Israel bất đồng về cách giải quyết chương trình hạt nhân của Iran
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Yair Lapid nhất trí rằng chương trình hạt nhân của Iran phải bị chặn lại, nhưng khác nhau về cách thực hiện.
Tổng thống Israel Isaac Herzog (thứ hai bên phải) và Thủ tướng Israel Yair Lapid (giữa) cùng Tổng thống Mỹ Biden tại sân bay Ben Gurion. Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra quan điểm cứng rắn về tham vọng hạt nhân của Tehran, nhưng có cách tiếp cận khác với Israel về vấn đề này khi thực hiện chuyến công du Trung Đông kéo dài 4 ngày.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung, hai nhà lãnh đạo của Mỹ và Israel mô tả Iran là một mối đe dọa, cam kết không để nước này sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhưng điểm khác biệt giữa hai nước là làm thế nào để hành động theo cam kết của họ. Trong khi Israel muốn Mỹ sử dụng vũ lực để ngăn Iran trở thành cường quốc hạt nhân, thì Washington cho rằng cần mở ra cơ hội ngoại giao trước khi sử dụng giải pháp quân sự.
Trong quá khứ, Israel được cho là đã thực hiện một số hoạt động "phá hoại và ám sát bí mật" bên trong Iran nhằm làm suy yếu các mục tiêu hạt nhân của Tehran. Ví dụ, vào tháng 11/2020, nhà khoa học hạt nhân nổi tiếng nhất của Iran Mohsen Fakhrizadeh đã bị sát hại sau khi đoàn xe của ông bị tấn công.
Hai năm trước đó, vào tháng 1/2018, một số người đã đột nhập vào một cơ sở lưu trữ tại một khu công nghiệp cách Tehran khoảng 30 km và lấy đi các vật liệu lưu trữ hạt nhân bí mật mà không để lại dấu vết.
Trong khi các quan chức Iran giữ im lặng về điều này trong thời gian đó, cựu Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tiết lộ các tài liệu liên quan 3 tháng sau đó ở Tel Aviv, thừa nhận đây là hoạt động do cơ quan tình báo Mossad của Israel thực hiện.
Tel Aviv, một đồng minh chủ chốt của Mỹ, coi Tehran là đối thủ lớn nhất của mình. "Họ muốn tiêu diệt nhà nước Do Thái duy nhất trên thế giới. Chúng tôi sẽ không bao giờ để điều đó xảy ra", ông Lapid nêu rõ trong buổi họp báo cùng Tổng thống Biden.
"Lời nói sẽ không ngăn cản họ. Ngoại giao sẽ không ngăn cản họ. Điều duy nhất có thể ngăn Iran nếu họ tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân của mình là thế giới tự do sẽ sử dụng vũ lực. Cách duy nhất để ngăn chặn là xem xét một mối đe dọa quân sự đáng tin cậy", ông Lapid nói.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ đã không nhắc lại lập luận trên, báo hiệu một quan điểm khác của Israel về vấn đề này. "Hôm nay, (chúng tôi) đã thảo luận về cam kết của Mỹ trong việc đảm bảo Iran không bao giờ có được vũ khí hạt nhân. Đây là một lợi ích an ninh quan trọng đối với cả Israel và Mỹ cũng như đối với phần còn lại của thế giới. Tôi tiếp tục tin rằng ngoại giao là cách tốt nhất để đạt được kết quả này", ông Biden phát biểu.
Tehran đã phản ứng mạnh mẽ với tuyên bố chung của Mỹ và Israel nhằm vào nước này. Hãng thông tấn Anadolu dẫn lời Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cho biết: "Bất kỳ sai lầm nào của Mỹ hoặc các đồng minh trong khu vực sẽ phải hứng chịu sự phản ứng khắc nghiệt và đáng tiếc từ phía Iran. Sự can thiệp của các cường quốc bên ngoài vào khu vực chỉ dẫn đến khủng hoảng và mất ổn định".
Trong khi Israel được cho là có kho vũ khí hạt nhân mà họ chưa bao giờ công khai thừa nhận, Iran khẳng định chương trình hạt nhân của họ là vì mục đích hòa bình và họ không có ý định phát triển thành đầu đạn hạt nhân.
Năm 2015, Tehran đã ký một thỏa thuận quốc tế với việc các cường quốc thế giới giới hạn các dự án hạt nhân có tiềm năng chế tạo bom. Nhưng vào năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump đã rút khỏi hiệp ước.
Kể từ đó, Iran đã tăng cường một số hoạt động hạt nhân của mình trong khi những nỗ lực quay trở lại thỏa thuận trong khi các cuộc đàm phán ở Vienna của các cường quốc trên thế giới hiện vẫn bế tắc.
Các quốc gia đã chi bao nhiêu cho vũ khí hạt nhân trong năm 2021? Chín quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân trên thế giới đã chi tổng cộng 82,4 tỉ USD để nâng cấp vũ khí nguyên tử của họ trong năm 2021, nhiều hơn 8% so với năm trước đó. Ảnh: Reuters Trang Al Jazeera dẫn báo cáo chi tiêu vũ khí hạt nhân toàn cầu do Tổ chức quốc tế vận động bãi...