Ngoại trưởng ASEAN “quan ngại nghiêm trọng” về Biển Đông
Ngoại trưởng các nước ASEAN đã ra thông cáo chung bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng” về các diễn biến gần đây ở Biển Đông tại hội nghị ASEAN – Trung Quốc diễn ra tại Vân Nam ngày 14/6.
Quan ngại nghiêm trọng
Mặc dù chưa được công bố nhưng theo nguồn tin từ BBC, thông cáo của Asean nói các ngoại trưởng đã có “trao đổi thẳng thắn với Bô trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị”.
“Chúng tôi bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về các diễn biến gần đây cũng như đang xảy ra, vốn gây xói mòn lòng tin, tăng căng thẳng và có nguy cơ gây cản trở cho hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông”, thông cáo cho hay.
Thông cáo khá trực diên khi nói về sự nguy hiểm của chương trình cải tạo đảo của Trung Quốc, dù không nhắc trực tiếp đến nước này.
“Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của viêc không quân sự hóa và kiềm chế trong mọi hoạt đông, kể cả hoạt đông xây đảo, vốn có thể tăng căng thẳng ở Biển Đông.”
“Chúng tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của viêc gìn giữ hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do đi lại trên biển cũng như trên không ở Biển Đông, theo các nguyên tắc luât pháp đã được quốc tế thừa nhân, trong đó có Công ước LHQ về Luât Biển (UNCLOS) năm 1982.”
Thông cáo cũng nhắc lại cam kết của ASEAN là thúc đẩy giải quyết hoà bình các tranh chấp, tôn trọng tiến trình pháp lý và ngoại giao, không đe doạ sử dụng vũ lực.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Vương Nghị dẫn đầu đoàn Trung Quốc tại Hội nghị. Ảnh: Reuters
Các giải pháp thực tiễn giải quyết tranh chấp
Đáng lưu ý, thông cáo chung lần này đã đề cập đến hàng loạt các giải pháp thực tiễn để giảm căng thẳng, tránh rủi ro xung đột, hiểu nhầm hoặc những tính toán sai lầm trên biển.
Bên cạnh việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi hiệu quả Tuyên bố chung về Biển Đông (DOC) và hướng tới Bộ quy tắc Ứng xử Biển Đông (COC), các ngoại trưởng ASEAN đề nghị thành lập các đường dây nóng giữa Bộ Ngoại giao và hướng tới đề xuất Bộ Quy tắc ứng xử về tránh đụng độ trên biển đối với các tàu hải quân ở Biển Đông.
Thông cáo chung cho hay “đây là những kết quả có thể được thống nhất giữa ASEAN và Trung Quốc tại Hội nghị Thượng đỉnh sắp tới”.
Dự kiến, tháng 9 tới, ASEAN và Trung Quốc sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Theo Wall Street Journal, Bộ Ngoại giao Singapore và Indonesia đã ra các tuyên bố riêng rẽ ủng hộ những nội dung chính trong thông cáo chung của ASEAN.
Đồng thuận ASEAN
TS Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngoại giao Việt Nam nhận xét, qua nội dung thông cáo chung, có thể thấy cuộc trao đổi của các ngoại trưởng ASEAN và ngoại trưởng Trung Quốc “là rất thẳng thắn”. Theo ông, lời lẽ của thông cáo chung “đã phản ánh đầy đủ quan điểm của các nước ASEAN liên quan đến vấn đề Biển Đông hiện nay”.
“Nội dung tuyên bố này đã thể hiện ở mức độ cao nhất, chưa từng có từ trước đến nay phản ánh rất đầy đủ sự đồng thuận của ASEAN ở mức độ cao nhất chưa từng có từ trước đến nay về mối quan tâm chung và lo ngại sâu sắc của các nước ASEAN về tình hình Biển Đông, cũng như sự đồng thuận về những biện pháp hoà bình giải quyết vấn đề Biển Đông, bảo đảm hoà bình và ổn định ở khu vực”, TS Trần Việt Thái bình luận.
Theo VietNamNet
Trung Quốc nói không gây áp lực ASEAN rút lại tuyên bố về Biển Đông
Trung Quốc nói rằng không gây áp lực cho bất kỳ quốc gia nào của ASEAN để rút lại và sửa chữa một tuyên bố chung của khối này liên quan đến Biển Đông sau khi họp với phía Trung Quốc.
Hội nghị đặc biệt giữa các Ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc tại Côn Minh từ 13 - 14.6.2016. AFP
"Tất cả các nước, trong đó có 10 thành viên ASEAN là những quốc gia có chủ quyền tự quyết định chính sách độc lập của mình. Không phải mọi quốc gia trên thế giới có thể gây áp lực lên những nước khác", ông Lục Kháng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 15.6.
Ông Lục đưa ra phát biểu trên nhằm phản bác cáo buộc của giới truyền thông rằng Trung Quốc đã gây áp lực lên các nước ASEAN, khiến khối này bất ngờ rút lại tuyên bố chung được công bố trước đó không lâu, theo Straits Times.
Tuyên bố rút lại tuyên bố chung được Malaysia đưa ra vào tối 14.6 sau Hội nghị đặc biệt giữa Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc ở Côn Minh (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) bàn về việc kỷ niệm 25 năm quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Cuộc họp mất khá nhiều thời gian vì vấn đề tranh chấp ở Biển Đông và căng thẳng tăng cao gần đây do Trung Quốc xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo trên các rạn san hô và quân sự hóa các đảo này. Cuộc họp cũng nhắc lại vụ kiện ở Tòa trọng tài quốc tế tại The Hague (Hà Lan) do Philippines khởi xướng nhằm chống lại Trung Quốc.
Biển Đông trở thành chủ đề lớn trong Hội nghị đặc biệt giữa các Ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc. AFP
Malaysia tối 14.6 rút lại tuyên bố chung được cho là chứa "những ngôn từ mạnh mẽ về những động thái gần đây làm xói mòn lòng tin và gia tăng căng thẳng, có thể phá hỏng sự bình yên, an ninh và ổn định ở Biển Đông".
Tuy nhiên, nhiều cơ quan truyền thông quốc tế ngày 15.6 dẫn nhiều nguồn tin nói rằng chính Trung Quốc đã tác động vào Lào, nước đang giữ vị trí Chủ tịch ASEAN để thu hồi tuyên bố chung.
"Đây là một cuộc họp kín, và không có kế hoạch phát hành bất kỳ cái gọi là tuyên bố chung nào", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói. Theo ông này, có lẽ sẽ không có bất kỳ tuyên bố nào từ cuộc họp vừa qua được đưa ra.
Cho đến nay chưa rõ tuyên bố chung mà ASEAN rút lại tối 14.6 sẽ sửa chữa điều gì và liệu có được ban hành hay không và khi nào.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Bản tuyên bố chung đoản mệnh về Biển Đông của ASEAN Chỉ vài giờ sau khi ra tuyên bố chung kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế trên Biển Đông, ASEAN đã quyết định rút lại văn kiện này. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và các ngoại trưởng ASEAN tại hội nghị. Ảnh: AFP Ngày 14/6, các ngoại trưởng ASEAN trong một hội nghị với bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc ở...