Ngoại trưởng A.Blinken: Mỹ không có ý định thay đổi chế độ tại Nga
Ngày 27/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định Washington không có kế hoạch thay đổi chế độ tại Nga.
Lời khẳng định này được đưa ra sau khi Tổng thống Joe Biden tuyên bố người đồng cấp Nga Vladimir Putin “không thể tiếp tục cầm quyền”.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới trong khuôn khổ chuyến thăm Jerusalem, Ngoại trưởng Blinken cho rằng quan điểm mà Tổng thống Biden và Nhà Trắng đưa ra hôm 26/3 có nghĩa Tổng thống Putin không có quyền triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hoặc bất kỳ nơi nào. Ông khẳng định Washington không có kế hoạch thay đổi chế độ tại Nga.
Video đang HOT
Trước đó, phát biểu tại Lâu đài Hoàng gia ở Vácsava (Ba Lan), sau cuộc gặp với các bộ trưởng Ukraine và tham dự hội nghị thượng đỉnh với các đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) và Liên minh châu Âu (EU), Tổng thống Biden đã chỉ trích Tổng thống Putin, đồng thời cho rằng nhà lãnh đạo Nga “không thể tiếp tục cầm quyền”.
Mặc dù Nhà Trắng đã nhanh chóng làm dịu đi những bình luận trên của Tổng thống Biden về người đồng cấp Nga, theo đó, cho rằng phát biểu trên đề cập tới ảnh hưởng của Tổng thống Putin đối với các nước trong khu vực, song hãng tin AFP của Pháp dẫn lời một quan chức Nga cho rằng các công kích cá nhân này sẽ “thu hẹp cơ hội” cho mối quan hệ song phương.
Quan hệ giữa Nga và Mỹ cũng như các nước phương Tây đang rơi xuống mức thấp. Giới phân tích cho rằng việc NATO củng cố an ninh ở sườn Đông là nguyên nhân sâu xa dẫn tới căng thẳng bùng phát giữa phương Tây và Nga, dẫn tới việc Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine hôm 24/2.
Na Uy không cho NATO đặt căn cứ quân sự
Khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng cường đáng kể lực lượng ở phía đông nhằm đáp trả cuộc xung đột ở Ukraine, Thủ tướng Jonas Gahr Stre nói rằng việc tăng cường hiện diện của liên minh này ở Na Uy không phải là một lựa chọn.
Các binh sĩ thuộc lữ đoàn thiết giáp tại Setermoen, miền bắc Na Uy. Ảnh: AFP
Theo đài Sputnik (Nga), để đối phó với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, NATO đã tăng gấp đôi nhóm tác chiến đến sườn phía đông châu Âu. Ngoài lực lượng hiện có ở các nước Baltic và Ba Lan, NATO đã thành lập thêm 4 nhóm tác chiến ở Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia. Tuy nhiên, theo Thủ tướng Stre, Na Uy sẽ không cân nhắc lại chính sách về việc đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ đất nước.
"Sự kết hợp giữa lịch sử và địa lý có thể tạo ra những nhu cầu khác nhau về an ninh. Chúng tôi đã cố gắng kiềm chế sự leo thang căng thẳng tại phía bắc ở mức thấp nhất trong thời điểm này. Chúng tôi muốn bảo vệ thành quả đó. Chúng tôi không đưa ra tín hiệu hay mong muốn thay đổi điều đó", Thủ tướng Stre nói trong một tuyên bố.
Kể từ khi gia nhập NATO năm 1949, Na Uy đã không cho phép các quốc gia khác thiết lập căn cứ quân sự hoặc lưu trữ vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước này trong thời bình. Ngoài ra, quốc gia Bắc Âu này tuyên bố đã hạn chế tổ chức các cuộc tập trận của đồng minh gần biên giới Nga.
"Tôi tin rằng các nguyên tắc mà chúng tôi đặt ra với các cuộc tập trận của NATO là phù hợp với Na Uy, các quốc gia láng giềng và cả liên minh quân sự ", Thủ tướng Stre nói.
Sắp tới, Quốc hội Na Uy sẽ đưa ra quyết định về thỏa thuận quốc phòng mới với Mỹ. Thỏa thuận này đã được Chính phủ Thủ tướng Erna Solberg ký kết vào năm 2021. Theo đó, thỏa thuận có thể trao cho người Mỹ quyền thiết lập cơ sở hạ tầng tại một số căn cứ quân sự của Na Uy, bao gồm Rygge, Sola, Evenes và Ramsund. Phía Nga đã phản ứng mạnh mẽ với thỏa thuận này, cho rằng nó đã cấu thành hành vi quân sự hóa Na Uy.
Trước đây, Na Uy đã từng tiếp nhận lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ trên cơ sở luân phiên. Căn cứ Không quân Vrnes cũng đóng vai trò là kho lưu trữ của Lực lượng Vũ trang Mỹ trong khuôn khổ chương trình Lực lượng Thủy quân Lục chiến - Na Uy. Bất chấp lời chỉ trích từ các đảng đối lập, chính phủ vẫn tuyên bố những thỏa thuận này không mâu thuẫn với chính sách về căn cứ quân sự của Na Uy .
Nhìn chung, mối quan hệ Na Uy và Nga đang ngày càng trở nên căng thẳng trong những thập kỷ gần đây. Các hoạt động thiết lập quân sự ở phía bắc, các vụ đánh chặn máy bay quân sự, cáo buộc gián điệp đã khiến mối quan hệ đối tác kéo dài hàng thập kỷ chìm trong rạn nứt.
Giải pháp của NATO Hội nghị thượng đỉnh bất thường của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra ngày 24/3 tại Brussels, Bỉ trong bối cảnh khá đặc biệt, tròn 1 tháng sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine. Như tuyên bố của người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg, nhiệm vụ của liên minh quân...