Ngoài ngân hàng còn có 580 đại lý thu đổi ngoại tệ hợp pháp
Ngoài các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước còn cấp phép cho 580 đại lý thu đổi ngoại tệ khác trên toàn quốc.
Vụ việc một người dân tại Cần Thơ bị phạt 90 triệu đồng vì đổi 100 USD tại điểm thu đổi ngoại tệ trái quy định đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhiều người dân hốt hoảng vì không biết đâu điểm thu đổi ngoại tệ nào hợp pháp còn giới chuyên gia cho rằng, việc xử phạt anh Rê ở Cần Thơ là đúng luật nhưng quá tay, khó chấp nhận.
“Trường hợp người cầm 100 USD thì số tiền cũng chỉ khoảng 2,3 triệu đồng, nếu bán 100 USD phạt 90 triệu đồng thì chẳng khác nào đổi 50.000 đồng ra 2 USD cũng giống như đổi 1 triệu USD ra tiền Việt ở nơi không được phép đều có tội như nhau, đều bị áp mức phạt 90 triệu đồng. Đây là việc xử phạt mang tính cào bằng, không hợp lý, không đúng đối tượng vi phạm”, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hãng luật Basico, đoàn Luật sư Hà Nội nhận xét.
Do đó, để tránh “tiền mất tật mang”, nhiều chuyên gia đưa ra lời khuyên người dân nên đưa ngoại tệ đến đổi hoặc mua ở những địa điểm hợp pháp. Ngoài các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) còn cấp phép cho 580 đại lý thu đổi ngoại tệ khác trên toàn quốc. Trong đó, các điểm thu đổi ngoại tệ được cấp phép đều treo biển bảng và giấy phép để người dân nhận biết.
Video đang HOT
Để tránh “tiền mất tật mang”, người dân nên đưa ngoại tệ đến đổi hoặc mua ở những địa điểm hợp pháp (ảnh minh họa).
Còn các ngân hàng đều có chức năng thu đổi ngoại tệ, mỗi ngân hàng lại có hàng chục nghìn phòng giao dịch đủ điều kiện thu đổi ngoại tệ. Do đó, người dân muốn mua bán ngoại tệ có thể đến các điểm giao dịch đủ điều kiện thu đổi ngoại tệ của các tổ chức tín dụng.
Theo quy định của NHNN, các tổ chức tín dụng phải thông báo danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt của toàn hệ thống trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng. Để biết chính xác địa điểm mua, bán ngoại tệ hợp pháp, người dân có thể truy cập website của các tổ chức tín dụng và thực hiện mua, bán ngoại tệ tại các địa điểm này để không bị xử phạt.
Còn tại Cần Thơ, theo ông Trần Quốc Hà, Giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh Cần Thơ: Toàn thành phố Cần Thơ có 257 phòng giao dịch của ngân hàng có thu đổi ngoại tệ, 9 đại lý thu đổi ngoại tệ của doanh nghiệp và khách sạn, 50 đại lý thu đổi ngoại tệ là các tiệm vàng.
“Trên địa bàn thành phố Cần Thơ có thể bất cứ quận, huyện nào cũng có thể giao dịch ngoại tệ được”, ông Hà nói.
Theo Nghị định 96/2014/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (Nghị định 96), hành vi vi phạm mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ bị phạt tiền từ 80-100 triệu đồng. Đối với hành vi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ không đúng quy định pháp luật còn chịu mức phạt lên tới 200-250 triệu đồng.
Ngoài ra, hình phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ số ngoại tệ và tiền đồng Việt Nam đối với hành vi vi phạm.
Theo dantri.com.vn
Cả nước có 580 điểm thu đổi ngoại tệ ngoài ngân hàng
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này còn cấp phép cho 580 đại lý thu đổi ngoại tệ khác trên toàn quốc.
Ảnh minh họa
Liên quan tới vụ việc UBND TP Cần Thơ ngày 23/10 vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính 90 triệu đồng một cá nhân vì đã mang đổi 100 USD tại tiệm vàng không được cấp phép thu đổi ngoại tệ, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) cho biết: Các ngân hàng đều có chức năng thu đổi ngoại tệ, mỗi ngân hàng lại có hàng chục nghìn phòng giao dịch đủ điều kiện thu đổi ngoại tệ. Do đó, ông Cảnh cho rằng, người dân muốn mua bán ngoại tệ có thể đến các điểm giao dịch đủ điều kiện thu đổi ngoại tệ của các tổ chức tín dụng. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng phải thông báo danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt của toàn hệ thống trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng. Để biết chính xác địa điểm mua, bán ngoại tệ hợp pháp, người dân có thể truy cập website của các tổ chức tín dụng và thực hiện mua, bán ngoại tệ tại các địa điểm này để không bị xử phạt.
Ngoài ra, theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này còn cấp phép cho 580 đại lý thu đổi ngoại tệ khác trên toàn quốc. Như vậy, các điểm thu đổi ngoại tệ đang phủ sóng từ thành thị đến nông thôn, từ trung tâm đến ngoại thành... rất thuận tiện. Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng thông tin, các điểm thu đổi ngoại tệ được cấp phép đều treo biển bảng và giấy phép để người dân nhận biết.
Hiện nay, theo Nghị định 96/2014/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (Nghị định 96), hành vi vi phạm mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ bị phạt tiền từ 80-100 triệu đồng. Đối với hành vi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ không đúng quy định pháp luật còn chịu mức phạt lên tới 200-250 triệu đồng. Ngoài ra, hình phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ số ngoại tệ và tiền đồng Việt Nam đối với hành vi vi phạm.
Trước khi có Nghị định 96, mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi mua - bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu - đổi ngoại tệ theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, hành vi vi phạm này lên tới 500 triệu đồng, không có ngoại lệ. Đây là mức xử phạt cao nhất trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
C.Sơn
Theo baogiaothong.vn
Tài chính tuần qua: "Chính phủ không phá giá tiền đồng để hỗ trợ cho xuất khẩu" Phát biểu cuối cùng tại phiên thảo luận chiều 27/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ khẳng định, Chính phủ nhất quán chính sách ổn định giá trị đồng tiền. "Nhân đây, chúng tôi báo cáo là Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có chủ trương phá giá đồng tiền của chúng...