Ngoài nắng nóng, còn 4 “thủ phạm” không ai ngờ đứng sau triệu chứng nhức đầu vào mùa Hè
Bị nhức đầu đúng là vô cùng khó chịu. Nắng nóng là một trong những nguyên nhân dễ gây đau đầu, nhưng thực tế, còn có những thứ khác cũng góp phần khiến bạn dễ bị đau đầu vào mùa hè đấy!
Bạn hãy xem có lý do nào dưới đây đúng với mình không để tự giúp đầu mình nhẹ bớt nhé!
1. Nghỉ ngơi sau giờ học hoặc vào cuối tuần
Nghe hơi kỳ lạ nhưng bạn có để ý không, có rất nhiều lần, ngồi học ở lớp thì không sao nhưng về đến nhà hoặc lúc ở nhà cuối tuần thì lại nhức đầu! Không phải do ở nhà bố mẹ nói nhiều hay em út đùa nghịch ầm ỹ đâu, mà có kiểu đau đầu gọi là “đau đầu thư giãn” đấy.
Chán chuyện không, đúng lúc hết giờ học rồi thì lại nhức đầu.
Tức là, sau một ngày hoặc một tuần học, nhất là học ôn thi, bạn sẽ bị đau đầu do ảnh hưởng của những căng thẳng đã tích tụ trong ngày hoặc trong tuần đó. Các nhà khoa học cho rằng chính hóc-môn cortisol được sản sinh ra trong những lúc căng thẳng đã góp phần kích thích khiến bạn đau đầu đúng vào lúc… nghỉ ngơi.
Để tránh kiểu đau đầu này thì bạn nên cố gắng giải tỏa căng thẳng đều đặn bằng cách ăn lành mạnh, ngủ đủ, tập yoga…
2. Đeo khẩu trang và uống thiếu nước
Theo các nhà nghiên cứu ở Nhật thì việc đeo khẩu trang vào mùa hè khiến chúng ta dễ bị thiếu nước và dễ đau đầu hơn. Thứ nhất, trời nóng mà đeo khẩu trang thì khó thở hơn, cũng dẫn đến đau đầu. Thứ hai, việc đeo khẩu trang suốt khiến vùng quanh mũi miệng giữ hơi ẩm, làm giảm cảm giác khát, thành ra chúng ta lại uống không đủ nước. Mà uống không đủ nước thì cực kỳ đau đầu. Cứ luẩn quẩn vậy đấy!
Khi trời nóng mà đeo khẩu trang cũng khiến bạn dễ đau đầu, nên bạn hãy chọn loại khẩu trang phù hợp nhé.
Video đang HOT
Cho nên vào mùa hè, bạn nên chọn loại khẩu trang mỏng và mềm (nhưng vẫn đủ chất lượng nhé), đừng đeo loại vải dày mấy lớp, đồng thời nên thường xuyên uống nước chứ đừng đợi đến lúc khát mới uống.
Một số người thường bị đau đầu sau khi tập thể dục thể thao vào mùa hè, một phần có thể do toát nhiều mồ hôi nên cơ thể (lại) không đủ nước. Hoặc nếu nơi tập mà nóng (chơi bóng đá, bóng rổ ngoài trời chẳng hạn) thì việc vận động mạnh cũng khiến cơ thể cố gắng chống nóng, dẫn đến nhức đầu, mệt mỏi.
Vận động mạnh, toát nhiều mồ hôi cũng có thể là lý do khiến bạn đau đầu.
Ngoài ra, nếu bạn mới tập thể dục thể thao thì cũng dễ bị đau đầu do trong khi tập, một số hóc-môn trong cơ thể sẽ thay đổi, nên bạn hãy tăng cường độ từ từ chứ đừng tập nặng ngay nhé.
4. Giận dữ
Trời nóng thì ai cũng dễ cáu hơn, mà theo nghiên cứu của Đại học Y St Louis (Mỹ) thì bạn tức giận càng lâu, bạn càng dễ đau đầu. Vấn đề này thì bạn phải tự giúp mình thôi: Hãy làm cho mình vui lên bằng cách xem phim hài, nghe nhạc hoặc đọc Hoa Học Trò Online nhé bạn!
Nhiều người bị bệnh đau đầu "hành hạ" trong mùa hè, nguyên nhân có thể không đơn giản mà do 5 bệnh nghiêm trọng
Ngạt mũi, đau đầu là một trong những triệu chứng đặc trưng của cảm lạnh và dị ứng. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Cảm lạnh là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngạt mũi và đau đầu. Nhiều người nghĩ rằng, chỉ mùa đông thời tiết lạnh giá chúng ta mới dễ bị cảm lạnh và đau đầu. Nhưng thực tế, ngay cả vào mùa hè, nhiều người cũng bị căn bệnh đau đầu hành hạ.
Đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm xoang do vi khuẩn, đau nửa đầu hoặc nhiễm trùng tai.
Phòng ngừa đau đầu là việc làm rất quan trọng và để phòng bệnh tốt thì quan trọng nhất là phải nắm được nguyên nhân. Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ngạt mũi và đau đầu:
Viêm xoang
Viêm xoang có thể là nguyên nhân gây ngạt mũi và đau đầu.
Viêm xoang là một bệnh nhiễm trùng khiến chất nhầy tích tụ trong xoang và dẫn tới sưng đau. Theo Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ (AAAAI), triệu chứng ban đầu của nhiễm trùng xoang cấp tính thường giống với cảm lạnh.
Trong khi đó, cảm lạnh cũng góp phần làm sưng xoang, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và tích tụ nước mũi. Theo AAAAI, nếu tình trạng này xuất hiện 3 lần trong một năm, bạn có nguy cơ cao phải đối mặt với viêm xoang mãn tính.
Ngoài ngạt mũi và đau đầu, viêm xoang còn dẫn tới một loạt các triệu chứng khó chịu khác như ho, mệt mỏi, sốt, cảm thấy áp lực quanh mắt, trán hoặc mũi, đau răng và dịch mũi chuyển màu.
Cảm lạnh
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ngạt mũi là triệu chứng đặc trưng của cảm lạnh. Hơn nữa, một số người cũng có thể bị đau đầu do tình trạng này.
Các triệu chứng khác của cảm lạnh bao gồm ho, tức ngực nhẹ, mệt mỏi, đau họng, sốt và đau nhức cơ thể.
Để điều trị cảm lạnh, bạn cần nghỉ ngơi thường xuyên và bổ sung đủ chất lỏng. Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp chống lại các triệu chứng của cảm lạnh.
Nếu các triệu chứng cảm lạnh không biến mất sau 10-14 ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng xoang.
Cúm
Cúm là một bệnh về đường hô hấp do virus gây nên. Ngoài ngạt mũi và đau đầu, tình trạng này còn dẫn tới những triệu chứng khác như ho, đau họng, đau cơ, mệt mỏi và sốt. Một số người có khả năng bị nôn mửa và tiêu chảy, dù hiện tượng này xảy ra ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn.
Nếu không điều trị kịp thời, cúm sẽ phát triển và gây nên các biến chứng nghiêm trọng. Bạn nên đi khám ngay khi nhận thấy dấu hiệu khó thở, đau ngực, chóng mặt, co giật, đau cơ nghiêm trọng. Bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
Nếu thuốc không đem lại hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kê thuốc chống dị ứng.
Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV)
Virus hợp bào hô hấp gây nên các bệnh nhiễm trùng mũi, phổi và họng. Mặc dù mọi người đều có khả năng nhiễm virus RSV, tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ em. Trên thực tế, đây là nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản ở trẻ.
Mọi người đều có thể điều trị RSV tại nhà và bệnh thường tự khỏi sau 1-2 tuần. Sử dụng thuốc cảm lạnh sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu.
CDC cho biết, người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và những người sở hữu hệ thống miễn dịch yếu có nguy cơ mắc cao và nên đi khám bác sĩ nếu cảm thấy khó thở.
Nhiễm trùng tai
Một số triệu chứng phổ biến của tình trạng này bao gồm mất thính lực, chảy mủ tai, sốt, khó ngủ và gặp vấn đề về khả năng cân bằng.
Cả virus và vi khuẩn đều có thể gây nhiễm trùng tai. Hơn nữa, dịch nhầy từ tai có khả năng rò rỉ vào đường mũi, dẫn tới viêm mũi. Một số biện pháp khắc phục tại nhà như chườm nóng, bổ sung nước, dùng thuốc thông mũi không kê đơn có thể làm giảm triệu chứng của nhiễm trùng tai.
Nếu các phương pháp này không đem lại hiệu quả, mọi người nên đến gặp chuyên gia y khoa để được tư vấn.
Bỗng nhiên bị méo mặt do liệt dây thần kinh số 7 Thời gian gần đây, bệnh viện Y học Cổ truyền Cần Thơ tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân đột ngột bị liệt nửa mặt, méo miệng hay còn gọi là liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Bệnh nhân sau 5 ngày được điều trị tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Cần Thơ Cụ thể, từ đầu năm...