Ngoài mì Quảng, cao lầu, Quảng Nam còn 1 món phở đặc sản ngon xuất sắc
Đến với đất Quảng nắng gió, thực khách sẽ được thưởng thức một hương vị phở đầy mới lạ với nguyên liệu từ củ sắn.
Nhắc đến Quảng Nam, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến món mì Quảng nức tiếng hay cao lầu mang danh “đặc sản Hội An”. Nhưng sẽ thật đáng tiếc nếu như cái tên phở sắn không được nhắc đến, bởi đây cũng là một món ăn độc đáo và có hương vị không hề thua kém những đặc sản cùng quê vừa kể trên.
Phở sắn bắt nguồn từ thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn, Quảng Nam. Gọi là phở sắn đơn giản bởi vì sợi phở được làm từ nguyên liệu chính là củ sắn, và đây cũng là điểm nhấn đặc biệt của món ăn này.
Phở sắn là món ăn đặc sản ở vùng Quế Sơn, Quảng Nam (Ảnh: tapihealthyfoodandcafe)
Những sợi phở không làm bằng bột gạo cũng không đổ theo dạng dẹt và dài như các loại phở mà chúng ta vẫn ăn thông thường. Sợi phở sắn được đổ theo hình lưới trông rất lạ mắt. Và tất nhiên, để chế biến ra món phở này cũng đòi hỏi các công đoạn cầu kỳ.
Những sợi phở có hình lưới, vị bùi bùi dai dai chính là điểm nhấn của món ăn (Ảnh: heritagevna.magazine)
Chỉ những cây sắn đạt tiêu chuẩn mới được sử dụng để thái miếng mỏng, đem đi phơi khô và sau đó xay thành bột mịn. Tiếp đó, bột sẽ được đem đi ngâm để khử chua rồi được khuấy đều cho đến khi thành bột đặc. Người thợ làm phở sẽ tiếp tục ngâm cho đến khi bột được khử chua hoàn toàn rồi sau đó nấu bột, tiến tới công đoạn cuối cùng là ép bột thành những sợi nhỏ như chúng ta thấy.
Quá trình để làm ra những bánh phở sắn cũng rất kỳ công (Ảnh: heritagevna.magazine)
Video đang HOT
Nhiều năm trước, các công đoạn này đều được làm thủ công, nhưng ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phở sắn đã có quy trình sản xuất hiện đại và nhanh gọn hơn rất nhiều.
Để hoàn thiện một tô phở sắn thì không quá tốn công sức như làm ra những sợi phở. Trước khi ăn, sợi phở sắn được ngâm nước lạnh chừng 5 phút, sau đó vớt ra để ráo rồi chan nước dùng cùng đồ ăn đi kèm.
Hình ảnh hấp dẫn khó cưỡng của phở sắn (Ảnh: trungbuii)
Món ăn này được chế biến với nhiều vị nước lèo như cá lóc, lươn… Trong đó, người Quế Sơn thường ăn phở sắn với nước cá nục, cá ngừ biển tươi ngon.
Món ăn này có thể được chế biến với nhiều loại nước dùng, nguyên liệu ăn kèm như các loại cá, tôm… (Ảnh: chuttlee)
Trong số đó thì phiên bản phở sắn cá lóc cũng khá phổ biến (Ảnh: oanhnguyen1209)
Phở sắn còn có phiên bản trộn khô, nhưng nhìn chung, dù với hình thức nào, loại nước dùng nào thì điểm nhấn vẫn chính là sợi phở dai dai, bùi bùi cùng hương thơm tự nhiên từ sắn. Vị ngọt của cá, tôm, thịt, hòa cùng mùi thơm của rau húng, quế, ngò, hoa chuối non kết hợp với sợi phở sắn đã tạo nên một hương vị khó quên và không lẫn vào đâu được.
Phở sắn còn có thể ăn theo kiểu trộn khô (Ảnh: tapihealthyfoodandcafe)
Dù có không ít biến tấu, nhưng sợi phở hình lưới độc đáo chính là điều tạo nên sắc thái và hương vị riêng biệt của phở sắn (Ảnh: tapihealthyfoodandcafe)
Phở sắn – Một món ăn mang đậm hương vị đất Quảng không thể bỏ lỡ (Ảnh: hongtramid)
Nếu có dịp về Quảng Nam, nhất định phải một lần thử qua món phở sắn. Chắc chắn trải nghiệm ẩm thực tuy dân dã nhưng không kém phần độc đáo này sẽ không khiến bạn thất vọng.
Có chồng ham nhậu
Do môi trường, yêu cầu công việc; muốn tụ hội bạn bè để bàn luận nhiều vấn đề trong cuộc sống, tạm quên những mệt mỏi, căng thẳng...
Đủ lý do để đàn ông nhậu
Gần đây, thỉnh thoảng hàng xóm lại nghe vợ chồng chị T.T.K.Y (quận Bình Thạnh, TP HCM) cãi nhau. Nguyên nhân chỉ vì anh N.V.H, chồng chị Y., nhậu về khuya.
Nỗi lòng người vợ
Anh H. là trưởng phòng tại một ngân hàng lớn, chị Y. làm giáo viên tiểu học, hai vợ chồng có 2 người con, đứa lớn học lớp 7, đứa nhỏ học lớp 1. Mọi việc từ đưa đón con học chính thức, học thêm đến lo cơm nước, dọn dẹp... đều một mình chị Y. "gánh".
"Lâu lâu bạn bè, đồng nghiệp ngồi uống với nhau, mình không trách nhưng tuần 7 ngày hết 5-6 ngày anh uống, thì sao chịu nổi? Con cái có lúc cả tuần không thấy mặt cha. Lâu lâu rủ anh đưa con đi chơi đâu đó cuối tuần thì hoặc anh mắc nhậu hoặc anh... mắc mệt. Đúng là anh chưa bao giờ đi qua đêm nhưng mỗi ngày xoay như chong chóng với con cái, việc nhà, việc ở trường, mình rất mệt mỏi. Tình cảm dường như cũng phai nhạt dần theo mỗi trận cãi nhau vì chồng nhậu. Chưa hết, sức khỏe anh cũng kém đi với đủ thứ bệnh do rượu bia rồi tiền vào rượu bia cũng tốn kém đáng kể. Góp ý thì anh nói mình không thông cảm cho công việc của chồng..." - chị Y. thở dài.
Kết hôn được 8 năm, có một cậu con trai, cuộc sống vợ chồng cũng như kinh tế gia đình chị N.H.T.N (quận 7) không có vấn đề gì ngoài việc chồng chị ham nhậu khiến họ cãi nhau liên tục.
"Mỗi lần đi ngang mấy quán nhậu vào giờ tan tầm, nhìn mấy anh hỉ hả cụng ly, tôi lại tự hỏi không biết trong đó có chồng mình hay không? Không biết có bao nhiêu người vợ khổ vì chồng ham nhậu như mình? Có lần con sốt cao, tôi điện thoại kêu anh về gấp. Gọi cả chục cuộc, lần nào anh cũng nói về liền mà tận 1 giờ sáng mới thấy mặt. Anh hay nói đi nhậu có sung sướng gì đâu, chỉ vì công việc. Không lẽ mọi việc phải ngồi nhậu mới giải quyết được? Nếu vậy sao đàn ông ở các nước không nhậu như đàn ông Việt Nam mà công việc vẫn đâu ra đó, nếu không muốn nói là rất tốt" - chị N. bức xúc.
Chia sẻ câu chuyện có chồng ham nhậu, chị L.T.T (quê Núi Thành, Quảng Nam) tâm sự ngày trước, tuần nào chồng chị cũng gọi bạn đến nhà nhậu 1, 2 lần rồi bắt vợ con dọn. Bây giờ anh ra quán cho thoải mái, vui thì tăng 2 hát karaoke. "Tôi từng bụng mang dạ chửa vác chồng từ quán nhậu về nhà giữa đêm khuya. Đằng trước bụng bầu, đằng sau con trai 8 tuổi, ngồi giữa là chồng đã lắc lư. Tôi ráng chạy xe về nhà, tay chân rã rời vì vừa nặng vừa sợ" - chị L.T.T kể.
"Mỗi lần ngang qua quán nhậu, tôi tự hỏi không biết có bao nhiêu người vợ khổ vì chồng ham nhậu?" - chị N.H.T.N chia sẻ
Lý do để nhậu
21 giờ, anh B.M.P (ngụ TP Thủ Đức, TP HCM) nhận điện thoại từ mấy chiến hữu. Đầu dây bên kia "dô, dô" khí thế, người này gọi tên, người kia "khích tướng", anh P. tặc lưỡi, thay quần áo phóng xe thẳng đến quán "ruột", bỏ lại sau lưng cái liếc sắc như dao của vợ.
"Vợ càu nhàu, giận dỗi... thì chịu, vì đúng là mình có sai. Nhưng đàn ông mà, để bạn bè nói hoài cũng kỳ. Quan trọng là biết nhậu nhưng cũng biết kiếm tiền lo cho vợ con" - anh P. cười nói.
Với anh N.T.N (ngụ quận Gò Vấp, TP HCM), phải ngồi hàng giờ để nhậu sau một ngày làm việc mệt nhoài rất khổ. "Mỗi tuần ít nhất cũng 1-2 lần. Chẳng phải thèm khát hay nghiện rượu, bia gì đâu. Do môi trường làm việc yêu cầu gặp đối tác, không uống được trên bàn nhậu thì làm sao được việc? Hợp đồng đâu ra? Tôi chỉ uống vài ba lon thôi. Hơn nữa, nhậu nhưng tôi đâu có bỏ bê vợ con, nhà cửa? Vợ không chịu hiểu, trách móc, mặt nặng mày nhẹ, đá thúng đụng nia làm cho không khí gia đình nặng nề, con cái mất vui" - anh N. than vãn.
Phân tích lý do ai cũng biết nhậu có nhiều tác hại nhưng vẫn nhậu, anh T.V.H.T (ngụ quận 7, TP HCM, làm ở một cơ quan nhà nước) cho biết nhậu là cái cớ để đàn ông có thể tụ hội bàn luận về những vấn đề mà họ quan tâm từ kinh tế - chính trị đến thể thao - văn hóa, xã hội, công việc, gia đình..., qua đó giúp họ tạm quên đi những mệt mỏi và căng thẳng trong công việc.
"Hơn nữa, có bia giúp mọi người cởi mở hơn, câu chuyện được mở rộng hơn, có thể giúp nhau tìm thêm ý tưởng trong công việc... Đặc biệt, với những người làm ăn, kinh doanh thì việc tiếp khách hàng, chiêu đãi đối tác... bằng tiệc rượu, bia là không thể tránh khỏi. Quan trọng là mỗi người phải làm chủ bản thân, có chừng mực, đừng làm khổ gia đình; hoặc bia vào lời ra, xúc phạm nhau, dẫn đến những hệ lụy về sau..." - anh T. nói.
Kỹ sư 9x bỏ việc lương cao, ôm khoản nợ trăm triệu về quê làm lại từ đầu với cây dó bầu "Ngày tôi quyết định trở về, đâu đó vẫn còn những câu nói của người thân: Sao không ngồi văn phòng, có máy lạnh cho khỏe mà lăn lộn cực khổ; Việc nhẹ lương cao, cớ gì bỏ đi..." "Cây cao bóng mát không ngồi - Đi ra chỗ nắng trách trời không râm" Đó là những lời mà Ngô Tấn Quyền, chàng...