Ngoại hành tinh kỳ lạ có nhiệt độ lên đến 3.200 độ C
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bern đã thực hiện một nghiên cứu chi tiết về ngoại hành tinh kỳ lạ được gọi là WASP-189b với nhiệt độ lên đến lên đến 3.200 độ C.
Sử dụng kính viễn vọng không gian CHEOPS chuyên săn các ngoại hành tinh, các nhà nghiên cứu cho hay, ngoại hành tinh quay quanh ngôi sao HD 133112, là một trong những ngôi sao nóng nhất được biết có hệ hành tinh.
Monika Lendl, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Hệ thống WASP-189 cách chúng ta 322 năm ánh sáng và nằm trong chòm sao Libra có hình chiếc cân.
WASP-189b đặc biệt thú vị vì nó là một sao khí khổng lồ quay quanh rất gần ngôi sao chủ. Mất chưa đầy 3 ngày để nó quay quanh ngôi sao của mình.
Theo các nhà nghiên cứu, WASP-189b có một mặt là ban ngày vĩnh viễn và một mặt là ban đêm vĩnh viễn.
Dựa trên các quan sát bằng CHEOPS, ước tính nhiệt độ của WASP-189b là 3.200 độ C. Các hành tinh như WASP-189b được gọi là Sao Mộc cực nóng. Sắt nóng chảy ở nhiệt độ cao như vậy và thậm chí trở thành thể khí.
Đây là một trong những ngoại hành tinh cực đoan nhất mà chúng ta biết cho đến nay. Vì hành tinh này ở rất xa nên các nhà khoa học không thể nhìn thấy nó trực tiếp. Thay vào đó, kính thiên văn CHEOPS sử dụng các phép đo độ sáng chính xác cao để phát hiện các hành tinh.
“Vì hành tinh WASP-189b rất gần với ngôi sao của nó, nên mặt ngày sáng đến mức chúng tôi thậm chí có thể đo được ánh sáng “mất tích” khi hành tinh đi qua phía sau ngôi sao của nó. Điều này là một bí ẩn. Chúng tôi đã quan sát thấy một số điều huyền bí như vậy của WASP-189b với CHEOPS.
Có vẻ như hành tinh này không phản chiếu nhiều ánh sáng sao. Thay vào đó, hầu hết ánh sáng của ngôi sao bị hành tinh hấp thụ”, Monika Lendl giải thích.
Hành tinh sống sót sau cái chết của sao chủ
Các nhà khoa học phát hiện hành tinh lớn tương đương sao Mộc, quay xung quanh một ngôi sao đã chết.
Hệ sao WD 1856.
Đây là lần đầu tiên họ phát hiện một ngoại hành tinh nguyên vẹn, tiếp tục tồn tại sau cái chết của ngôi sao chủ.
Sử dụng dữ liệu của Kính viễn vọng không gian TESS và một vài kính viễn vọng mặt đất khác, nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã thông báo về phát hiện một ngoại hành tinh nguyên vẹn, quay xung quanh sao lùn trắng - phần còn sót lại của một ngôi sao đã chết, kích cỡ như Mặt trời.
Ngoại hành tinh nói trên có ký hiệu là WD 1856 b. Nó lớn hơn sao lùn trắng (ký hiệu là WD 1856 534) khoảng 7 lần. Bản thân sao lùn trắng chỉ lớn hơn Trái đất khoảng 40%, tuy nhiên nó có khối lượng bằng khoảng một nửa khối lượng Mặt trời của chúng ta. Theo các nhà khoa học ở ĐH Wisconsin-Madison (Mỹ), sao lùn trắng và ngôi sao "tiền bối" của nó là một phần của hệ thống 3 ngôi sao ở cách Hệ Mặt trời khoảng 80 năm ánh sáng.
Mặc dù trong quá khứ đã xuất hiện các dấu vết những hành tinh lớn, quay gần những sao lùn trắng, nhưng những phát hiện mới đây là bằng chứng tốt nhất về sự tồn tại của những cặp hành tinh - sao lùn trắng dị thường và cho thấy những con đường tiến hóa khác nhau của hệ thống sao. Các phân tích về hệ sao WD 1856 có thể giúp chúng ta hình dung về số phận Thái dương hệ.
"Đây là lần đầu tiên chúng ta tìm thấy dấu vết về việc hành tinh tiến đến gần sao lùn trắng ở khoảng cách gần như vậy mà vẫn tồn tại. Đó là một sự bất ngờ", nhà khoa học Andrew Vanderburg ở ĐH Wisconsin-Madison, cho biết.
Các sao lùn trắng thường có kích thước tương đương các ngôi sao thông thường, cho nên các hành tinh lớn đi ngang qua thường che lấp phần lớn ánh sáng, khiến việc phát hiện chúng bằng các kính viễn vọng trở nên khá dễ dàng.
Các dữ liệu từ Kính viễn vọng không gian TESS và một số kính viễn vọng mặt đất cho thấy có một ngoại hành tinh kích cỡ như sao Mộc quay rất gần ngôi sao chủ. Nhóm nghiên cứu của Vanderburg cho rằng, lúc ban đầu hành tinh khí ở khá xa ngôi sao chủ và di chuyển vào quỹ đạo hiện nay sau khi ngôi sao chủ biến thành sao lùn trắng.
Tuy nhiên quan điểm này đặt ra câu hỏi quan trọng: Bằng cách nào ngoại hành tinh tránh được hủy diệt trong thời gian ngôi sao chủ "hấp hối"? Các mô hình tương tác sao lùn trắng - hành tinh cho đến nay không phù hợp với trường hợp cụ thể này. Vì vậy, các nhà khoa học thực hiện những mô phỏng mới để tìm câu trả lời khả dĩ.
Khi các ngôi sao giống Mặt trời hết nhiên liệu, thể tích của chúng tăng lên gấp hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần. Khi đó, chúng trở thành các sao đỏ khổng lồ, hút các hành tinh ở gần. Đối với trường hợp hệ sao WD 1856 cũng vậy. Ngôi sao "nuốt chửng" tất cả những gì nó gặp trên đường, tuy nhiên nó không tới được quỹ đạo của hành tinh WD 1856 b, lúc đó ở xa hơn 50 lần so với quỹ đạo hiện nay.
Tuy nhiên quá trình phồng lên đã làm quỹ đạo sao khổng lồ mất ổn định. Điều đó khiến cho hành tinh di chuyển vào quỹ đạo chật hẹp. Quá trình đó diễn ra trong hàng tỷ năm.
"Hành tinh WD 1856 b, nhờ phép màu nào đó, đã di chuyển đến gần sao lùn trắng và không bị "nuốt chửng". Quá trình hình thành sao lùn trắng phá hủy tất cả các hành tinh ở gần; còn những gì ở quá gần thì thường bị xé thành từng mảnh bởi lực hấp dẫn khổng lồ của ngôi sao.
Chúng tôi vẫn chưa biết, bằng cách nào ngoại hành tinh WD 1856 b di chuyển đến vị trí hiện nay mà vẫn tiếp tục tồn tại", ông Vanderburg nhấn mạnh.
Vẻ đẹp kỳ lạ của Thổ tinh Kính viễn vọng Hubble cung cấp những bức ảnh tuyệt đẹp về Thổ tinh khi nó nằm ở vị trí quan sát rõ ràng nhất trong năm. NASA vừa công bố những bức ảnh tuyệt đẹp về sao Thổ và vành đai, được chụp bằng kính viễn vọng Hubble. Đây là một phần dự án Di sản ngoài hành tinh (OPAL) của cơ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mua xe tăng trên mạng, người đàn ông phát hiện 25 kg vàng thỏi trị giá gần 70 tỷ đồng trong bình dầu

Ngắm chiếc đồng hồ "lạ" nhất thế giới có giá 85 tỷ đồng, ai sẽ mua?

Cô gái sống trong căn phòng nhỏ như cái tủ ở Hàn Quốc

Một người đàn ông đi vào hang động và vô tình phát minh ra cả một lĩnh vực sinh học

Người đàn ông đào được 5,5kg vàng liền trao lại cho bảo tàng, 6 tháng sau đến thăm phát hiện vàng chỉ còn 4,1kg

Những quả trứng kỳ lạ trong mộ cổ và tại sao không nên chạm vào chúng?

Học sinh 17 tuổi tìm ra 'hồn ma vũ trụ' lớn gấp đôi Ngân Hà

Nghe tiếng động lạ giữa đêm, chủ nhà soi đèn kiểm tra thì 'tái mặt'

Sa mạc Thar đang 'nở hoa': Bí ẩn về vùng đất khô cằn bất ngờ chuyển mình xanh mướt

Tưởng khăn quàng bị rơi, người phụ nữ "hoảng hồn" khi biết sự thật phía sau

Vào phòng tắm, nam sinh viên hốt hoảng phát hiện vật đen tua tủa, chuyên gia chỉ ra điểm đáng lo ngại

Nam bác sĩ trúng số độc đắc hơn 67 tỷ đồng sau bữa tối kỷ niệm ngày cưới
Có thể bạn quan tâm

Con dâu vừa sinh xong đã đòi về ngoại ở cữ, tôi buộc phải khăn gói đi theo nhưng được 1 tuần đã phải rời nhà thông gia gấp
Góc tâm tình
21:32:07 17/04/2025
Hot: Rosé (BLACKPINK) lọt top 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới, được 1 mỹ nhân đình đám khen ngợi hết lời
Sao châu á
21:22:10 17/04/2025
Công an TP.Hà Nội: Hơn 1.000 sinh viên, học sinh tham gia đường dây lừa đảo của Mr.Pips
Pháp luật
21:20:50 17/04/2025
Showbiz Việt có 1 sao nữ nhận sính lễ 88 cây vàng trong ngày cưới, số lãi ở hiện tại gây sốc nặng!
Sao việt
21:19:26 17/04/2025
Thực hư tin Moscow yêu cầu cho máy bay quân sự Nga đóng ở Indonesia
Thế giới
21:18:37 17/04/2025
Bệnh viện 108 thu hồi sữa của công ty sản xuất giả đã tư vấn cho bệnh nhân dùng
Tin nổi bật
20:52:04 17/04/2025
Bi kịch giữa biển khơi của nữ minh tinh huyền thoại: Hơn 40 năm không lời giải đáp, là tai nạn hay còn điều gì ẩn chứa phía sau?
Sao âu mỹ
20:49:29 17/04/2025
Phẫu thuật nội soi cắt vát dạ dày cho 20 người béo phì
Sức khỏe
20:41:11 17/04/2025
Bé sơ sinh bị bỏ rơi bên bụi chuối ở Hà Nội, cơ thể có nhiều vết bầm tím, côn trùng đốt: Ai là người thân liên hệ bệnh viện ngay!
Netizen
20:23:11 17/04/2025