Ngoại hạng Anh nguy cơ mất 1,5 tỷ bảng: “Ngày phán quyết” được ấn định
Cuộc họp diễn ra trong ngày hôm nay (11/5) sẽ quyết định xem Ngoại hạng Anh liệu có mất 1,5 tỷ bảng trong vòng thương lượng bản quyền truyền hình tiếp theo hay không?
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế toàn cầu và bóng đá không phải là ngoại lệ. Giải đấu được coi là hấp dẫn nhất hành tinh, Ngoại hạng Anh đã bị tạm dừng từ tháng Ba và mới chỉ dự định trở lại vào ngày 12/6 tới đây.
Thủ tướng Anh cấm CĐV tới sân xem bóng đá cho tới khi tìm ra vắc-xin Covid-19
Ngay cả khi trở lại, ban tổ chức Ngoại hạng Anh đưa ra những quy định cực kỳ nghiêm ngặt để bảo đảm không lây lan dịch bệnh. Theo tuyên bố mới nhất của Thủ tướng Anh, khán giả chỉ được phép tới sân khi Covid-19 tìm được ra vắc-xin, nên nhiều khả năng các sân cỏ tại Anh sẽ còn vắng bóng cổ động viên một thời gian khá lâu nữa.
Điều này đồng nghĩa với việc các đội bóng sẽ mất nguồn thu từ việc bán vé và chỉ còn trông đợi được vào tiền bản quyền truyền hình. Theo tờ The Sun, 20 đội bóng Ngoại hạng Anh sẽ kiếm được 760 triệu bảng từ tiền bản quyền cho phần còn lại của mùa giải 2019/20. Đó là khoản tiền đủ để cho tất cả các đội bóng trang trải sau khi thiệt hại nặng nề vì Covid-19.
Video đang HOT
Đó là lý do cuộc họp của Ngoại hạng Anh diễn ra ngày hôm nay (11/5) cần khẳng định được ngày trở lại. Hiện tại, theo tờ Mirror vẫn còn ba đội bóng không đồng ý với kế hoạch thi đấu trên sân trung lập là Watford, Brighton và Aston Villa. Điều này khiến nguy cơ Ngoại hạng Anh bị hủy vẫn còn hiện hữu.
Ngoại hạng Anh đứng trước nguy cơ mất 1,5 tỷ bảng trong vòng giao dịch bản quyền truyền hình tiếp theo
Theo tờ The Sun đưa tin, nếu Ngoại hạng Anh kết thúc sớm, các đội bóng không chỉ mất phần tiền bản quyền truyền hình còn lại của mùa giải mà sẽ mất thêm cả 1,5 tỷ bảng trong vòng thương thảo bản quyền truyền hình tiếp theo.
Hợp đồng bản quyền truyền hình hiện tại của Ngoại hạng Anh có trị giá lên tới 9 tỷ bảng và một nửa trong số đó tới từ các nhà đài trong nước. Một số đài truyền hình lớn tại Anh như Sky Sport, BT Sport đang chịu thiệt hại khá nghiêm trọng khi cho phép người dùng tạm dừng thuê bao trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành.
Điều này khiến cho tài chính của các nhà đài bị ảnh hưởng và thiệt hại còn nặng nề hơn nếu như 9 vòng đấu cuối của Ngoại hạng Anh 2019/20 không được diễn ra. Vậy nên, họ sẵn sàng “cắt” một phần thỏa thuận để bù đắp thiệt hại, cũng là sự “trừng phạt” đối với những đội bóng phản đối Ngoại hạng Anh trở lại. Nên nhớ rằng, những đội bóng tầm trung và dưới cần tiền bản quyền để duy trì hơn những đội bóng lớn rất nhiều.
Bởi vậy, Ngoại hạng Anh cần đưa ra được một phương án đồng nhất trong buổi họp ngày hôm nay (11/5). Ít nhất, họ cần phải đưa ra được lộ trình trở lại và nhận được sự chấp thuận từ các CLB.
Ngoại hạng Anh đấu đá dữ dội, tranh cãi khoản tiền "nhảy dù" bí ẩn
Nội bộ bóng đá Anh vẫn đang nóng như lửa đốt, khi xung quanh việc làm sao để Ngoại hạng Anh trở lại còn các vấn đề liên quan đến các giải đấu cấp thấp khác
Trong cuộc họp với các Ủy ban Kỹ thuật, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Anh mới đây, Rick Parry, trưởng ban tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp Anh (EFL) đã chỉ trích thẳng mặt giải Ngoại hạng Anh về khoản "tiền nhảy dù" mà giải đấu này đang chi ra hàng năm.
Rick Parry gay gắt về khoản "tiền nhảy dù" của Ngoại hạng Anh
Parry gọi khoản tiền này là "thứ tai hại cần phải được loại bỏ", xuất phát từ việc ông đang kêu gọi một khoản cứu trợ từ Ngoại hạng Anh cho các CLB cấp dưới, khi những đội bóng này đang phải đối mặt với khoản thất thu lên tới 200 triệu bảng vào tháng 9 tới đây và có nguy cơ phải giải thể hoặc phá sản. Parry coi khoản "tiền nhảy dù" là một sự lãng phí của Ngoại hạng Anh.
Tiền nhảy dù (Parachute payment) là một khoản chi của Ngoại hạng Anh cho 3 CLB xuống hạng nhằm giúp đỡ họ không lâm vào tình trạng phá sản, vì khi xuống hạng tiền vé bán thường phải giảm, số lượng CĐV đến sân ít hơn và tiền bản quyền truyền hình cũng tụt thê thảm, nôm na gọi là tiền "trợ cấp".
Trước đây, khoản này được cố định ở mức 60 triệu bảng nhưng theo chia sẻ mới nhất của Parry, khoản tiền này thực tế nhiều hơn.
Đáp trả Parry, đại diện của Ngoại hạng Anh cho hay: "Tiền nhảy dù trao cho những đội bóng mới lên hạng sự tự tin để đầu tư vào đội hình, để trở nên cạnh tranh hơn. Nó cũng là phương án đắc lực cho các đội xuống hạng, nhằm tránh những rủi ro về nguồn thu. Chúng tôi không thấy khoản tiền này vô dụng ở mặt nào và vẫn coi nó là một phần không thể thiếu trong môi trường bóng đá chuyên nghiệp".
Trong phần phát biểu của mình, Parry tỏ ra gay gắt khi đề cập đến việc tái cơ cấu để thích nghi với tình hình hiện tại. Ông cho rằng "sự đoàn kết đang ngày càng ít đi" và "chúng ta cần tái khởi động, tái cơ cấu" để "không mắc từ cái bẫy này đến cái bẫy nọ".
Hiện tại, BTC Ngoại hạng Anh và BTC các giải bóng đá chuyên nghiệp Anh đang nhóm họp thường xuyên để tìm ra giải pháp đưa giải đấu trở lại. Thời điểm chắc chắn nhất để Ngoại hạng Anh có thể tái xuất là 12/6. Trong khi đó, thời điểm để các CLB có thể bắt đầu trở lại tập vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Cuối tuần qua, việc cách ly đã được nới lỏng tại nước Anh và một số CLB đã lên kế hoạch trở lại tập ngay thứ Hai vừa rồi, nhưng sau đó phải dời đến 18/5 vì một số vấn đề leo thang về tiền trợ cấp cho cầu thủ.
Covid-19 tàn phá khiến Ngoại hạng Anh mất 38 tỷ đồng/ngày, mỗi MU chơi lớn Ngoại hạng Anh là giải đấu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19. Tính trung bình, mỗi đội bóng Anh sẽ mất khoảng 265,5 tỷ đồng cho 1 tuần không bóng đá. Ngoại hạng Anh đang là giải bóng đá chịu nhiều thiệt hại nhất do những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Theo ước tính của tờ...