Ngoại giao Ukraine bị chỉ trích vì dự án “Dòng chảy phương Bắc 2″
Ngày 29/1, Đại biểu Quốc hội Ukraine thuộc đảng Batkivshina, ông Vadim Ivshenko cho rằng việc xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2″ là thất bại lớn của ngoại giao Ukraine.
Phát biểu trong chương trình phát sóng trên kênh truyền hình NewsOne, ông Ivshenko nhấn mạnh: “Người Nga sẽ mở tuyến đường dẫn khí đốt ‘Dòng chảy phương Bắc 2′. Họ cũng sẽ mở những tuyến đường ống khác, như dòng chảy phương Nam. Họ sẽ đóng tuyến đường ống quá cảnh qua Ukraine và tước của Kiev 4 tỷ USD tiền trung chuyển khí đốt – trên thực tế đây là số tiền lớn”.
Ông Ivshenko cảnh báo hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine sẽ không chạy hết công suất và dần dần rơi vào tình trạng hỏng hóc.
Biển Baltic đến Đức, không đi qua lãnh thổ Ukraine. (Nguồn: Seeking Alpha)”>
Dự án “Dòng chảy phương Bắc 2″ (đường đứt đoạn mầu xanh) sẽ đi từ Nga qua Biển Baltic đến Đức, không đi qua lãnh thổ Ukraine. (Nguồn: Seeking Alpha)
Quan chức Ukraine này cũng nhắc nhở rằng phần lớn các giao dịch của nước này với Nga liên quan tới nguồn năng lượng than, nguyên tử, khí đốt, dầu nhiên liệu và xăng. Ông cho rằng Moscow đang lợi dụng tình hình này để gây sức ép đối với Kiev.
Video đang HOT
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án liên doanh giữa Tập đoàn Gazprom của Nga với 5 công ty của châu Âu. Khi hoàn thành (muộn nhất vào cuối năm 2019), các đường ống này hàng năm sẽ chuyên chở 55 tỷ m3 khí đốt tự nhiên từ Nga tới các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) thông qua Biển Baltic đến Đức, không đi qua lãnh thổ Ukraine.
Các nước Đức, Thụy Điển, Áo và Pháp đã cấp phép xây dựng dự án này. Tuy nhiên, dự án vấp phải sự phản đối của Ukraine, Latvia, Lithuania và Ba Lan vì cho rằng nó mang tính chính trị.
Về phần mình, Washington bày tỏ lo ngại về đường ống trên, vì cho rằng Ukraine sẽ mất đi một khoản thu đáng kể nếu kế hoạch này được thực hiện.
Theo Thegioi&VietNam
Ngày này năm xưa: Châu Âu 'chết cóng' vì quyết định của Nga
Ngày 7.1.2009, Nga đã đột ngột cắt giảm 60% lượng khí đốt xuất khẩu sang châu Âu, khiến lục địa này rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng.
Sáng ngày 7.1, các công ty khí đốt tại Ukraina cho biết, Nga đã hoàn toàn ngừng cấp khí đốt cho nước này. Nga cũng chấm dứt việc vận chuyển khí đốt thông qua Ukraina cho 6 quốc gia châu Âu gồm: Bulgari, Hy Lạp, Macedonia, Romania, Croatia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Một trạm tiếp nhận khí đốt ở Hungary. Ảnh: EPA.
Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels đã gọi việc Nga đột ngột ngừng cấp khí đốt cho một số quốc gia thành viên là "hoàn toàn không chấp nhận được".
EU yêu cầu hai bên [Nga và Ukraina] phải nối lại đàm phán vì cuộc tranh chấp giữa hai nước đã lập tức gây ra nỗi lo lắng về sự thiếu hụt nguồn cung cấp khí đốt và làm tăng giá năng lượng tại Anh. Nước Anh đang trải qua những đêm lạnh nhất trong thế kỷ với nhiệt độ hạ xuống mức -10 độ C.
"Chủ tịch EU và Ủy ban EU yêu cầu khôi phục việc cung cấp khí đốt cho EU lập tức và hai bên phải nối lại các cuộc đàm phán cùng lúc để giải quyết dứt điểm tranh chấp thương mại song phương", Daily Mail dẫn thông báo chung của Chủ tịch EU và Ủy ban EU.
Ông Putin trao đổi với Chủ tịch Gazprom. Ảnh: EPA.
Trước đó, Thủ tướng Nga khi đó, ông Vladimir Putin đã chỉ đạo công ty năng lượng quốc gia Nga Gazprom ngừng cấp khí đốt cho Ukraina và ngừng vận chuyển khí đốt cho các quốc gia châu Âu thông qua Ukraina. Quyết định trên được đưa ra giữa những cáo buộc quốc gia láng giềng Ukraina đã lấy trộm khí đốt của Nga.
Tuy nhiên, phía Ukraina cho rằng, nguyên nhân khiến Nga đột ngột ngừng cấp khí đốt có liên quan tới các cuộc tranh chấp về giá cả và thanh toán. Cuộc tranh chấp này gần như năm nào cũng diễn ra và đã ảnh hưởng lên toàn bộ châu Âu. Khoảng 80% khí đốt mà các quốc gia EU nhập từ Nga đều được vận chuyển thông qua Ukraina.
"Họ [Nga] đã giảm lượng cung cấp khí đốt từ 221 triệu mét khối một ngày xuống còn 92 triệu mét khối mà không một lời giải thích", Valentin Zemlyansky, làm việc tại công ty khí đốt Ukraina, Naftogaz cho biết. "Chúng tôi không hiểu chúng tôi sẽ phân phối khí đốt cho châu Âu như thế nào. Điều này đồng nghĩa với việc những rắc rối sẽ bắt đầu trong vài giờ nữa".
Mùa đông lạnh giá tại Anh. Ảnh: PA.
Theo hãng thông tấn AP, ngay trong ngày, các quốc gia bao gồm Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Italia, Macedonia, Romania, Serbia, Slovakia, Slovenia và Thổ Nhĩ Kỳ đều thông báo về việc bị Nga ngừng vận chuyển khí đốt. Trong khi các quốc gia khác gồm Áo, Pháp, Đức, Hungary và Ba Lan đã bị cắt giảm một lượng đáng kể nguồn cung khí đốt.
Nhà cung cấp khí đốt Sarajevogas của Bosnia cho biết người dân đã phải dùng củi để đốt lò sưởi trong khi Croatia đã phải tạm thời cắt giảm lượng bán khí đốt cho các khách hàng công nghiệp. Bulgaria tuyên bố chỉ còn đủ khí đốt cho vài ngày và đang "trong tình trạng khủng hoảng". Các trường học, nhà trẻ tại Bulgaria thậm chí còn phải đóng cửa vì không đủ thời gian để tìm nhiên liệu thay thế.
Theo Sầm Hoa (Vietnamnet)
Crimea có gì khiến người Mỹ bất ngờ trong lần đầu đến thăm? Đoàn đại biểu gồm những nhà hoạt động xã hội Mỹ trong chuyến thăm Crimea đã rất ấn tượng bởi nhà ga mới của sân bay quốc tế Simferopol và đường xá địa phương, đại diện của phái đoàn, thành viên Câu lạc bộ Dân chủ Santa Clara Catherine Mets cho biết. Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014. Phái đoàn đến từ...