Ngoại giao của Mỹ gặp thử thách ở Trung Đông
Ngoại trưởng Mỹ đã nỗ lực tiến hành ngoại giao con thoi ở Trung Đông để ngăn chặn xung đột Israel- Hamas lan rộng, nhưng các nhà lãnh đạo Arab chọn không đứng về bên nào.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại cuộc họp báo ở Tel Aviv, Israel ngày 12/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Politico của Mỹ ngày 17/10, nỗ lực ngoại giao con thoi của Ngoại trưởng Mỹ liên quan đến cuộc xung đột Israel – Hamas cho đến nay vẫn chưa thể tác động đến các nước Arab ở Trung Đông. Chuyến thăm theo kế hoạch của Tổng thống Joe Biden tới khu vực này ngày 18/10 có thể không giúp ích được gì.
Trong những ngày gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken là quan chức đại diện cho nỗ lực ngoại giao của chính quyền Tổng thống Joe Biden, đã đến thăm Israel và 6 quốc gia có đa số dân là người Arab, có nước 2 lần. Nhưng Mỹ đã không thể khiến hầu hết các nhà lãnh đạo Arab lên án Hamas về vụ tấn công Israel hoặc đưa ra những tuyên bố ủng hộ phản ứng quân sự của Israel.
Vấn đề này phần nào cho thấy ảnh hưởng của Mỹ dường như đang suy giảm trong khu vực, nơi lợi ích của các chính phủ ở Trung Đông thường khác biệt với lợi ích của Washington, trong khi cả Nga và Trung Quốc đều đang cạnh tranh giành vị thế. Sự ủng hộ rõ ràng của Mỹ dành cho Israel có thể là một trong những rào cản lớn nhất với nỗ lực của Mỹ với các nước Arab.
Mặc dù vậy, Mỹ dường như đã đạt được chút tiến bộ vào sáng 17/10 ở Israel khi hai nước đồng ý phát triển kế hoạch cho phép viện trợ nhân đạo chuyển vào Dải Gaza, lãnh thổ do Hamas kiểm soát hiện đang bị Israel bao vây.
Trong khi đó, cuộc tấn công của Hamas vào Israel rất quy mô và bạo lực, khiến trên 1.200 người Israel thiệt mạng, đến nỗi nhiều nhà lãnh đạo khu vực vẫn đang gặp khó khăn trong việc đưa ra lập trường của mình.
Ghaith al-Omari, cựu cố vấn của Chính quyền Palestine, cho biết: “Với thực tế là chúng ta đang ở giai đoạn đầu của diễn biến căng thẳng này, ngoại giao của Mỹ đang thành công, nhưng không nhiều như mọi người kỳ vọng. Lúc này còn quá sớm để nói về một bước đột phá lớn”.
Video đang HOT
Với bối cảnh đó, chuyến thăm của Tổng thống Biden tới khu vực vào ngày 18/10 có thể làm phức tạp thêm tình hình. Ông Jonathan Schanzer, nhà phân tích của Tổ chức Bảo vệ Dân chủ ở Washington, nêu quan điểm: “Việc ông Biden đến Trung Đông sẽ gửi một thông điệp rõ ràng rằng Mỹ đứng về phía Israel trong vấn đề này. Điều đó sẽ khiến một số nước trong thế giới Arab tức giận”.
Trong vài ngày qua, Tổng thống Biden đã thay đổi, từ chỗ ủng hộ rõ ràng đối với Israel sang những lo ngại về việc bảo vệ thường dân Palestine. Ông cũng cảnh báo Israel rằng việc chiếm đóng Gaza có thể sẽ phải trả giá đắt.
Ông Khaled Elgindy, nhà phân tích của Viện Trung Đông ở Washington, cho rằng thay đổi trên của ông Biden đã xuất hiện quá muộn. Những gì Mỹ tuyên bố công khai ngay từ đầu cuộc xung đột Israel – Hamas đã gây ảnh hưởng lớn đối với người Arab.
Nhưng một số quan chức và nhà phân tích cảnh báo không nên loại Mỹ ra khỏi tình hình lúc này, lưu ý rằng các cuộc đàm phán hậu trường có thể mang lại hiệu quả hơn những tuyên bố công khai.
Xe tăng Israel cơ động gần biên giới với Gaza. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngoại trưởng Blinken khẳng định có sự đồng thuận đáng kể về một số mục tiêu cơ bản, bao gồm mong muốn ngăn chặn xung đột giữa Israel và Hamas leo thang thành một cuộc chiến tranh khu vực rộng hơn.
Ông Blinken nói với các phóng viên: “Những gì tôi nghe được từ hầu hết mọi đối tác là sự quyết tâm, quan điểm chung rằng chúng tôi phải làm mọi thứ có thể để đảm bảo rằng cuộc xung đột này không lan sang những nơi khác. Cũng có quan điểm chung là bảo vệ những người dân vô tội; viện trợ cho những người Palestine ở Gaza đang cần sự trợ giúp và chúng tôi đang nỗ lực rất nhiều vì điều đó”.
Tuy nhiên, những nỗ lực của Mỹ nhằm thuyết phục Ai Cập mở cửa khẩu biên giới để người Palestine có quốc tịch nước ngoài rời khỏi Gaza cho đến nay vẫn chưa thành công. Ai Cập đổ lỗi cho Israel, cho rằng các vụ ném bom và các hành động khác của nước này đang ngăn cản Cairo gửi viện trợ nhân đạo qua cửa khẩu cho người Palestine đang cần giúp đỡ ở Gaza.
Người Ai Cập cũng cảnh giác với bất kỳ đề xuất cho phép người Palestine rời khỏi khỏi Gaza, vì sợ rằng Israel sẽ không bao giờ cho phép họ quay trở lại ngay cả sau khi nước này kết thúc chiến dịch đánh bại Hamas. Một sự kiện như vậy sẽ lặp lại những cuộc khủng hoảng trong quá khứ khi người Palestine di tản. Điều này diễn ra trước một vấn đề mà ít người tin rằng Mỹ có thể hoặc sẵn sàng tìm cách ngăn chặn cuộc tấn công trên bộ của Israel vào Gaza.
Ngoại trưởng Blinken cho biết ông đã nói với các quan chức Arab rằng “mọi việc sẽ không diễn ra như thường lệ khi Hamas ngày càng phát triển”. Nhưng một số chính phủ ở Trung Đông có mối liên hệ với Hamas, và các nhà lãnh đạo ở đây nhận thức rõ rằng nhiều công dân Arab bình thường ủng hộ mạnh mẽ chính nghĩa của người Palestine.
Ví dụ, Qatar là quê hương của một số thủ lĩnh hàng đầu của Hamas và có một văn phòng chính trị của nhóm này. Quốc gia Arab này đang đóng vai trò là nhà đối thoại cho một ưu tiên ngoại giao lớn của Mỹ và các nước khác: giải phóng các con tin, một số người trong số họ có quốc tịch không phải từ Israel.
Do đó, khi ông Blinken tiến hành nỗ lực ngoại giao con thoi từ nước này sang nước khác, sự đón tiếp mà ông nhận được ở một số nhà lãnh đạo Arab là không mấy dễ chịu.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi đã nhấn mạnh với nhà ngoại giao Mỹ về nỗi đau khổ của người Palestine dưới áp lực của Israel.
Ông Sisi nói: “Đúng là những gì đã xảy ra trong những ngày qua là rất đau xót và chúng tôi dứt khoát lên án điều đó. Nhưng chúng ta cần hiểu rằng đây là kết quả của sự giận dữ và hận thù tích tụ trong suốt 4 thập kỷ, nơi mà người Palestine không còn hy vọng tìm ra giải pháp”.
Về phần mình, Ngoại trưởng Saudi Arabia Mohammed Bin Salman đã để ông Blinken phải đợi vài giờ trước khi gặp hôm 15/10. Theo biên bản cuộc họp của Saudi Arabia, Ngoại trưởng nước này đã kêu gọi chấm dứt “các hoạt động quân sự đã cướp đi sinh mạng của những người dân vô tội” – thể hiện sự phản đối các cuộc tấn công của Israel. Các nguồn tin ngoại giao cũng cho biết Saudi Arabia đang tạm dừng các cuộc đàm phán do Mỹ hậu thuẫn về việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Israel.
Ai Cập thúc đẩy chuyển viện trợ tới Dải Gaza
Ngày 12/10, Ai Cập đã kêu gọi cung cấp hàng viện trợ nhân đạo cho người dân Palestine ở Dải Gaza, đồng thời cho biết nước này đang điều hướng các chuyến bay quốc tế tới Al Arish, gần biên giới với vùng lãnh thổ này.
Người dân Palestine rời bỏ nhà cửa ở Dải Gaza nhằm tránh cuộc xung đột Hamas - Israel, ngày 9/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Ngoại giao Ai Cập thông báo cửa khẩu Rafah giữa bán đảo Sinai với Dải Gaza vẫn hoạt động, và nước này đã yêu cầu Israel không tấn công phía bên cửa khẩu dẫn sang Dải Gaza. Cửa khẩu Rafah là điểm duy nhất để tiếp cận với Dải Gaza mà không nằm dưới sự kiểm soát của Israel.
Hoạt động đi lại của người dân đã đăng ký qua Rafah, nơi chịu sự kiểm soát chặt chẽ, đã bị gián đoạn kể từ khi Israel tiến hành các cuộc tấn công về phía bên kia cửa khẩu giáp với Dải Gaza. Trước đó, Ai Cập khẳng định đang nỗ lực tạo điều kiện cho việc chuyển hàng viện trợ cho người dân Palestine ở Dải Gaza, song kế hoạch này không thể thực hiện được do tình hình khó khăn tại vùng lãnh thổ trên.
Cùng ngày, phát biểu tại cuộc họp báo với người đồng cấp Litva, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry cho biết ngay từ khi bùng phát xung đột mới giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas, nước này đã nhấn mạnh đến việc duy trì hoạt động cửa khẩu Rafah để có thể cung cấp hàng viện trợ cho người dân Palestine và cửa khẩu này vẫn tiếp tục mở cửa cho tới khi đáp ứng đầy đủ nhu cầu viện trợ.
Trong khi đó, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Rishi Sunak, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi nhấn mạnh sự cần thiết trong việc đảm bảo hoạt động hỗ trợ nhân đạo cho người dân Palestine. Ông cũng nói rõ nỗ lực không ngừng nghỉ của Cairo trong việc kêu gọi các bên kiềm chế tối đa nhằm tránh gây thêm thương vong.
Liên quan đến vấn đề này, cùng ngày một quan chức của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các Lực lượng vũ trang nước này sẵn sàng gửi hàng viện trợ nhân đạo cho người dân Palestine tại Dải Gaza, song điều này khó thực hiện bởi tình hình hiện này rất phức tạp.
Cùng ngày, phát biểu với báo giới, Giám đốc Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) khu vực Trung Cận Đông Fabrizio Carboni cho biết Dải Gaza vẫn còn nhiên liệu để vận hành các máy phát điện, bao gồm máy phát điện tại bệnh viện, song chỉ đủ để hoạt động trong vài giờ.
Ông Carboni cũng bày tỏ quan ngại về việc vận chuyển hàng cứu trợ y tế tới khắp Dải Gaza trong bối cảnh tình hình an ninh không được đảm bảo. Ông khẳng định tổ chức này vẫn còn dự trữ thuốc men và hàng cứu trợ bên trong vùng lãnh thổ này nhưng do không có hành lang an toàn, nên không thể phân bổ hàng cứu trợ tới khắp Dải Gaza.
Trước tình hình này, ông Carboni cho biết các bên, trong đó có Ai Cập, đang thúc đẩy các cuộc đối thoại để thiết lập một hành lang nhân đạo cùng với cửa khẩu Rafah.
Hầu hết người dân Gaza không có điện và nước sau khi bùng phát cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas. Ông Carboni cho biết thêm các nhóm nhân viên của ICRC đang bố trí nhân viên và kho dự trữ tại các trung tâm chiến lược gần Gaza để chuẩn bị cho mọi tình huống.
Xung đột Hamas - Israel: Kêu gọi đảm bảo viện trợ nhân đạo cho người dân Palestine Ngày 12/10, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết hơn 423.000 người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa do xung đột tại Dải Gaza. Người dân Palestine rời bỏ nhà cửa ở Dải Gaza nhằm tránh cuộc xung đột Hamas-Israel, ngày 9/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Tính đến tối 12/10, số người phải di tản...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga lên tiếng về việc ông Trump muốn 'đối thoại trực tiếp' với Iran

Ông Trump khoe thẻ vàng nhập cư 5 triệu USD in hình chân dung

Israel hạ chỉ huy của Hamas tại Li Băng, Beirut phản ứng gay gắt

Trung Quốc đánh thuế trả đũa Mỹ

Ông Yoon Suk Yeol xin lỗi sau khi bị phế truất

Nhìn lại 4 tháng xáo trộn trên chính trường Hàn Quốc

Cảnh báo rủi ro từ thuế quan mới của Mỹ với kinh tế toàn cầu

Phố Wall 'dậy sóng': Hơn 2.000 tỷ USD vốn hóa bốc hơi vì 'bóng ma' thuế quan

Tổng thống Zelensky lên tiếng về tình hình căng thẳng ở mặt trận Sumy

Giới chuyên gia cảnh báo 'con dao hai lưỡi' đối với nền kinh tế đầu tàu thế giới

Động đất tại Myanmar: Thủ đô Bangkok tuyên bố kết thúc tình trạng thảm họa

EU: Sau đối phó ngoài đến phòng ngừa trong
Có thể bạn quan tâm

"Mẹ chồng" ghê nhất phim Việt: Có hàm đại tá, là nguyên Giám đốc Nhà hát kịch nói
Hậu trường phim
23:41:13 04/04/2025
Tạm giữ hình sự bảo mẫu 26 tuổi đánh, tát liên tục vào đầu bé gái
Pháp luật
23:32:15 04/04/2025
Phát hiện thi thể nam giới dưới chân tòa chung cư cao cấp
Tin nổi bật
23:26:39 04/04/2025
Top 10 phim 18+ châu Á kinh điển nhất: Số 4 từng bị cấm chiếu, số 9 gây sốc toàn cầu
Phim châu á
23:25:51 04/04/2025
Mỹ nam có khuôn mặt được thượng đế vuốt ve
Sao châu á
23:23:13 04/04/2025
Kanye West thừa nhận bị vợ bỏ sau loạt nghi vấn ly hôn
Sao âu mỹ
22:56:08 04/04/2025
MC Hoài Anh VTV trẻ đẹp, Chí Trung hẹn hò với bạn gái kém 18 tuổi sau ra viện
Sao việt
22:53:19 04/04/2025
Bruno Fernandes xuất sắc nhất tháng 3 Premier League, cân bằng thành tích của Rooney
Sao thể thao
22:42:26 04/04/2025
Những thước phim đầu tiên trong bom tấn 'Avatar: Fire and Ash' của James Cameron
Phim âu mỹ
22:35:34 04/04/2025
Quá khứ bị đào bới, dân mạng yêu cầu BLACKPINK xin lỗi
Nhạc quốc tế
22:13:18 04/04/2025