Ngoài đam mê công nghệ, Elon Musk còn là một “diễn viên” đã từng xuất hiện trong nhiều bom tấn tầm cỡ thế giới
Vì vậy, không có gì bất ngờ khi Elon Musk lại đồng ý hợp tác với Tom Cruise để thực hiện bộ phim đầu tiên được quay ngoài vũ trụ.
Mới đây, trang tin Deadline cho biết nam diễn viên Tom Cruise đã hợp tác với tỉ phú công nghệ Elon Musk và NASA để thực hiện bộ phim điện ảnh đầu tiên quay ngoài vũ trụ, thay vì sử dụng công nghệ CGI như hiện tại. Mặc dù thông tin chi tiết về dự án này không được tiết lộ nhiều, nhưng chúng ta có thể tạm đoán rằng Tom Cruise sẽ đảm nhận vai trò nhân vật chính và nhiều khả năng sẽ tự thực hiện những cảnh quay mạo hiểm, giống như anh vẫn thường làm khi tham gia Mission: Impossible. Trong khi đó, Elon Musk sẽ đóng vai trò của 1 nhà tài trợ nhiều hơn khi cung cấp trang thiết bị và tên lửa để đưa Cruise và đoàn làm phim ra ngoài không gian.
Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, ngoài đam mê công nghệ ra thì Elon Musk cũng là 1 người cực kì yêu thích điện ảnh và truyền hình. Tính đến nay, ông đã tham gia rất nhiều dự án lớn, với cả vai trò nhà sản xuất lẫn diễn viên (chủ yếu là những vai cameo). Vì vậy, không ngoại trừ khả năng Musk cũng sẽ có 1 vai diễn nhỏ trong phim mới của Tom Crusie, nếu bộ phim này được thực hiện thành công trót lọt. Nhân dịp này, hãy cùng điểm lại những lần Elon Musk gây bất ngờ cho khán giả toàn cầu khi xuất hiện trên màn ảnh lớn nhỏ của các dự án đình đám trên thế giới.
Đây có lẽ được xem là lần cameo nổi tiếng nhất mà Elon Musk từng tham gia, bởi Iron Man khi đó đang được coi là con gà đẻ trứng vàng của Marvel Studios. Trong 1 cảnh quay ngắn gọn chỉ vỏn vẹn có khoảng 15 giây, Musk đã có những cử chỉ xã giao với Pepper Potts và Tony Stark khi đã dùng bữa tại 1 nhà hàng. Ông thậm chí còn chia sẻ ngắn gọn ý tưởng về 1 chiếc phản lực chạy bằng điện với Người Sắt trước khi biến mất khỏi khung hình.
Trong MCU khi đó, Tony Stark vốn được khắc họa là 1 vị tỉ phú công nghệ tài năng nhưng hơi có phần kiêu ngạo và lập dị. Vì thế, không có gì bất ngờ khi Stark lại quen biết Elon Musk – cũng là 1 tỉ phú công nghệ và thậm chí còn được mệnh danh là Iron Man đời thực.
Không chỉ tham gia cameo, Elon Musk còn từng lồng tiếng cho chính mình trong tập “The Musk Who Fell to Earth” của mùa thứ 26, sitcom hoạt hình Gia đình Simpsons. Trong tập phim này, Musk đến Springfield để tìm cảm hứng cho dự án tiếp theo và vô tình hạ cánh tại sân sau của nhà Simpsons. Sau đó, ông và Homer đã cùng nhau nảy ra ý tưởng cải tạo nhà máy hạt nhân tại thị trấn này, nhưng lại gặp rất nhiều cản trở từ phía ngài Burns vì cho rằng đây là 1 kế hoạch quá điên rồ. Tập phim này cũng nhiều lần đề cập đến các phát minh đời thực của Musk theo 1 cách hài hước và có phần châm biếm.
The Big Bang Theory là 1 món ăn khá lạ trong thể loại sitcom, khi đan xen những câu chuyện hài hước, tình cảm lại là nhiều kiến thức liên quan đến khoa học, công nghệ, trò chơi điện tử và nền văn hóa đại chúng nói chung. Series này cũng từng đón chào sự góp mặt của rất nhiều người nổi tiếng trong giới khoa học như Bill Gates, Steve Wozniak hay Stephen Hawking. Vì thế, sẽ là thiếu sót lớn nếu họ không mời 1 người tầm cỡ như Elon Musk.
Trong tập phim “The Platonic Permutation” thuộc mùa 9, Elon Musk đã có cơ hội gặp gỡ Howard Wolowitz khi đi làm từ thiện nhân dịp Lễ Tạ ơn. Sau khi biết được Howard là 1 kĩ sư đã từng có cơ hội được ra ngoài vũ trụ, Elon Musk đồng ý sẽ liên lạc với anh khi SpaceX có nhiệm vụ tương tự ngoài không gian. Tuy nhiên, đến khi tập cuối lên sóng vào tháng 5/2019, Howard dường như vẫn chưa nhận được bất cứ cuộc gọi nào từ vị tỉ phú này.
Young Sheldon
Đây là series spin-off của The Big Bang Theory, kể về thời thơ ấu của thiên tài Sheldon Cooper. Và từ đó, khán giả mới biết được 1 thông tin động trời: Hóa ra Elon Musk tìm ra cách tính toán để chiếc tên lửa Falcon 9 của SpaceX hạ cánh an toàn là nhờ những phương trình viết trong cuốn sổ cá nhân của Sheldon. Cuốn sổ này đã được Sheldon gửi cho NASA vào năm 1989, nhưng bằng một cách nào đó Musk đã có được nó và áp dụng vào các chương trình của SpaceX.
Tất nhiên, đây chỉ là 1 chi tiết hư cấu cho vui thôi nhé!
South Park
Trong tập phim “Handicar” của series hoạt hình South Park, Elon Musk đã xuất hiện cũng dưới tư cách CEO của Tesla giống như ngoài đời. Ông đã tham vào cuộc đua Wacky Races với chiếc Tesla D của mình để đối đầu với chiếc Handicar của Timmy cùng hàng loạt đối thủ sừng sỏ khác. Mặc dù đã có khởi đầu khá tốt, nhưng cuối cùng Musk lại phải chịu thua Timmy. Quá ấn tượng, ông quyết định mua lại bản quyền của Handicar với giá 3,2 tỉ USD. Musk cùng trở lại series này nhiều lần trong 2 season sau đó.
Why him?
Why him? là 1 bộ phim hài kịch, lãng mạn nhưng cũng nhiều lần làm nổi bật lên vai trò của những nhà khởi nghiệp trong thời đại hiện nay. Bộ phim này đã phần nào trả lời câu hỏi những người có tiền, có ý tưởng sẽ phải làm gì để có hiện thực hóa ước mơ của mình. Và với ý tưởng như vậy, không có gì ngạc nhiên khi họ lại mời Elon Musk tham gia 1 vai cameo nhỏ. Tuy nhiên đến ngày bấm máy, Musk đã bất ngờ xin phép đổi lịch quay vì “tên lửa của SpaceX gặp trục trặc” – lý do mà đạo diễn John Hamburg cho biết chưa từng có diễn viên nào sử dụng mỗi khi muốn “trốn làm” cả.
Men in Black: International
Mặc dù không được đánh giá cao bằng loạt phim Men in Black của Will Smith, nhưng sự góp mặt của Chris Hemsworth và Tessa Thompson đã mang đến một màu sắc hài hước mới lạ cho phim. Ngoài ra, bộ phim này cũng có 1 cú twist nhỏ khi hé lộ hàng loạt ngôi sao nổi tiếng thế giới hiện nay thực chất là người ngoài hành tinh hoặc đến từ những thế giới khác. Trong đó có thể kể đến ngôi sao âm nhạc Ariana Grande, đạo diễn JJ Abrams và tỉ phú công nghệ Elon Musk.
Rick and Morty
Sau Gia đình Simpsons, Elon Musk tiếp tục tham gia 1 dự án hoạt hình đình đám khác là Rick and Morty, mùa phim thứ 4. Ông đổi tên thành Elon Tusk và vào vai CEO của 1 công ty ô tô có tên Tuskla và sở hữu ngoại hình hơi quá dị với 2 cặp ngà (tusk) ở khóe miệng. Đây được xem là phiên bản mới của Musk trong 1 thực tại khác, tuy nhiên về phong cách, tính cách thì lại không khác biệt so với phiên bản đời thực là bao.
Bên cạnh những vai cameo, Elon Musk còn từng đóng vai trò nhà sản xuất trong một số dự án phim tài liệu như The Rider and The Storm, Baseball in the Time of Cholera, Dumbstruck, Thank You for Smoking và Puzzled. Với ý tưởng táo bạo của Tom Cruise, khán giả, đặc biệt là những người yêu thích công nghệ, cũng đang khá nóng lòng đón chờ sự xuất hiện trở lại của Elon Musk trên màn ảnh lớn, và thậm chí là ngoài vũ trụ.
Công nghệ đáng sợ có thể gây ảnh hưởng nửa sau 2020
Nhiều chuyên gia lo ngại deepfake, công nghệ dùng AI để ghép khuôn mặt vào video sẽ gây ảnh hưởng lớn tới Internet và bầu cử Tổng thống Mỹ cuối năm nay.
Deepfake, thuật ngữ dùng để chỉ kỹ thuật tổng hợp hình ảnh con người dựa trên trí tuệ nhân tạo là thứ vô cùng đáng sợ. Thậm chí, nó có thể làm hỏng một cuộc bầu cử, ngay cả khi các ứng cử viên không bị ghép khuôn mặt bằng deepfake.
Một trong những cách phá hoại bằng deepfake dễ hình dung là tạo ra những video giả, sai sự thật của ứng cử viên. Tuy nhiên, đây không phải là điều mà các chuyên gia lo ngại nhất.
Deepfake ghép mặt Jeff Bezos và Elon Musk vào phim Star Trek Trong video, khuôn mặt của Musk đã được ghép vào vai Captain Pike, trong khi Bezos được hóa trang thành một thành viên của Talosian, chủng tộc người ngoài hành tinh đầu to.
Mối lo ngại lớn nhất
"Nếu bạn hỏi tôi về mối lo ngại chính của cuộc bầu cử tại Mỹ trong năm nay, tôi sẽ trả lời rằng đó không phải là deepfake. Mối nguy lớn nhất là video có thật, mà chúng ta không thể chứng minh nó là thật hay giả", Kathryn Harrison, người sáng lập DeepTrust Alliance, một tổ chức chuyên nghiên cứu và chống lại deepfake cho biết.
Những người nghiên cứu về deepfake có thuật ngữ Liar's Dividend, nói về sự ảnh hưởng của niềm tin khi xuất hiện deepfake. Về cơ bản, deepfake sẽ khiến mọi người nghi ngờ chính đôi mắt của mình và có xu hướng cho rằng mọi video xuất hiện đều là giả.
Không chỉ được dùng để ghép video nhạy cảm, deepfake còn mang tới những lo ngại về tin giả trước những thời điểm quan trọng như kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ cuối năm 2020.
Việc cắt ghép hình ảnh không phải là thứ gì đó mới mẻ. Tuy nhiên, deepfake là một thứ tương đối khác biệt. Các video giả mạo được tạo ra có thể khiến mọi người dường như đang làm hoặc nói những điều mà họ chưa từng làm.
Bobby Chesney, giáo sư luật tại Đại học Texas, người đã đưa ra thuật ngữ Liar's Dividend cho biết đảng Dân chủ Mỹ đã tổ chức những buổi thảo luận và giáo dục mọi người về những mối nguy hại mà deepfake có thể gây ra.
Dù vậy, mặt trái của việc giáo dục này là nó có khả năng khiến deepfake phát triển rộng hơn, bởi những người mới tìm hiểu về chúng hoàn toàn có thể tin video "xịn" là không có thật.
Công nghệ tạo ra để đánh lừa người xem
Lý do khiến deepfake có thể đánh lừa mọi người bắt nguồn từ công nghệ tạo ra nó, được các chuyên gia gọi là GAN, viết tắt của các mạng lưới đối nghịch chung. Trong khi trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện từ nhiều thập kỷ trước, GAN mới chỉ được phát triển trong khoảng 6 năm nay.
Về cơ bản, GAN là quá trình thử - sai - thử lại liên tục để đánh lừa mắt người. Cả bộ tạo tín hiệu và bộ kiểm tra đều là những cỗ máy, cho phép chúng tạo ra cả triệu mẫu thử chỉ trong chớp mắt.
Bằng quá trình thử - sai liên tục, deepfake được thiết kế ra để đánh lừa người xem một cách tinh vi nhất.
GAN là các hệ thống được thiết kế để đánh lừa bạn. GAN có thể tạo hình ảnh, giọng nói, video hay bất kỳ loại phương tiện truyền thông nào. Thuật ngữ deepfake được sử dụng thường xuyên nhất với các video.
"Với deepfake đích thực, bạn chắc chắn sẽ không thể nhận ra", ông Chesney chia sẻ.
Sự ra đời của deepfake đã tạo ra các thuật ngữ mới: Cheapfakes và Shallow fakes. Đây là những loại video giả mạo rất dễ nhận ra, nhưng vẫn vô cùng hiệu quả, khiến nó trở thành mối đe dọa thông tin sai lệch lớn.
Khi mà ngày càng nhiều người dễ dàng tin tưởng các thông tin được chia sẻ trên Facebook hay YouTube, những video đơn giản này lại dễ gây hoạ hơn. Video giả mạo, gây sốc rất dễ phát tán, mang lại nhiều tiền hơn hẳn so với thông tin chính thống trên các nền tảng này.
Nhà nghiên cứu có thể tạo ra video deepfake giống như thật, sử dụng hình ảnh các chính trị gia.
Theo Cnet, hậu quả để lại sẽ là một hệ thống mà video giả mạo được tin tưởng, còn thông tin trung thực và nhàm chán lại bị nghi ngờ.
Để tạo ra những video deepfake thuyết phục tương đối tốn kém. Những video như vậy chỉ được tạo ra và chia sẻ chủ yếu trong giới học thuật. Tuy nhiên, nếu được đưa ra đúng thời điểm, như trước kỳ bầu cử vài ngày, thì chúng có thể để lại ảnh hưởng to lớn.
"Nếu video giả mạo xuất hiện 48 giờ trước ngày bầu cử, chúng ta sẽ không có thời gian sửa chữa hậu quả", Clint Watts, nhà nghiên cứu chính sách ngoại giao từng điều trần về deepfake trước Quốc hội Mỹ chia sẻ.
Elon Musk có thể học được gì từ Bill Gates trong chiến dịch chống Covid-19? Nhìn vào cách đối phó đại dịch của hai vị tỷ phú, tác giả trên trang TheNextWeb nhận định Bill Gates đã trở thành hình mẫu đáng để Elon Musk học tập. Bài viết dựa trên quan điểm của cây viết Tristan Greene của trang tin The Next Web. Nhìn vào dịch Covid-19, ta thấy ngay một đại dịch toàn cầu sẽ cho...