Ngoài Công văn 4040, Bộ còn nhiều cái chậm với thực tế dạy và học ở cơ sở
Phản ánh, góp ý không nhằm ngoài mục đích mong muốn có những chỉ đạo kịp thời, đúng thời điểm để những người thực hiện đỡ mất công vô ích và mang lại hiệu quả cao
Để ứng phó với dịch bệnh, tạo thuận lợi cho việc dạy và học online mùa dịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 4040 vào ngày 16/9/2021, trong khi nhiều địa phương đã tổ chức giảng dạy được 2 tuần.
Học sinh đã học được 2 tuần mới nhận được Công văn 4040 (Ảnh minh họa: Thùy Linh)
Cùng với việc các trường phải chỉ đạo chuyên môn lại và giáo viên phải thay đổi kế hoạch đã lên từ trước nên việc chính thức áp dụng Công văn 4040 trễ tới 3 tuần thực học.
Vì thế, trong ngành đã xảy ra nhiều tranh luận về cả nội dung công văn và thời điểm ra đời. Người bảo, Công văn 4040 được ban hành kịp thời, sau ít ngày có thông báo của Văn phòng Chính phủ. Nhiều người lại cho rằng, công văn ban hành quá chậm, tạo nhiều áp lực đối với giáo viên.
Sau 05 ngày có Thông báo số 240/TB-VPCP , Bộ Giáo dục ban hành công văn 4040 là không chậm trễ so với chỉ đạo nhưng lại chậm trễ quá nhiều so với thực tế giảng dạy
Nếu nói, công văn 4040 ra đời sau 5 ngày có thông báo số 240/TB-VPCP là không chậm trễ nhưng so với tình hình giảng dạy thực tế lại quá chậm.
Thường thì đầu tháng 8 mỗi năm, giáo viên đã trở lại trường để chuẩn bị cho công tác giảng dạy vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9. Nếu trường bắt đầu học vào đầu tháng 9 thì nhà trường đã chỉ đạo giáo viên đã lên kế hoạch giảng dạy trước đó cả tuần.
Vì sự chậm trễ này, dẫn đến nhiều địa phương phải tổ chức tập huấn lại cho giáo viên cốt cán, trường học tổ chức lại tập huấn cho giáo viên và nhiều thầy cô giáo phải làm lại kế hoạch giáo dục đã làm từ trước đó.
Một người, một nhóm người bỏ ra vài ngày để làm lại kế hoạch thì không đáng ngại nhưng hàng triệu giáo viên trong cả nước phải bỏ công làm lại, đó chính là sự lãng phí thời gian, công sức, tiền của (nhiều nơi in ra rồi còn phải bỏ).
Công văn ra đời chậm nên khi về các địa phương họ cũng yêu cầu giáo viên phải gấp rút hoàn thành. Có môn học giảm hơn 1/4 khối lượng kiến thức mà thời lượng vẫn giữ nguyên thì việc giãn nội dung bài học thực sự là rất vất vả, nhất là Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Có nơi, Sở chỉ đạo 3 ngày giáo viên phải làm xong kế hoạch dạy học sửa đổi với 12 tuần kiến thức trọng tâm, nhiều thầy cô giáo cho biết phải thức thâu đêm cày mới xong.
Công văn 4040 có thể ra đời sớm hơn?
Video đang HOT
Công văn 4040 có thể ra đời sớm hơn? Câu trả lời của chúng tôi là hoàn toàn có thể. Bởi, đây không phải là lần đầu tiên nước ta gặp tình hình dịch bệnh kéo dài như thế. Năm học 2019-2020, do tình hình dịch bệnh kéo dài, Bộ Giáo dục đã có nhiều lần ban hành công văn điều chỉnh nội dung giáo dục.
Ngay trong năm học 2020-2021, ngay từ giữa tháng 5 nhiều tỉnh thành đã gặp diễn biến phức tạp của dịch bệnh, học sinh đã phải nghỉ hè trước quy định 2 tuần. Và trong tháng 6, tháng 7 nhiều tỉnh thành phía Nam, tình hình dịch bệnh trở nên căng thẳng, dự báo học sinh không thể kịp đến trường đúng quy định.
Vậy thì lẽ ra, ngay từ những thời điểm này Bộ Giáo dục phải có một sự chuẩn bị kỹ, chu đáo bằng việc có nhiều (ít nhất là 2) phương án dự phòng.
Một là , phương án dành cho điều kiện dạy học bình thường.
Hai là , phương án dành cho điều kiện dạy và học trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Và, cuối tháng 8 nếu dịch chưa được khống chế, đương nhiên các địa phương sẽ triển khai phương án giảng dạy thứ hai là dạy và học trong tình hình dịch bệnh phức tạp.
Do có sự chuẩn bị trước nên việc áp dụng ngay các phương án dự phòng sẽ giúp nhà trường triển khai chuyên môn kịp thời, sẽ giúp giáo viên làm kế hoạch nhanh chóng mà không phải sửa tới sửa lui.
Vậy thì tại sao, Bộ Giáo dục không thể ban hành Công văn 4040 sớm hơn mà phải đợi Chính phủ chỉ đạo? Phải chăng vì hiện tượng “sợ sai”, mà lãnh đạo trường chờ Phòng chỉ đạo, lãnh đạo phòng chờ Sở chỉ đạo, lãnh đạo Sở chờ Bộ chỉ đạo và lãnh đạo Bộ chờ… Chính phủ chỉ đạo?
Không riêng gì Công văn 4040, không ít vấn đề liên quan giáo dục vẫn còn chậm trễ triển khai trong ngành
Ví như triển khai việc góp ý các dự thảo thông tư, góp ý chương trình và sách giáo khoa. Thường thì chúng tôi đã đọc những bài viết về việc góp ý một số dự thảo thông tư vừa ban hành trên cổng thông tin điện tử của Bộ hay trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cả tháng trời mới thấy các trường đưa yêu cầu cho giáo viên góp ý.
Do đưa trễ nên thường hối thúc rất nhanh, chỉ vài ngày, thậm chí một ngày nhưng đã đòi kết quả báo cáo. Thế là phần vì bận việc giảng dạy, phần vì mệt mỏi nên không ít thầy cô chọn giải pháp đồng ý với dự thảo để rồi khi thực hiện sau này mới thấy có những điều khoản hỡi ôi.
Rồi đến việc học bồi dưỡng thường xuyên các chuyên đề cũng không đúng thời điểm nên dẫn đến hiệu quả của việc học không cao. Thời gian giáo viên học tốt nhất là vào đầu tháng 8.
Bởi, ở thời điểm này, giáo viên chưa phải giảng dạy nhưng năm nào cũng thế, cứ vào đầu năm học hoặc vào thời điểm học sinh ôn tập chuẩn bị thi cũng là lúc các thầy cô đang vô cùng bận rộn nhưng vẫn bị buộc học modun (trong thời hạn cho phép).
Dù những chỉ đạo đúng đắn, hợp lý nhưng ban hành sai thời điểm cũng sẽ mang lại hiệu quả không cao.
Bởi thế, phản ánh, góp ý không nhằm ngoài mục đích mong muốn có những chỉ đạo kịp thời, đúng thời điểm hơn để những người thực hiện đỡ mất công vô ích và mang lại hiệu quả công việc cao hơn.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giáo viên cốt cán không có chế độ, giáo viên tập huấn hộ tranh thủ kiếm tiền
Để việc bồi dưỡng đi vào thực chất, mỗi nhà giáo cần xác định mục tiêu của việc tự học, tự bồi dưỡng.
Để chuẩn bị cho việc triển khai dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán phổ thông.
Điểm khác biệt của các đợt tập huấn lần này so với những lần tập huấn thay sách giáo khoa trước đây là kết hợp tập huấn trực tuyến và trực tiếp, chú trọng vào các kĩ năng thực hành cho người được tập huấn.
Hiện nay trong kế hoạch bồi dưỡng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên mỗi cấp học có tất cả 9 modul bồi dưỡng thực hiện (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông).
Đến thời điểm này, các trường đại học sư phạm, học viện được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao bồi dưỡng đã thực hiện bồi dưỡng xong modul 3 ( "Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học/trung học cơ sở/trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực") cho giáo viên phổ thông cốt cán và đang triển khai bồi dưỡng cho giáo viên đại trà.
Là người được tham gia các đợt tập huấn giáo viên cốt cán, tôi cho rằng các trường đại học đã triển khai rất nghiêm túc và hiệu quả các nội dung tập huấn, giúp học viên có thể tự tin truyền đạt lại những nội dung cơ bản của từng modul trong việc hỗ trợ đồng nghiệp khi triển khai tập huấn đại trà.
Tuy nhiên khi về triển khai tại địa phương đã nảy sinh một số trở ngại trong việc hỗ trợ đồng nghiệp là giáo viên đại trà.
Trong kế hoạch bồi dưỡng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên, mỗi cấp học có tất cả 9 modul bồi dưỡng thực hiện. (Ảnh minh họa: Giaoducthoidai.vn)
Trước khi tập huấn trực tiếp, giáo viên các trường phải trải qua quá trình tập huấn trực tuyến.
Nội dung chương trình tập huấn giữa các môn học trong cùng một cấp học (trung học cơ sở, trung học phổ thông) cơ bản là giống nhau, chỉ khác ở bài thu hoạch cuối khóa học.
Phần đông các thầy cô giáo tự vào tài khoản của mình để học nhưng vẫn có không ít giáo viên vì không thành thạo công nghệ thông tin (hoặc vì lý do nào đó) nên nhờ người khác học hộ.
Chính vì nguyên nhân này nên xuất hiện một dịch vụ mới trong ngành giáo dục đó là dịch vụ học hộ.
Tuy là một giáo viên tiểu học nhưng cứ mỗi đợt học modul cô N.T.T.L. (đề nghị không nêu tên) luôn bận rộn với công việc học hộ của mình.
Những người nhờ cô học hộ phần lớn là giáo viên lớn tuổi, giáo viên không thông thạo máy tính cấp tiểu học và một số giáo viên của cấp trung học cơ sở.
Ban đầu cô chỉ nhận làm giúp cho một số đồng nghiệp cùng trường, sau thấy nhu cầu của không ít giáo viên nên cô nhận học hộ mỗi modul của một giáo viên với số tiền là 200.000 đồng. Trung bình mỗi đợt học modul, cô nhận học hộ khoảng 20 người.
Cũng theo cô L. vì số lượng giáo viên đăng ký học hộ nhiều nên cô đã phải san sẻ và nhờ các đồng nghiệp khác hỗ trợ.
Về phần giáo viên phổ thông cốt cán, khi hỗ trợ đồng nghiệp và chấm bài họ rất vất vả nhưng không được hưởng các chế độ. Trung bình mỗi giáo viên cốt cán phải chấm khoảng 20 bài kế hoạch cuối khóa.
Họ phải đọc, hướng dẫn đồng nghiệp hoàn thành các nội dung của modul, đôi khi còn chịu sự chỉ trích, khó chịu của đồng nghiệp khi họ chấm các bài thu hoạch không đạt và chỉ ra những tồn tại của giáo viên trong bài thu hoạch.
Vì vậy để an toàn, nhiều giáo viên cốt cán thường chấm điểm cho các đồng nghiệp thật cao, qua loa để mọi người không có sự so đo, ý kiến.
Các modul bồi dưỡng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2021 nhằm hỗ trợ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông triển khai thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời của mỗi giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Do đó để việc bồi dưỡng đi vào thực chất, mỗi nhà giáo cần xác định mục tiêu của việc tự học, tự bồi dưỡng.
Các đơn vị trường học cần nghiêm túc khi tổ chức tập huấn các modul, tránh làm qua loa, đại khái.
Về phần giáo viên cốt cán, chúng tôi kiến nghị chương trình ETEP ( Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông ) nên có chế độ bồi dưỡng cho giáo viên khi chấm bài của đồng nghiệp.
Việc tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên trong thời gian qua là cơ sở quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà giáo khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Vì vậy nếu thực hiện không nghiêm túc sẽ là lực cản trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Chưa bao giờ giáo viên tiểu học bận như bây giờ, phải tập huấn các môn không dạy Cấp có thẩm quyền sẽ nghiên cứu và quy định việc học bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đúng môn học, tránh kiểu buộc giáo viên phải học tràn lan như hiện nay... Thời gian này, giáo viên ở 2 bậc tiểu học và trung học cơ sở ngoài việc chăm lo cho công việc giảng dạy còn phải học và hoàn...