Ngô Thanh Vân từng làm mẫu ảnh, đạt luôn giải Á hậu, nhan sắc 20 năm thách thức cả thời gian, xứng tầm danh xưng “đả nữ”
Cách đây 20 năm, Ngô Thanh Vân đã sở hữu nhan sắc xinh đẹp và body chuẩn chỉnh. Cũng chính vì thế mà người đẹp liên tục nhận được lời mời làm mẫu ảnh.
Sau hàng loạt những bộ phim nổi tiếng như Hai Phượng, Cô Ba Sài Gòn, Song Lang và gần đây nhất là Trạng Tí , Ngô Thanh Vân dần được công chúng nhìn nhận ở vài trò nhà sản xuất – đạo diễn vì sự tài giỏi của mình. Thế nhưng, ít ai biết được trước khi bén duyên với điện ảnh, Ngô Thanh Vân từng có khoảng thời gian theo đuổi ngành người mẫu.
Bén duyên với nghệ thuật nhờ một show diễn, từng xuất sắc đạt giải Á hậu
Theo đó, khi 16 tuổi, Ngô Thanh Vân đã cùng mẹ sang định cư ở Na Uy. Sau khoảng thời gian dài ở nơi xứ người, nữ diễn viên đã quyết định trở về Việt Nam để tạo dựng sự nghiệp. Năm 1999, trong một lần cùng bạn bè đi xem show diễn thời trang, Ngô Thanh Vân bất ngờ nhận được sự chú ý từ nhà tạo mẫu Hữu Dũng.
Kể từ đó, Ngô Thanh Vân chính thức bước chân vào con đường làm người mẫu và xuất hiện trong nhiều clip quảng cáo. Đặc biệt, nhờ vóc dáng chuẩn chỉnh, gương mặt xinh đẹp và thần thái, Ngô Thanh Vân còn xuất sắc trở thành Á hậu trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam qua ảnh, do tạp chí Thế giới phụ nữ tổ chức vào năm 2000. Đây cũng là “đòn bẩy” giúp Ngô Thanh Vân tiến gần hơn đến thế giới điện ảnh và công việc diễn viên.
Thời làm người mẫu, Ngô Thanh Vân đã có vinh dự xuất hiện trên khá nhiều tạp chí
Những hình ảnh hiếm hoi thời Ngô Thanh Vân còn hoạt động với vai trò người mẫu
Thời điểm đó, Ngô Thanh Vân đã nhận được nhiều sự chú ý từ khán giả nhờ vẻ ngoài xinh đẹp
Ngô Thanh Vân đã xuất sắc trở thành Á hậu cuộc thi Hoa hậu Việt Nam qua ảnh
Giờ đây, Ngô Thanh Vân được nhìn nhận ở vai trò diễn viên kiêm đạo diễn và nhà sản xuất
Nhan sắc quyến rũ, xinh đẹp bất chấp thời gian
Có thể nói, từ khi mới tham gia nghệ thuật với vai trò người mẫu cho tới hiện tại, Ngô Thanh Vân vẫn là tượng đài nhan sắc với khán giả. Nếu như ở thời điểm hiện tại, người đẹp luôn thu hút mọi ánh nhìn mỗi khi xuất hiện bởi vẻ ngoài cá tính, cuốn hút thì cách đây gần 20 năm, Ngô Thanh Vân lại “đánh cắp” trái tim của người đối diện bằng vẻ ngoài quyến rũ, xinh đẹp. Không ít lần, cô nàng “gây bão” vì những bộ hình hở bạo, thậm chí là nude 100%.
Cách đây gần 2 thập kỷ, Ngô Thanh Vân sở hữu vẻ đẹp quyến rũ, dễ hút hồn người đối diện
Thời điểm đó, Ngô Thanh Vân đã không ngại diện những trang phục quyến rũ nhằm khoe đường cong cơ thể
Video đang HOT
Sau 20 năm, Ngô Thanh Vân vẫn giữ được nét đẹp vốn có và thêm phần mặn mà, hút hồn hơn. Nhìn nhan sắc hiện tại của cô, khó ai nghĩ nay đã ngoài tuổi 40
Thần thái của Ngô Thanh Vân không hề suy giảm dù đã nhiều năm không còn làm mẫu ảnh
Thậm chí, body vẫn “bén” chẳng kém cạnh gái đôi mươi là bao
Ngô Thanh Vân đích thị là mỹ nhân hiếm có khó tìm của Vbiz
Ngô Thanh Vân: "Sau hậu kỳ, mọi chuyện không lùm xùm như vậy. Cả Studio68, anh Lê Linh và Phan Thị đều rất ổn thỏa"
Trong căn phòng ngập tràn ánh sáng của Studio68, Ngô Thanh Vân dắt chúng tôi đến trước một bức tranh lớn, cao gần bằng bức tường. Bằng một giọng hào hứng, chị nói: "Đây là mọi thứ diễn ra trong đầu chị, những gì quan trọng nhất. Chị đã đặt một bạn thiết kế vẽ riêng bức tranh này, vì chị... không biết vẽ".
Đó là một bức tranh trừu tượng với những vệt sơn màu hồng rực rỡ phủ kín tấm toan. Ở trên đó, bạn có thể thấy một chú chuột Mickey, dòng chữ Superhero ( "Chị thích tất cả siêu anh hùng của Marvel và một vài trong DC" - Ngô Thanh Vân nháy mắt), một chú chó, một trái táo xanh ( "Mỗi ngày chị phải ăn một trái táo"), Starwars ( bộ phim blockbuster đầu tiên mà Ngô Thanh Vân tham gia), cờ Nauy - nơi chị sinh ra, và con số 090909 - "Ngày mà Studio68 ra đời, ngày tất cả hành trình này bắt đầu".
Đã hơn 10 năm, chính xác là gần 11 năm - kể từ cái ngày 09/09/2009 ấy, từ một giấc mơ mà có lẽ ai cũng nghĩ là viển vông khi Ngô Thanh Vân tuyên bố chuyển sang làm phim. Thì ở thời điểm hiện tại, người ta đã biết rằng Ngô Thanh Vân đã và đang đi con đường này một cách đầy nghiêm túc.
Sau từng ấy thời gian, giấc mơ đưa phim Việt ra ngoài thế giới có thể vẫn còn xa xôi, nhưng tạo ra những sản phẩm hoàn thiện và thú vị cho nền điện ảnh nước nhà là điều mà Ngô Thanh Vân cùng ekip của mình đã làm được.
Rất nhiều lần. Những cuộc nội chiến diễn ra dữ dội nhất khi tôi đích thân đứng ra cầm trịch với với trò đạo diễn. Một nhà sản xuất sẽ luôn nghĩ về tiền bạc, kinh phí, họ luôn mong muốn làm thế nào để mọi thứ nằm trong phạm vi cho phép. Họ phải có tầm nhìn rộng về thị trường và thị hiếu khán giả. Một đạo diễn lại khác. Họ sẽ nghiêng về sáng tạo và luôn nghĩ làm thế nào để những khung hình đẹp hơn? Nhân vật xây dựng ra sao thì cảm xúc hơn? Câu chuyện mình đang kể sẽ hàm chứa nội dung và thông điệp thế nào?
Hai vai trò ấy luôn đánh lộn trong tôi. Tôi muốn sáng tạo và chỉ sáng tạo mà thôi, nhưng rồi vai trò sản xuất lại không cho phép tôi thực hiện những sáng tạo đó vì... tốn kém. Thường thì nhà sản xuất sẽ luôn chiến thắng. Khi con số không cho phép, ta phải ứng biến để làm thế nào không mất đi cảm xúc trong sự sáng tạo của mình, và mọi thứ vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Dĩ nhiên, là một nhà làm phim, tôi luôn muốn đưa ra những sản phẩm chất lượng trong ngân sách, nhưng không có nghĩa là ta phải cứng nhắc trong mọi quyết định. Tôi sẽ luôn cùng ứng biến với các đạo diễn, và nếu sự thuyết phục của họ là cần thiết cho bộ phim, thì việc ngân sách bị dôi ra một chút là điều mà tôi sẽ chấp nhận. Bởi sau cùng, tôi luôn muốn tạo ra một bộ phim tốt và kể được câu chuyện mà người xem có thể cảm nhận được. Vậy nên, sự cân bằng và ứng biến rất cần thiết trong cả hai vai trò này.
Từ xưa tới nay, tôi đã thử sức mình với rất nhiều đề tài và chất liệu khác nhau. Tôi nghĩ thế mạnh của mình là phim hành động, phiêu lưu, kỳ ảo. Đó là những phim cá nhân tôi cực kỳ thích và có đam mê rất lớn. Trên hết, đó đều là những thể loại phim rất giải trí. Tôi muốn làm ra những sản phẩm để phục vụ khán giả, cho tất cả mọi người đều có thể đến rạp và thư giãn, có thể xem những mẩu chuyện mới không xảy ra trong đời sống hàng ngày, giúp họ xóa đi những lo toan đời thường.
Cần rất nhiều yếu tố để có thể tạo ra một bộ phim tốt. Thường thì, tôi sẽ bắt đầu bằng câu chuyện. Sau đó tôi đặt ra nhiều câu hỏi: Câu chuyện này có nhạy thị trường không? Diễn viên nào cần thiết? Trào lưu thế giới đã đi đến đâu để ta có thể bắt kịp họ? Chúng ta biết rằng: Khán giả tới rạp đều là những người trẻ. Họ đã quá ưa chuộng những bộ phim của Hollywood hay Hàn Quốc, và đó là những thước đo ta phải đặt ra để hướng tới.
Nhưng điều quan trọng nhất mà Studio68 vẫn luôn xây dựng từ xưa đến nay, đó là chúng tôi luôn tập trung vào những kịch bản gốc, những câu chuyện của Việt Nam để tạo ra một bộ phim. Hầu như tất cả những sản phẩm của Studio68 đều phát triển từ những câu chuyện gốc, được phát triển bởi các biên kịch trẻ. Chúng tôi muốn mang đến những bộ phim có dấu ấn văn hóa Việt, để người xem có thể cảm nhận được câu chuyện của mình trong đó.
Con đường điện ảnh của tôi bắt đầu với vị trí của một diễn viên. Ngay từ những ngày đầu tiên, khi tôi được đi giao lưu khắp thế giới, có dịp tới những thảm đỏ và liên hoan phim lớn, khi được xem những bộ phim mang đậm dấu ấn văn hóa nước bạn, tôi đã rất khao khát được làm những thứ như vậy cho Việt Nam mình. Dù khi ấy tuổi đời còn rất trẻ, tôi chưa dám nuôi tham vọng để trở thành một nhà sản xuất. Nhưng sau bằng ấy năm, cứ đi khắp nơi và cứ xem, tôi mới thực sự trở về và tự hỏi: Tại sao mình không làm?
Bắt đầu với việc đi học hỏi, rồi sau đó từng bước một, tôi tự mày mò cho chính mình. Ban đầu là những music video cơ bản, rồi music video có câu chuyện, sau đó là phim ngắn, rồi mới mạnh dạn làm phim dài. Tôi vốn không nghĩ mình làm được, nhưng rồi với đam mê và cái khát khao cháy bỏng bên trong cứ thôi thúc khiến tôi bước từng bước trên hành trình này.
Thật ra khi mới bắt đầu, tôi cũng ôm tham vọng giúp phim Việt thay đổi thị trường, rồi khiến khán giả Việt yêu phim Việt hơn, người trẻ hiểu về văn hóa Việt hơn. Bây giờ thì đã có rất nhiều những nhà làm phim đa tài nữa đang cùng chung tay vào sự phát triển của điện ảnh Việt Nam. Chúng ta đã tiến rất xa! Giờ nhìn lại, tôi đã sản xuất được 8 bộ phim, và mỗi phim lại mang một dấu ấn của riêng nó. Tất cả đều để lại cho tôi những kỷ niệm và bài học khó quên.
Trong 10 năm qua, bộ phim thay đổi tôi nhiều nhất, tạo dấu ấn và bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp của tôi, cho tôi nhiều kinh nghiệm và bài học nhất, chính là "Tấm Cám - Chuyện chưa kể".
Bộ phim đánh dấu lần đầu tiên tôi đến với vai trò đạo diễn. Tôi đã đi học rất nhiều ở nước ngoài nhưng chỉ khi về Việt Nam, bắt tay vào làm bộ phim này, tôi mới được học thêm cả từ chính những sai lầm của mình. Mọi vấp ngã đều giúp tôi tốt hơn, khiến tôi cứng rắn hơn, chuyên nghiệp hơn và hiểu về làm phim nhiều hơn từ chính dự án đầu tay đó.
Tôi là một người cầu toàn, một dạng cầu toàn tuyệt đối. Điều có này có nghĩa là tôi không hài lòng với bất cứ việc gì mình làm. Nhiều khi tôi đã làm hết khả năng của mình rồi, nhưng khi xem lại, tôi vẫn không thể thấy thỏa mãn. Mỗi lần làm dự án xong, tôi lại có những kinh nghiệm mới. Rồi xem lại dự án cũ, lại tự hỏi: Sao hồi đó mình làm... dở "dzữ" vậy? Chắc chắn mình của hiện tại sẽ làm nó hay hơn. Thế nên, nếu có thể quay lại quá khứ, tôi muốn quay lại và... làm lại hết.
Dù mỗi vai diễn đều có hành trình riêng, nhưng cá nhân tôi ấn tượng nhất với Hai Phượng. Những dự án trước đây, tôi chỉ đóng vai khách mời hoặc những vai diễn không quá nặng nội tâm. Hai Phượng thì khác. Đó là bộ phim đã bắt cả nhân vật và chính tôi dấn thân vào một hành trình tìm kiếm đứa con của mình. Và đó là một nỗi đau thật khủng khiếp với một người mẹ.
Khi bắt đầu một dự án, tôi thường nghĩ: Mình đã ngã rồi, mình có kinh nghiệm rồi, mình học được bài học rồi và sẽ không thể lặp lại nữa đâu. Nhưng rồi, lại có những bài học mới mà tôi không ngờ xuất hiện. Nó giống như một chu kỳ, ta cứ học hết những bài học này đến bài học khác. Còn làm phim là một chuỗi sáng tạo không ngừng, không câu chuyện nào giống câu chuyện nào, mọi trải nghiệm đều khác biệt, mọi khó khăn đều mới mẻ và đòi hỏi ta phải đối mặt. Vậy nên, cứ mỗi dự án lại là một bài học mới mà tôi phải học cho chính mình.
Từ những lời khuyên đích thực của các đồng nghiệp, cho đến cả những dư luận ác ý trên mạng, tôi đều đọc hết. Tôi muốn hiểu tại sao họ lại có những phản ứng như vậy và luôn lấy đó làm nền tảng để làm tốt hơn trong những dự án tiếp theo.
Suy cho cùng, làm phim quan trọng nhất là kể một câu chuyện mà người xem có thể cảm nhận được. Với tôi, làm phim không có đúng hay sai, chỉ có cách ta kể chuyện mà thôi. Làm thế nào để khán giả có thể thấu hiểu và đồng cảm được với những gì ta định kể? Bởi vậy nên người trong nghề vẫn nói: Làm phim thì dễ, làm phim hay mới khó. Đó cũng là điều tôi luôn hướng đến trong các sản phẩm của mình. Để làm ra một bộ phim hay và được đón nhận là công sức của cả một ekip chứ không riêng cá nhân nào.
Nếu nói tôi luôn chọn những gì mới để thử thách mình thì tôi nghĩ là đúng. Hơn ai hết, tôi sợ mình dậm chân tại chỗ và đi thụt lùi trong bước đường sự nghiệp. Còn tiên phong thì là mọi người hơi ưu ái tôi rồi, ngoài kia còn biết bao nhà làm phim với những dự án thật sự tiên phong và khác biệt cho thị trường.
Với cá nhân, tôi chỉ biết nỗ lực hết mình trong mỗi dự án, mỗi ngày, mỗi hành trình mà tôi cùng kip đi qua. Và sự nỗ lực này sẽ không bao giờ ngừng lại, bởi không chỉ tôi mà cả ekip đều có chung một khát vọng đổi mới, chúng tôi muốn mọi thứ mang đến thị trường sẽ là những gì mới mẻ nhất, và tốt hơn, hoàn thiện hơn với chính những dự án của ngày hôm qua.
Không ngừng tham vọng, tôi nghĩ vậy. Nói đến làm phim luôn là câu chuyện sản phẩm của rất nhiều anh em. Tầm nhìn là rất quan trọng với một người đi đầu, một thuyền trưởng. Nó sẽ dẫn dắt của một đội ngũ phía sau đi theo, vậy nên tầm nhìn phải phóng xa hơn để xem thị trường cần gì, khán giả muốn gì.
Ở những ngày đầu tiên, ngọn lửa bên trong tôi bùng cháy cuồn cuộn. Nhưng đến thời điểm hiện tại, tôi thấy mình chững chạc chạc và bình tĩnh hơn rất nhiều. Những quyết định đưa ra không còn dựa trên niềm đam mê cháy bỏng ngày xưa nữa. Bằng ấy chặng đường mình đã đi qua, bằng ấy những vùi lên dập xuống đã làm con người tôi chững lại. Dù đam mê vẫn còn nhưng ngọn lửa ấy đã không còn ngùn ngụt, có khi đã chuyển thành... lửa than mất rồi. Đây cũng là một điều khiến tôi day dứt lắm, tôi mong đoạn đường này có thể tiếp tục để ngọn lửa vẫn cháy và khiến lòng mình ấm lại, để tiếp tục nỗ lực tạo ra những sản phẩm tốt hơn.
Từ năm ngoái đến năm nay, tôi rất thèm thuồng và ao ước khi nhìn về điện ảnh Hàn Quốc. Nhưng đó là cả một quá trình của các nhà làm phim, nhà đầu tư, nhà nước, và của cả một ngành công nghiệp cùng đồng lòng hộ trợ để sản phẩm ấy vang danh. Và bạn ạ, đó là cả một hành trình dài.
Tại sao lại là sốt ruột nhỉ? Tôi nghĩ, cảm xúc trong mình là vui sướng thì đúng hơn. Như tôi đã nói, làm phim đã khó, làm phim hay càng khó, còn làm phim được khán giả ủng hộ lại càng khó hơn. Nhìn trên thị trường bây giờ, tôi chỉ muốn làm sao để thật nhiều khán giả Việt ra rạp xem phim và ủng hộ điện ảnh Việt. Tôi rất mừng rỡ khi nhìn vào con số khán giả đã chạm đến 5 triệu cho các dự án thành công. Tất cả những nhà làm phim ngoài kia đều đang rất cố gắng, và những khán giả sẵn sàng ủng hộ lớn đến thế đã tạo ra một luồng sáng, một tia hy vọng lớn cho phim Việt tiến lên trong tương lai.
Tôi sợ chứ. Bởi dù thế nào, với vai trò một nhà sản xuất, tôi mong muốn khán giả bình tâm lại để bình luận những điều công bằng nhất với phim. Có rất nhiều những bạn trẻ, gần như chưa biết đến dự án, chưa biết nội dung thế nào mà đã xoay qua dập bộ phim như thể nó chưa từng ra rạp. Điều đó rất bất công. Bởi bỏ qua tất cả những thị phi bên ngoài thì nội dung phim vẫn là cái cần được nói nhiều nhất khi một sản phẩm được ra rạp. Nếu bạn chưa biết về nội dung mà đã xoay qua dùng những thị phi đề vùi dập bộ phim, thì những khán giả còn lại sẽ mất đi cơ hội và e dè để tìm đến một sản phẩm chất lượng. Điện ảnh chúng ta cũng sẽ mất một cơ hội cho một bộ phim được đưa ra thị trường.
Đúng.
Thật ra, đó là thứ khiến tôi cảm thấy bị mắc kẹt hiện tại với Trạng Tí. Tôi thấy được quá trình các anh em kỳ công tạo nên một bộ phim chất lượng như vậy. Tôi chỉ mong khán giả hãy công bằng, hãy đến rạp xem phim. Rồi sau đó, tất cả những lời bình luận tôi sẽ nhận hết. Tôi sẽ lấy nó để rút kinh nghiệm. Nếu tôi sai, nếu tôi làm nó dở hoặc không tốt, tôi sẽ nhìn nhận hoàn toàn trên góc nhìn khán giả. Còn bây giờ, các bạn chưa biết nội dung thế nào đã phán như đúng rồi, như thể phim không hề được ủng hộ, tôi cảm thấy rất buồn và chạnh lòng cho điều đó. Bởi không chỉ là tiền bạc của nhà đầu tư mà còn là công sức của cả một bộ máy, một ekip với hàng trăm con người, trong một quá trình rất dài. Chưa kể, Trạng Tí còn phải đi qua gần như 3 lần dịch chuyển lịch phát hành vì Covid-19.
Trạng Tí cho tôi một bài học mới, đó là bài học về bản quyền. Thực chất thì sau hậu kỳ, mọi chuyện không lùm xùm như vậy. Cả ba bên: Studio68, anh Lê Linh và Phan Thị đều rất ổn thỏa. Chỉ những bạn chưa hiểu rõ vấn đề mới đưa ra những bình luận kích động, đẩy sự việc đi xa hơn.
Bài học này lại khiến tôi rất e dè với những dự án tiếp theo, nhất là những dự án chuyển thể. Trước đây, tôi cứ nghĩ rằng, tôi muốn những nhân tố mới, tìm kiếm những tài năng, biên kịch mới, rồi biến những câu chuyện, những bộ truyện tranh hay trò chơi điện tử.... Tất cả tôi đều muốn chuyển thành phim. Sau Trạng Tí, tôi lại thấy rất... ngại. Không phải là tôi chùn bước, mà là các nhà đầu tư. Nói cho cùng thì đó cũng là tiền của họ, và chẳng ai muốn đầu tư vào những dự án lung lay với nhiều dư luận đến vậy.
Tôi vô cùng tiếc nuối bởi ta sẽ không có nhiều cơ hội để xem những bộ phim có kịch bản gốc tiếp theo. Và đó lại là một thực tại với sự hiếm hoi của kịch bản hay ở Việt Nam. Hãy nhìn trên thị trường, tại sao phim Việt lại thua kém phim nước ngoài như vậy? Chúng ta không có nhiều biên kịch và những kịch bản gốc như vậy rất hiếm. Tôi muốn tìm kiếm và nâng đỡ những bạn có niềm đam mê, và thúc đẩy họ để tạo ra những kịch bản tốt hơn trong tương lai.
Khi nói về chuyển thể, ta không thể cái gì cũng 100% được. Đạo diện hay nhà làm phim sẽ có những sáng tạo và xúc tác của riêng họ để câu chuyện trở nên điện ảnh hơn. Cấu trúc của một truyện tranh hay một tiểu thuyết khi đưa lên điện ảnh đã khác hoàn toàn. Ta phải hiểu rằng, fan của các tác phẩm truyện rất trung thành với những sáng tạo riêng trong trí tưởng tượng của họ, và khi họ thấy những gì diễn ra trên màn ảnh không giống với những gì mình nghĩ, họ sẽ có sự phẫn nộ.
Nhưng làm phim thì vẫn phải làm, bởi nếu không làm, ta sẽ chẳng có gì để coi. Việc đáp ứng sự yêu thích của hàng triệu người là bất khả, nhà làm phim... không làm được. Sẽ luôn có cái sai, và tùy theo cách nhìn nhận của mọi người, nếu câu chuyện vừa đủ tròn trịa thì tôi nghĩ cái sai đó không đáng bị chỉ trích.
Cách đây hơn 5 năm, một mình tôi tự đi tìm chị Phan Hạnh để mua bản quyền này. Bởi cũng là tôi, hơn 10 năm trước, đã là fan của Thần đồng đất Việt.
Khi là một nhà làm phim, tôi luôn ao ước có một sản phẩm phục vụ cho số đông, cho trẻ em. Tôi nhìn thấy cách mà Disney phát triển và cũng khao khát điều đó. Tại sao thị trường Việt mình cứ làm phim cho người lớn mà không phải trẻ nhỏ? Với Trạng Tí, đây là bộ phim đầu tiên cho trẻ em nhận được sự đầu tư khủng đến vậy. Ngay cả một dự án phim cho người lớn cũng chưa chắc có được con số ấy, và đó là điều đầu tiên khiến tôi tự hào về Trạng Tí.
Điều tự hào thứ 2, tôi nghĩ câu chuyện của Tí có lẽ sẽ không đúng như những gì các bạn đã thấy ở truyện tranh đâu. Nhưng Tí của điện ảnh cũng là một câu chuyện rất thuyết phục. Và mọi người đều nên đi xem, để biết thực sự một phiên bản Tí trên màn ảnh rộng sẽ khác thế nào, giống ra sao, ấn tượng đọng lại là gì. Và từ đó, các bạn có thể nhìn nhận nó đúng như những gì nó cần.
Tôi là một dạng phụ nữ làm việc và sống ở hiện tại. Tôi biết những điều đúng và sai mình đã làm trong quá khứ đều đúc kết ra những bài học đáng kể cho chính sự trưởng thành trong ngày hôm nay. Tôi cảm thấy may mắn vì tất cả những gì đã qua, và hài lòng về con người bây giờ của mình.
Khát khao lớn nhất của tôi là được cống hiến. Nếu tôi chọn Hollywood và những vai diễn thì sự thành công ấy chỉ là của riêng cá nhân tôi. Còn với vị trí nhà làm phim, nếu những dự án của tôi thành công ở Việt Nam, nó sẽ là cả một sự cống hiến cho nền điện ảnh và thị trường của nước nhà.
Tôi đã và đang cố gắng tạo ra những sản phẩm tốt hơn để phục vụ người Việt, thậm chí người Việt trên toàn thế giới. Đó là cái lý tưởng mà tôi đang sống mỗi ngày.
Đang nghĩ. Cũng bắt đầu nghĩ về nó rồi đấy. Bởi cũng có những phút giây tôi nghĩ rằng: Mình cần lo cho hạnh phúc của bản thân mình đi thôi. Gần đây nhất, điều đó có vẻ nổi trội hơn. Sẽ có một lúc nào đó thôi, hiện tại thì tôi cũng chưa biết là bao giờ bởi vẫn còn những dự án cần được hoàn tất. Nhưng chắc không quá xa đâu, tôi sẽ có những thời điểm tập trung cho hạnh phúc cá nhân của mình hơn.
Tôi là một dạng phụ nữ làm việc và sống ở hiện tại. Tôi biết những điều đúng và sai mình đã làm trong quá khứ đều đúc kết ra những bài học đáng kể cho chính sự trưởng thành trong ngày hôm nay. Tôi cảm thấy may mắn vì tất cả những gì đã qua, và hài lòng về con người bây giờ của mình.
Khát khao lớn nhất của tôi là được cống hiến. Nếu tôi chọn Hollywood và những vai diễn thì sự thành công ấy chỉ là của riêng cá nhân tôi. Còn với vị trí nhà làm phim, nếu những dự án của tôi thành công ở Việt Nam, nó sẽ là cả một sự cống hiến cho nền điện ảnh và thị trường của nước nhà.
Tôi đã và đang cố gắng tạo ra những sản phẩm tốt hơn để phục vụ người Việt, thậm chí người Việt trên toàn thế giới. Đó là cái lý tưởng mà tôi đang sống mỗi ngày.
Đang nghĩ. Cũng bắt đầu nghĩ về nó rồi đấy. Bởi cũng có những phút giây tôi nghĩ rằng: Mình cần lo cho hạnh phúc của bản thân mình đi thôi. Gần đây nhất, điều đó có vẻ nổi trội hơn. Sẽ có một lúc nào đó thôi, hiện tại thì tôi cũng chưa biết là bao giờ bởi vẫn còn những dự án cần được hoàn tất. Nhưng chắc không quá xa đâu, tôi sẽ có những thời điểm tập trung cho hạnh phúc cá nhân của mình hơn.
Chắc vậy. Thật ra, tôi đã làm nghệ thuật 20 năm rồi. 20 năm qua là 20 năm tôi như một con thiêu thân, chỉ lao vào phục vụ khán giả. Dù là người mẫu, ca sĩ, diễn viên, nhà sản xuất, nhà đào tạo hay một nhà làm phim, tôi chưa bao giờ dùng thời gian để nghĩ về bản thân mình mà luôn hướng về người khác.
Bỗng một ngày, có một người đến và nói cho tôi nghe rằng đã đến lúc tôi cần nghĩ cho mình nhiều hơn. Qua từng ấy thăng trầm của đời và của nghề, tôi mới giật mình nghĩ lại: À, có lẽ là đến lúc tôi cần nghĩ cho hạnh phúc của mình rồi. Có lẽ, nó sẽ giúp tôi thăng hoa để tạo ra những sản phẩm đột phá hơn thì sao. Mong là như vậy.
Cám ơn chị vì những chia sẻ vừa rồi và chúc chị sẽ thành công hơn nữa trong những dự án tiếp theo!
Đọc caption của "đạo diễn trăm tỷ" Ngô Thanh Vân mà thấy tức, lỗi sai chính tả cơ bản quá chị ơi! Nổi tiếng là đạo diễn phim đình đám nhưng Ngô Thanh Vân vẫn sai một lỗi chính tả khó tin! Việc sao Vbiz viết sai chính tả và bị dân tình "bóc phốt" đã không phải là hiếm. Sau Hari Won, Phạm Hương, Hồ Ngọc Hà thì mới đây chính "đạo diễn phim trăm tỷ" Ngô Thanh Vân cũng lại "tranh đua" ghi...