Ngỡ ngàng với phiên bản đầu của những món đồ công nghệ phổ biến ngày nay – Cặp đôi thứ 5 khác nhau tới mức không tưởng
Thời gian và công nghệ khiến cho những món đồ này đã từng trông hoàn toàn khác với những gì chúng ta biết ngày nay.
Chuột máy tính phiên bản đầu tiên trông thô sơ, cồng kềnh và rất khó sử dụng. Con chuột máy tính đầu tiên được ra mắt công chúng tại một cuộc triển lãm ở California vào năm 1968. Kỹ sư người Mỹ Douglas Engelbart đã phát minh ra nó.
Những chiếc máy hút bụi đầu tiên trông khá nặng nề và nhiều khả năng mang bụi tới hơn là hút bụi đi. Chiếc máy hút bụi lần đầu tiên được phát minh vào những năm 60 của thế kỷ 19, còn những mô hình chúng ta quen thuộc, với động cơ điện, đã được giới thiệu vào đầu thế kỷ 20.
Truyền thống đeo nhẫn cưới đã có từ hàng nghìn năm trước và những chiếc nhẫn trông giống nhau đầu tiên được tìm thấy ở Ai Cập cổ đại. Còn bức ảnh bên trái cho thấy một chiếc nhẫn từ thế kỷ thứ 6, trông không khác nhiều so với ngày nay.
Các nguyên mẫu của máy ATM được thiết kế bởi Luther George Simjian vào năm 1939. Tuy nhiên, do một số sai sót, nó không được sử dụng cho đến hơn 20 năm sau khi nó được phát minh. Và chỉ đến những năm 60, mọi người mới bắt đầu sử dụng chúng. Bức ảnh ở bên trên cho thấy nam diễn viên Reg Varney đang sử dụng máy ATM đầu tiên ở phía bắc London, Anh.
Khó có thể nhận ra đó là một chiếc máy điều hòa trong bức ảnh đầu tiên. Đây là một trong những thiết bị cần nhiều nỗ lực để phát minh và cải tiến trong suốt lịch sử nhân loại. Năm 1842, bác sĩ người Mỹ John Gorrie đã phát minh ra nguyên mẫu của chiếc điều hòa hiện đại, một máy nén để làm mát không khí mà ông sử dụng trong các phòng khám của mình. Thật không may, ông không có đủ tiền để sản xuất những chiếc máy này. Nhưng các nhà phát minh khác đã ủng hộ và kế thừa ý tưởng của ông và vào năm 1902, máy điều hòa nhiệt độ điện đầu tiên đã xuất hiện.
Máy pha cà phê chạy điện đầu tiên có tên là Wigomat (ảnh bên trái), được giới thiệu tại Đức vào năm 1954. Nó được chế tạo bởi nhà phát minh người Đức Gottlob Widmann.
Nhiều người nghĩ rằng Apple Watch là chiếc đồng hồ thông minh đầu tiên. Nhưng những nỗ lực chế tạo loại thiết bị này đã được thực hiện sớm hơn. Đồng hồ thông minh đầu tiên là Timex Datalink – sản phẩm của sự hợp tác giữa Microsoft và Timex.
Chiếc tủ lạnh chạy điện đầu tiên xuất hiện vào năm 1913, nhưng động cơ và máy nén quá lớn nên chúng chiếm cả một căn phòng cạnh nhà bếp. Bên cạnh đó, các hóa chất độc hại đã được sử dụng trong các mẫu tủ lạnh này. Nhưng mọi thứ đã thay đổi vào năm 1926 khi kỹ sư người Đan Mạch, Christianectorsnstrup, phát triển được một chiếc tủ lạnh hoạt động tương đối yên tĩnh và vô hại, có thể chứa cả động cơ và máy nén bên trong.
Những chiếc dao cạo đầu tiên được tìm thấy trong một số nền văn hóa của thời đại đồ đồng. Chúng là những tấm kim loại mỏng hình bán nguyệt. Bạn có thể thấy chúng ở bức ảnh phía trên, khác xa so với chiếc dao cạo hiện đại ở bên dưới.
Năm 1866, George McGill, người Mỹ, được cấp bằng sáng chế cho một thiết bị dùng để gắn các trang giấy bằng kim bấm. Đó cũng là thời điểm mở ra lịch sử của những chiếc dập gim.
Tài liệu tham khảo sớm nhất được biết đến về máy bán hàng tự động là trong tác phẩm của “Anh hùng thành Alexandria”, một kỹ sư và nhà toán học ở Ai Cập La Mã vào thế kỷ thứ nhất. Chiếc máy này thu lấy tiền xu và bán nước. Các mô hình hiện đại xuất hiện vào đầu những năm 1880, bán bưu thiếp, phong bì và tem thư. Ảnh bên trái cho thấy một model ra đời năm 1904.
Những chiếc băng vệ sinh dùng một lần xuất hiện đầu tiên dạng miếng đệm đã được bán ra vào năm 1888. Và loại chúng ta đều biết và được sử dụng ngày nay xuất hiện vào khoảng những năm 70 của thế kỷ 20.
Chiếc điều khiển từ xa đầu tiên là một mô hình do Philco tạo ra, có tên Mystery Control (ảnh trái). Nó hoạt động bằng cách phát ra sóng vô tuyến tần số thấp và chạy bằng pin. Đây cũng là chiếc điều khiển từ xa không dây kỹ thuật số đầu tiên.
Máy pha cà phê cũng có thể bị tấn công ransomware đòi tiền chuộc
Một ví dụ kinh hoàng về mối đe dọa của tin tặc với các thiết bị IoT.
Sự bùng nổ của IoT (Internet of Things) đã mang đến một thế hệ thiết bị và đồ dùng mới mà trước đây chúng ta chỉ thấy trong khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, hầu hết tất cả các tính năng nổi bật của chúng đều dựa vào kết nối Internet hoặc ít nhất là với mạng nội bộ trong gia đình của người dùng.
Từ lâu, các chuyên gia bảo mật đã cảnh báo về những rủi ro của các thiết bị được kết nối như vậy. Tuy nhiên, cho dù bản thân nhiều người dùng có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa, tất cả những điều đó vẫn sẽ trở nên vô dụng nếu bản thân nhà sản xuất thiết bị không cập nhật hoặc cài đặt các yêu cầu bảo mật cơ bản. Và một sản phẩm thử nghiệm đang lan truyền trên mạng Internet gần đây chính là minh chứng cụ thể nhất cho điều này.
Máy pha cà phê bị hack
Cụ thể, video lan truyền ghi lại hình ảnh một mẫu máy pha cà phê iKettle của hãng Smarter đã bị nhiễm ransomware. Khi người dùng cắm điện và cố gắng kết nối thiết bị với mạng nội bộ trong gia đình của họ, nó sẽ bắt đầu kích hoạt bộ phận phun nước nóng, tự động xay cà phê dù không có nguyên liệu được bỏ vào, hiển thị thông báo đòi tiền chuộc trên màn hình hiển thị và trong suốt quá trình này nó sẽ không ngừng phát ra tiếng bíp. Cách duy nhất để làm cho thiết bị dừng lại là rút phích cắm điện.
Tất nhiên, đây không phải là một câu chuyện thực tế bởi chẳng có tay tin tặc nào muốn đòi tiền chuộc cho một mẫu máy pha cà phê có giá chỉ hơn 250 USD cả.
Đây là sản phẩm của Martin Hron, một nhà nghiên cứu của công ty bảo mật Avast. Ông muốn tiến hành thử nghiệm xem liệu có thể phát hiện ra một lỗ hổng quan trọng trong cơ sở hạ tầng của các thiết bị thông minh hay không.
"Tôi được yêu cầu chứng minh một sự nghi ngờ, rằng mối đe dọa đối với các thiết bị IoT không chỉ là việc truy cập chúng qua bộ định tuyến hoặc tiếp xúc với mạng Internet, mà là bản thân thiết bị IoT cũng dễ bị tổn thương và có thể dễ dàng bị chiếm quyền sở hữu", nhà nghiên cứu này chia sẻ trên blog.
Các thiết bị IoT được cảnh báo là có rất nhiều lỗ hổng bảo mật.
Thử nghiệm của ông đã thành công. Chỉ sau một tuần mày mò, ông đã dễ dàng "cập nhật" chiếc máy pha cà phê của hãng Smarter bằng ransomware được ngụy trang dưới dạng phần mềm hệ thống. Tất cả những gì ông đã làm là đưa chương trình cơ sở được lưu trữ bên trong ứng dụng điều khiển thiết bị trên smartphone Android vào máy tính và thiết kế ngược nó bằng IDA, một trình phân tích phần mềm phổ biến. Gần như ngay lập tức, ông tìm thấy những chuỗi ký tự có thể đọc được của lập trình viên và từ đó thay thế nó.
"Nó chỉ ra rằng điều này đã xảy ra và có thể xảy ra với các thiết bị IoT khác", Hron chia sẻ. "Đây là một ví dụ điển hình về một vấn đề mới mẻ. Bạn không phải cấu hình bất cứ thứ gì. Thông thường, những người bán hàng không nghĩ đến điều này".
Hron mong rằng đây sẽ là một câu chuyện cảnh báo cho các nhà sản xuất trong việc đẩy mạnh vấn đề bảo mật vì Internet là một phần trong phương trình của sản phẩm và cũng để người tiêu dùng có ý thức hơn về các sản phẩm thông minh mà họ mua và mang vào nhà
Máy ATM tự động nhả tiền khi bị hack Giới hacker mũ đen ngày càng có những cách thức tinh vi để đánh cắp tiền từ ATM, cỗ máy vốn không hề được nâng cấp nhiều trong những năm qua. Năm 2010, tại hội thảo công nghệ bảo mật Black Hat, Las Vegas, Mỹ, nhà nghiên cứu bảo mật Barnaby Jack đã trình diễn màn hack ATM ngay trên sân khấu, buộc...