Ngỡ ngàng những món ăn tí hon “giả như thật”
2 Món Phở Hà Nội với đầy đủ chi tiết như miếng chanh, hành, ớt, thịt bò và hành chẻ, kết hợp với lọ dấm chai ớt cùng đĩa quẩy…, tất cả đều bé xíu
Tô phở, bánh mì, cá kho tộ… tất cả được làm bằng đất sét y như thật nhưng với kích thước tí hon. Mỗi mô hình đều được tác giả khéo léo nhào nặn chân thực tới từng chi tiết nhỏ như hạt ớt hay đường gân lên cọng hánh lá.
Tác giả của những mô hình ẩm thực đặc sản Việt Nam độc đáo ấy là cử nhân trường ĐH Kiến trúc Hà Nội: Nguyễn Thị Hà An (29 tuổi). Sau khi tốt nghiệp đại học, An đã không theo đuổi lĩnh vực thiết kế nhà cửa, công trình mà cô lựa chọn khởi nghiệp: sáng lập Veene – cửa hàng quà tặng trên phố Yên Thế (Hà Nội).
Năm 2019, ý tưởng về việc làm ra những sản phẩm mô hình tí hon tả thực các món ẩm thực đặc sản Việt Nam đã được An nhen nhóm và bắt tay vào thực hiện.
“Trước đây, mình từng làm những sản phẩm thủ công lưu niệm theo đơn đặt hàng. Một ngày, mình nghĩ rằng tại sao không làm ra những sản phẩm mang bản sắc của bản thân và ẩm thực chính là điều đầu tiên mình nghĩ tới. Theo mình, ẩm thực chính là văn hóa của mỗi quốc gia, là thứ hiện hữu và gần gũi nhất với mỗi người, mỗi vùng miền. Vì thế, sản phẩm này cũng sẽ có hồn hơn khi thực hiện”, An chia sẻ.
Những mô hình đồ ăn càng nhỏ thì sẽ càng phải làm thật tinh tế, cẩn thận, tỉ mỉ và khéo léo để cho món ăn thật sự giống với thực tế. Để làm ra một mô hình đồ ăn như món phở, cá kho hay chè cốm, An cùng các cộng sự phải biết món ăn đó ở ngoài đời như thế nào, rồi thiết kế theo sự sáng tạo của mình, phác thảo trên giấy, đồ họa trên máy tính, sau đó mới bắt tay vào làm.
Hiện nay, An đã làm ra một bộ sản phẩm mô hình 5 món ăn đại diện cho các vùng ẩm thực của Việt Nam là phở bò, bánh mì, cá kho tộ, kho quẹt, chè cốm. “Mỗi món ăn Việt Nam đều có một vẻ đẹp đặc trưng riêng. Mình muốn mọi người thấy được vẻ đẹp của những món ăn Việt Nam thông qua mô hình này”, An chia sẻ.
Kể về những khó khăn khi sản xuất sản phẩm độc đáo này, An nhận định nguồn nguyên liệu là quan trọng nhất nên phải chọn đất sét nhập từ Nhật Bản với đặc tính ưu việt hơn, bền màu và không độc hại. Việc tạo hình cũng đòi hỏi phải rất tỉ mỉ và có sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Theo An, mỗi bộ sản phẩm phải mất từ 3-5 ngày mới có thể hoàn thành. Mỗi một bộ sản phẩm gồm 5 món như vậy có giá từ 1,5 triệu đến 1,8 triệu đồng và chỉ làm theo đơn đặt hàng.
Được biết, khách hàng của An chủ yếu là khách nước ngoài và người Việt sống ở nước ngoài. Vậy nên, không chỉ dừng lại ở các món ăn, cô còn muốn làm những sản phẩm văn hóa độc đáo khác nhằm giúp mọi người hiểu hơn về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam . Bên cạnh việc làm những sản phẩm mô hình ẩm thực, An đang ấp ủ làm ra những mô hình như trang phục cổ để thể hiện đa dạng hơn văn hóa Việt Nam.
Nguyễn Thị Hà An – “bếp trưởng” sáng tạo ra những món ăn tí hon độc đáo giới thiệu ẩm thực Việt Nam
Video đang HOT
Bộ dụng cụ “nấu ăn” rất đặc biệt để hoàn thiện những chi tiết nhỏ chỉ vài milimet
Thông qua mạng xã hội, internet, nhóm của Hà An lên ý tưởng rồi cùng trao đổi với đồng nghiệp, chọn cách thức thể hiện, vẽ 3D … là những công đoạn trước khi bắt tay vào sản xuất món đồ tí hon.
Ban đầu, Hà An chuyên sản xuất những quà tặng lưu niệm nhỏ theo đơn đặt hàng bên cạnh móc chìa khóa, chặn giấy…
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp sự giới thiệu của khách hàng, các sản phẩm tí hon được nhiều người biết đến hơn. Nhóm sản xuất của Hà An có hơn 10 người với từng công đoạn khác nhau để hoàn thiện sản phẩm nhanh hơn.
Để sản xuất được những món ăn tí hon yêu cầu đôi bàn tay khéo léo, tỉ mẩn chính xác cụ thể, như trong hình Hà An đang gắn miếng ớt tí hon lên bát phở bò.
Nhận thấy tiềm năng của các sản phẩm tí hon, Hà An sản xuất khá đa dạng về mặt hàng theo yêu cầu của khách.
Mô hình bánh mì, món ăn nổi tiếng của Việt Nam, đặt vừa trên ngón tay với đầy đủ rau thịt cùng 2 miếng dưa chuột bé xíu.
Bộ sản phẩm mô hình 5 món ăn đại diện cho các vùng ẩm thực của Việt Nam gồm phở bò, bánh mì, cá kho tộ, kho quẹt, chè cốm.
Được biết mỗi bộ sản phẩm gồm 5 món sẽ mất từ 3-5 ngày mới có thể hoàn thành, có giá từ 1,5 triệu đến 1,8 triệu đồng và chỉ làm theo đơn đặt hàng.
Loài cá "xấu hết phần thiên hạ" thành đặc sản "hút" khách sành ăn
Dù có vẻ ngoài xấu xí nhưng loài cá này lại là nguyên liệu làm nên nhiều món ăn thơm ngon lấy lòng được cả những thực khách khó tính nhất.
Cá mút đá (hay còn gọi là cá ninja, cá quỷ) vốn đã quen thuộc và trở thành một trong những món ăn nổi tiếng, đắt tiền ở Hàn Quốc và một số nước châu Âu. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, món cá mút đá mới được nhiều người Việt biết đến và yêu thích.
Ở Việt Nam, cá mút đá được phát hiện sống phổ biến nhất ở khu vực biển Quy Nhơn (Bình Định), Khánh Hòa. Loài cá này có vẻ ngoài kỳ lạ, xấu xí, thậm chí còn được ví là "quái vật" biển sâu. Da cá trơn như cá chình, có màu đen xuyên suốt, đường kính khoảng 4cm, dài cỡ hai gang tay. Đầu cá giống cá chạch, có ria ngắn, đuôi bè ra.
Theo giải thích của các ngư dân, sở dĩ cá mút đá được gọi là cá ninja bởi rất khó đánh bắt. Loài cá này sống ở tầng đáy, ở độ sâu hơn 1000m so với mực nước biển, thoắt ẩn thoắt hiện với phần da màu đen trùm kín từ đầu đến đuôi giúp nó dễ "ngụy trang", lẩn trốn.
Ngoài ra, nó còn có tên gọi khác là cá "giấu đầu lòi đuôi" bởi khi bắt lên, nó thường cuộn đầu như giấu đi.
Ngư dân thường đánh bắt cá mút đá bằng cách câu, dã cào hoặc dùng thùng phi nhựa đục lỗ để làm lờ thả xuống biển nhử cá. Ảnh: Lê Vân
Tuy là loài cá không xương sống, không xương hàm và có vẻ ngoài kỳ lạ nhưng cá mút đá lại được nhiều người yêu thích. Chỉ sau thời gian ngắn "lộ diện", cá mút đá nhanh chóng trở thành món hải sản độc lạ thu hút thực khách, nhất là dân nhậu bởi vị ngon lạ miệng.
Anh Nguyễn Xuân Tùng - chủ một nhà hàng hải sản tại Hà Nội cho biết, một năm trở lại đây, lượng khách đặt mua cá mút đá tăng mạnh. Giá bán loại cá này khá cao, khoảng từ 200.000 - 260.000 đồng/kg vẫn "hút" khách mua.
"Trước đây chỉ một số nhà hàng cao cấp mới nhập khẩu cá mút đá từ Hàn Quốc về chế biến phục vụ thực khách.
Nhưng hiện nay, ở một số vùng biển Nam Trung Bộ nước ta, ngư dân đã có thể khai thác, đánh bắt loài cá này nên mọi người được thưởng thức dễ dàng hơn. Vẻ ngoài cá mút đá trông hơi sợ vì thân tròn dài, có miệng đầy răng nhỏ xung quanh nhưng thịt lại thơm ngon.
Nhiều thực khách rất thích, có người phải đặt hàng trước mới mua được. Lúc cao điểm, cá mút đá còn được bán với giá trên 300.000 đồng/kg", anh Tùng cho hay.
Chị Hải Phương - đại lý chuyên phân phối hải sản ở Hà Nội cho hay, có ngày giao vài chục cân cho khách lẻ, còn nhà hàng lớn thì lên tới cả tạ cá mút đá/ngày.
"Giá cao nhưng cá mút đá vẫn được tìm mua nhiều vì ngon, lạ. Sau khi được đánh bắt, cá được sơ chế làm sạch rồi đóng gói hút chân không và cấp đông để đảm bảo độ tươi. Có khách muốn mua nguyên con về chế biến nhưng tôi thường khuyên là nên mua loại đã được sơ chế sẵn, về chỉ nấu luôn thôi. Vì cá mút đá rất khó làm, da có tiết chất nhờn nên khó lột, chưa kể miệng nhiều răng rất dị khiến nhiều người thấy ghê", chị Phương nói.
Cá mút đá không có xương, chỉ có sụn giòn và các búi cơ xung quanh nên ăn khá lạ miệng. Ảnh: Thảo Lê
Cá được sơ chế làm sạch, nướng qua lửa hoặc trần qua nước sôi để lớp da trơn tuột. Người chế biến chỉ việc khéo léo loại bỏ phần da bên ngoài rồi bỏ ruột cắt đầu, để lộ phần thịt trắng hồng hấp dẫn. Sau đó, cá được cắt thành từng khúc nhỏ, ướp gia vị, chế biến thành các món đa dạng phục vụ thực khách.
Cá mút đá có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng như lẩu, cà ri, chiên bột... nhưng ngon và hợp "gu" thực khách nhất vẫn là hai món cá om chuối đậu và cá nướng muối ớt.
Món cá mút đá om chuối đậu cũng tương tự món ốc om chuối đậu thường thấy nhưng ngon hơn. Vị tươi, thơm lừng, dai giòn sần sật của thịt cá mút đá cùng nước om sánh quyện bởi chuối xanh, đậu rán, mẻ và các loại rau thơm,... khiến thực khách xuýt xoa.
Món cá mút đá nướng có cách làm đơn giản hơn nhưng vị ngon cũng hấp dẫn không kém. Thịt cá được tẩm ướp gia vị đặc trưng, không thể thiếu muối và ớt sa tế. Sau đó, cá được nướng trên bếp than lửa hồng. Khi chín, thịt cá màu trắng, dai gần giống thịt gà, dậy mùi thơm.
Khi ăn, thực khách có thể cảm nhận được phần lõi sụn bên trong thân cá có độ giòn sần sật như sụn non. Ảnh: Lê Vân
Tuy có vẻ ngoài xấu xí, dị thường nhưng cá mút đá ngày càng được nhiều người biết đến và thưởng thức. Vào những ngày thời tiết se lạnh, được xì xụp bát cá mút đá om chuối đậu nóng hổi hay tê tê đầu lưỡi với món cá nướng muối ớt cay nồng đều khiến thực khách ăn một lần nhớ mãi.
Khác biệt phở bò Hà Nội và Nam Định Phở bò Hà Nội có nước dùng thanh, ngọt còn phở bò Nam Định đậm đà nhờ nước mắm cá cơm. Bánh phở Hà Nội có độ mỏng và dai mềm, khi trụng nước sôi không bị nát. Sau đó người nấu thái thịt bò trần qua đặt lên, thêm hành lá, hành chẻ và chan đều nước dùng. Phở ngon là phở...