Ngỡ ngàng Mũi Cà Mau
Cà Mau vốn đã rất xa nhưng Đất Mũi
Mảnh đất tận cùng trên dải đất hình chữ S thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau – càng diệu vợi. Thế nhưng, đó là chuyện của nhiều năm về trước, bây giờ Đất Mũi đã rất gần
Từ lâu, đối với người địa phương, Đất Mũi là một địa điểm “đi riết thành ngán”, bởi đoàn khách nào, bạn bè nào về Cà Mau cũng muốn đi Đất Mũi. Một điều nữa là mỗi bận đi về, khách cứ băn khoăn có trở lại hay không. Bây giờ mọi chuyện đã khác.
Nhiều điểm dừng chân hấp dẫn
Đất Mũi nay đã có nhiều điều đáng lưu luyến, kể từ khi đoạn cuối của đường Hồ Chí Minh về Đất Mũi thông xe. Trên đường về Đất Mũi đã hình thành nhiều trạm dừng chân, điểm du lịch sinh thái, thu hút rất nhiều du khách tham quan, trải nghiệm và thưởng thức ẩm thực. Những trạm dừng chân do người dân lập, phục vụ du khách rất nhiệt tình và chu đáo.
Trải nghiệm câu cá thòi lòi tại một điểm homestay ở Đất Mũi
Cách trung tâm TP Cà Mau khoảng 8 km về hướng huyện Cái Nước, nằm ven Quốc lộ 1 là Khu Du lịch sinh thái Quốc Tế rộng 20 ha. Nơi đây hội tụ nét đặc trưng của vùng đất phương Nam: Một Cà Mau sông nước mênh mông, làng Bác Ba Phi chân chất mộc mạc, di sản văn hóa phi vật thể đờn ca tài tử, làng ẩm thực Nam Bộ, hồ bơi… và rất nhiều làng nghề truyền thống độc đáo của vùng Đất Mũi. Muốn tận hưởng bữa ăn đậm chất sông nước, du khách có thể chọn thuê cần câu, chèo thuyền ba lá rồi thưởng thức đờn ca tài tử, hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, yên bình.
Video đang HOT
Cách Khu Du lịch sinh thái Quốc Tế khoảng 20 km là ấp Đông Hưng (xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước) – xứ sở của sản phẩm mang thương hiệu tập thể nổi tiếng của Cà Mau: dưa bồn bồn và các loại mắm cá đồng, cá biển, tôm, ruốc… luôn xếp đầu trong danh sách những món ngon miền Đất Mũi.
Rời Cái Nước đến địa phận huyện Năm Căn là vùng đất của cua biển nổi tiếng cả nước. Điểm cuối cùng trong chuyến hành trình Đất Mũi là trạm dừng chân du lịch Rạch Gốc – Tư Tỵ nằm cách thị trấn Năm Căn 13 km, cách Đất Mũi 45 km (nằm trên đường Hồ Chí Minh, đoạn Năm Căn – Đất Mũi), là một trong những điểm được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh biết đến. Nơi đây có tour khám phá rừng đước bằng xuồng, du khách được tận mắt chứng kiến một cây đước 9 thân, trên 50 năm tuổi.
Người dân đã biết làm du lịch
Hành trình thú vị nhất khi về Đất Mũi là trải nghiệm ở các khu homestay của người dân địa phương.
Ấp Cồn Mũi là nơi rừng tiếp biển, thuộc khu vực ven bãi bồi rộng lớn, với hệ sinh thái vô cùng phong phú. Cảnh quan môi trường nơi đây trong lành, thích hợp phát triển du lịch sinh thái. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, mô hình du lịch homestay ở Khu ramsar Mũi Cà Mau được phát triển dựa trên nguyên tắc về sự liên kết giữa khả năng khai thác tài nguyên hợp lý, bền vững và trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên của cộng đồng địa phương. Các homestay được thiết kế theo kiểu nhà sàn, lợp lá rất mát mẻ, cách cột mốc quốc gia vài cây số đường bộ xuyên rừng.
Đến với các điểm homestay du lịch sinh thái cộng đồng Đất Mũi, du khách được thả mình vào không gian yên bình, hòa vào thiên nhiên, tham quan bãi bồi, rừng đước, rừng mắm bạt ngàn; cùng trải nghiệm đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân bản địa: đờn ca tài tử, soi ba khía, đặt lờ cua, xổ vuông; trải nghiệm lái canô, vỏ lãi len lỏi qua những cánh rừng…
Ẩm thực tại các điểm homestay cũng vô cùng phong phú, du khách có thể tự chọn thưởng thức các món hải sản tươi sống: tôm sú, tôm tít, hàu, cua, ốc len, cá thòi lòi, cá bống mú… chắc chắn sẽ tạo cho du khách một cuộc trải nghiệm tuyệt vời nơi miền cực Nam Tổ quốc.
Lớp trẻ nhìn về tương lai
Ông Trần Thanh Tùng, Trưởng ấp Xóm Mũi, trông cũng lam lũ như các ngư dân khác nhưng có tầm nhìn khá sâu xa: “Sự phát triển, hội nhập nào cũng phải có đánh đổi. Một vài nét văn hóa đặc trưng của Đất Mũi có thể mất đi vì không còn phù hợp nhưng quan trọng nhất là tương lai của thế hệ mai sau. Đã bao đời nay rồi, trẻ con nơi đây khi mở mắt chào đời đã nhìn về phía biển. Cha mẹ cũng dạy con kỹ năng kiếm sống ngoài biển và lớn lên lại ra biển mưu sinh. Còn từ đây về sau, các cháu sẽ phải nhìn về chỗ khác, nhìn về con đường mới nối dài lên các phố thị như hướng về tương lai của mình. Rồi các cháu sẽ phải học hành để thực hiện giấc mơ ấy”.
Một vài người hàng xóm gật gù tán thưởng lời trưởng ấp, cùng nâng ly trà trong căn nhà sàn giữa mênh mông lộng gió. Có lẽ đây cũng là lần cuối tôi cùng họ được tận hưởng những luồng gió biển miên man thổi vào các căn nhà không cửa “huyền thoại” còn lại duy nhất ở Đất Mũi. Có chút tiếc nuối nhưng cũng không sao, vì đang có luồng gió mới thổi qua đây…
Bài và ảnh: DUY NHÂN
Theo nld.com.vn
Mất gần 2 năm "rình" loài cá kỳ lạ ở Việt Nam có điệu múa tuyệt vời
Đây là bộ hình đã được thực hiện trong vòng gần hai năm. Để có được bộ hình loài cá này, phải tốn nhiều thời gian, nghiên cứu thủy triều lên xuống theo mùa và sinh hoạt của cá, tìm góc máy phù hợp để chụp.
Cá thòi lòi là một loài thuộc họ cá bống trắng. Loài cá này sinh sống trong bùn, trong hang hốc ở bãi lầy, khi thủy triều xuống thì cá chui ra, nhất là những ngày nắng ráo. Ngày nay, đô thị hóa nhiều nên mọi người ít thấy cá thòi lòi.
Đến những vùng quê nông thôn, vùng ngập bùn lầy, mới có thể thấy cá thòi lòi sinh sống. Đây là loài cá vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn nên nó thích nghi cả hai môi trường. Khi trưởng thành, cá có chiều dài tối đa là 20cm.
Cá thòi lòi có khả năng di chuyển trên mặt bùn khá nhanh, gần như chạy nhảy nên chụp hình được chúng khi di chuyển khá khó khăn. Để có được bộ hình loài cá thòi lòi này, phải tốn nhiều thời gian, nghiên cứu thủy triều lên xuống theo mùa và sinh hoạt của cá, tìm góc máy phù hợp để chụp. Sau đây là bộ hình đã được thực hiện trong vòng 2 năm.
Theo Nhiếp ảnh gia Bùi Trọng Hiếu (Báo Doanh nhân Sài Gòn)
Cà Mau: Nuôi loài cá bống xấu xí, lưng đầy gai nhọn, bán 240 ngàn/ký Tuy có vẻ ngoài khá xấu xí, nhất là trên lưng có vây nhiều gai nhọn, nhưng cá bống mú được biết đến là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, thường được bán trong các nhà hàng, quán ăn lớn. Hiện loài cá này đang được nuôi khá nhiều ở xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân (Cà Mau) với...