Ngộ độc thực phẩm tiềm ẩn trong mỗi bữa ăn hàng ngày
Mặc dù không có dấu hiệu nhiễm bẩn, nhưng những bữa ăn hàng ngày vẫn có thể tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm bởi vi khuẩn tồn tại sau cánh cửa nhà bếp, trên các bề mặt mà chúng ta không thể nhìn thấy.
Nhiều người không biết rằng các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể kéo dài hàng tuần cho đến vài tháng trước khi chúng bắt đầu phát tác.
Thực phẩm bị ô nhiễm thế nào?
Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra nếu trứng, thịt gia cầm, thịt đỏ hoặc hải sản được ăn sống hoặc nấu chưa chín. Ví dụ, nếu bạn tiêu thụ thịt sống hoặc trứng chưa chế biến, bạn có nguy cơ ăn phải khuẩn Salmonella – đó sẽ là một trải nghiệm khó chịu.
Ngoài ra, thực phẩm có thể đã bị tiếp xúc với các bề mặt không sạch chứa vi khuẩn thậm chí là phân, từ đó có thể làm lây lan vi khuẩn vào cơ thể người.
Trường hợp ít gặp hơn là nguồn thức ăn đã bị nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài trước khi chế biến và làm cho thực phẩm không an toàn cho người tiêu dùng.
Ngộ độc thực phẩm có thể kéo dài hàng tuần cho đến vài tháng trước khi chúng bắt đầu phát tác
Loại ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất
Salmonella là vi khuẩn nguy hiểm sống trong ruột khi bị nhiễm bệnh. Nó có thể gây ra các phản ứng phụ khó chịu như tiêu chảy, nôn mửa, chuột rút,… và có thể kéo dài từ 4 đến 7 ngày.
Video đang HOT
Mỗi năm có khoảng 7.800 trường hợp nhiễm độc Salmonell. Vào năm 2013, đã có 33 trường hợp tử vong vì căn bệnh do thực phẩm này gây ra. Salmonella thường gặp nhất ở trứng, thịt và gia cầm, nhưng cũng có thể tìm thấy trên trái cây và rau.
Ngộc độc thực phẩm ảnh hưởng đến cơ thể
Ngộ độc thực phẩm có thể được gây ra bởi nhiều cách khác nhau như thông qua nguồn nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm, thịt nấu chín hoặc hải sản, và thịt không gia nhiệt. Những loại bệnh khác nhau này gây ra những triệu chứng khác nhau và mức độ nghiêm trọng của mỗi trường hợp. Nhiều dấu hiệu ngộ độc thực phẩm là tiêu chảy, chuột rút, nôn, buồn nôn và sốt.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, mỗi năm có 48 triệu trường hợp mắc bệnh do thực phẩm. Con số này tương đương với 1 trong 6 người Mỹ bị ngộ độc thực phẩm mỗi năm. Trong số những người bệnh này, kết quả là sự gia tăng đáng kinh ngạc, cụ thể trong 128.000 trường hợp nhập viện và 3.000 người chết.
Các thực phẩm thông thường có thể gây ngộ độc có: rau lá xanh, trứng ( Salmonella), thịt ( E. coli), cá ngừ, hàu ( Vibrio vulnificus), khoai tây ( Listeria, E. coli, Salmonella, và Shigella), pho mát ( Salmonella hoặc Listeria), kem ( Salmonella và Staphylococcus), cà chua, giá đỗ, quả mọng ( Viêm Gan Loại A), bơ đậu phộng ( Salmonella), melons ( Salmonella), sữa tươi ( Salmonella, Campylobacter, E. coli).
Cách phòng tránh
Những người có hệ miễn dịch thấp hơn như trẻ em và người cao tuổi dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn và có thể có các triệu chứng nghiêm trọng hơn, kéo dài lâu hơn. Một số cách để ngăn ngừa sự lây lan của các vi khuẩn có hại này như: Rửa tay cẩn thận trước khi chế biến thức ăn, đảm bảo thịt và hải sản được nấu chín đều, sử dụng các loại dao khác nhau cho thịt sống và rau, tránh dùng các loại thực phẩm dễ hư hỏng.
Huy Hoàng
Theo: care2/vietQ
Nguy hại ra sao khi gián bám vào thực phẩm của chúng ta?
Sự xâm nhập của gián vào thức ăn có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Theo Health site bản thân gián không gây ra bệnh nhưng chúng là vật truyền bệnh hoặc mang mầm bệnh từ hàng triệu vi khuẩn. Đồng thời loại côn trùng này cũng là tác nhân truyền nhiễm dẫn đến một loạt các bệnh từ tiêu chảy đến ngộ độc thực phẩm.
1. Ô nhiễm thực phẩm
Gián là loài động vật có thể sống bằng cách ăn bất cứ thứ gì. Ngoài thực phẩm của con người, chúng còn ăn thực vật chết, động vật, phân, keo, xà phòng, giấy, da và thậm chí cả những sợi tóc rụng.
Gián vừa ăn vừa nôn mửa những thức ăn mà chúng đã tiêu hóa một phần và đào thải phân rải rác khắp nơi. Do đó nếu chúng bò vào thức ăn của con người sẽ khiến thực phẩm đó bị ô nhiễm bởi các chất thải mang theo nhiều vi khuẩn có hại của chúng. Ngoài ra, nó còn mang các loại trứng giun đường ruột, gây tác động kích thích dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo mức độ. Một nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể nhân lên rất nhiều trong ruột của gián. Nó có thể gây ra một số bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, các vấn đề về tiêu hóa và nhiễm trùng huyết cho con người.
2. Ngộ độc thực phẩm
Theo Health site, trong một đợt bùng phát dịch ngộ độc thực phẩm, người ta thấy rằng tỉ lệ này giảm đột ngột sau khi tiêu diệt rất nhiều gián. Loài côn trùng này cũng là nơi trú ngụ của vi khuẩn Salmonella có thể gây ngộ độc thương hàn và thực phẩm.
Khi bò vào thức ăn, chúng có thể gây ô nhiễm và ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Internet
Mới đây người dân tại Việt Nam phải đối diện với nạn gián Đức hoành hành. Đây cũng là loại gián mang theo nhiều mầm bệnh và vi khuẩn từ các vùng khác nhau lên thức ăn hoặc các bề mặt dùng để chuẩn bị thức ăn như thớt, bàn làm bếp như E.coli, Salmonella, Shigella... gây viêm phổi và nhiều nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng như giun móc, sán đũa, sán dây...
3. Lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh và gây hại cho con người
Gián không phải là tác nhân gây bệnh nhưng nó là trung gian truyền và phát tán một số loại bệnh đã được khẳng định hoặc nghi ngờ vì nó mang mầm bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, phong, dịch hạch, thương hàn, virus bại liệt... Ngoài ra, nó còn mang các loại trứng giun đường ruột, gây tác động kích thích dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo mức độ.
Theo một số nghiên cứu, gián có thể là kẻ thù tồi tệ nhất của người hen. Tỉ lệ mắc bệnh hen suyễn có thể tăng nếu nhà bạn bị nhiễm gián. Dị ứng gián có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Và những người không bị hen suyễn có thể bị hen suyễn bằng cách hít phải chất gây dị ứng của gián.
4. Gián gây dị ứng
Gián có thể gây dị ứng. Sự tiết nước bọt và các bộ phận cơ thể của chúng chứa hàng trăm chất gây dị ứng có thể gây ra phản ứng không mong muốn. Bạn có thể bị phát ban da, hắt hơi và chảy nước mắt.
Sự tiết nước bọt và các bộ phận cơ thể của chúng chứa hàng trăm chất gây dị ứng. Ảnh: Internet
Không chỉ thế các chất bài tiết, nôn mửa từ miệng gián, các tuyến trên cơ thể của chúng có mùi hôi đặc biệt, rất khó chịu và đọng lại rất lâu trên những vật dụng mà nó đã đi qua. Điều này khiến con người bị khó chịu, thậm chí là nhức đầu khi ngửi thấy mùi hôi này.
5. Gián cắn phá đồ đạc, thậm chí là cắn người
Gián là loài ăn tạp, khi không có thức ăn chúng sẽ bắt đầu gặm nhấm đồ đạc trong gia đình bạn. Chúng ăn cả bìa gáy sách, tủ đựng đồ đạc và trần nhà có chất bột, thậm chí cả đế giày, tấm lót giày, xác lột và xác của chúng, máu tươi, máu khô, phân... Và tệ hại hơn nữa là nhấm luôn cả móng chân, móng tay, hoặc phần da của trẻ em, người ốm, người lớn đang ngủ ngon giấc. Không chỉ thế những con gián nhỏ còn có thể xâm nhập vào tai và mũi của con người trong khi ngủ. Điều này cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta.
NGUYÊN HÀ
Theo PLO
Xử phạt hơn 82 triệu đồng tiệm bánh mì nổi tiếng khiến 215 người ngộ độc Ngày 24/1, thông tin từ UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở bán bánh mì nổi tiếng Cô Dung. Các nguyên liệu để làm bánh mì của cơ sở này trước đó đã bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, khiến hơn 200 người bị ngộ độc Theo đó, cơ sở bánh...