Ngộ độc thực phẩm ở bà bầu: Tìm đúng nguyên nhân để xử lý đúng cách
Ngộ độc thực phẩm ở bà bầu không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ mà còn là nguy cơ cho thai nhi. Để giúp cho thai nhi luôn khoẻ mạnh, cần hết sức cẩn trọng khi lựa chọn và chế biến thức ăn cho bà bầu.
Ảnh minh họa
Ngộ độc thực phẩm ở bà bầu hoàn toàn có thể xảy ra và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến bào thai trong bụng mẹ.
Tùy thuộc vào độc tính của vi khuẩn có trong thức ăn mà sức khỏe của thai nhi bị ảnh hưởng nặng hoặc nhẹ. Với các bà mẹ đang mang thai trong 3 tháng đầu và tháng cuối bị ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến dọa sảy thai, sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non rất nguy hiểm.
Vì thế, trong quá trình mang thai, mẹ nên ăn các loại thực phẩm lành mạnh để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu của mình.
1. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở bà bầu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở bà bầu. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do ăn phải các loại thực phẩm bị nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc hóa chất gây ra. Một số vi khuẩn gây ngộ độc như E.coli, salmonella, campylobacter, listeria, nấm mốc và các hóa chất tồn dư trong thực phẩm.
E. Coli là vi khuẩn sống ký sinh trong đường ruột của gia súc, gia cầm. Sự có mặt của E. Coli thường gây ngộ độc thực phẩm trong trường hợp rau, thịt chưa được nấu chín kỹ. Nước uống nhiễm khuẩn E. Coli cũng là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở bà bầu. Độc tính của E. Coli có thể gây viêm đường ruột, nhiễm trùng nước tiểu, phụ nữ mang thai khi bị ngộ độc dễ gây sảy thai.
Salmonella thường được tìm thấy trong trứng sống, sản phẩm trứng, thịt chưa nấu chín, gia cầm, nước bị ô nhiễm và các sản phẩm phô mai. Thực phẩm nhiễm khuẩn Salmonella gây ngộ độc và lây lan từ người sang người. Để tránh ngộ độc thực phẩm ở bà bầu tốt nhất nên nấu chín các loại thực phẩm trước khi ăn.
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở bà bầu – Ảnh: Internet
Bà bầu cũng dễ bị ngộ độc khi ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn campylobacter jejuni. Chúng gây ra các triệu chứng tiêu chảy, sốt, chuột rút.
Vi khuẩn Listeriosis được tìm thấy trên rau và các sản phẩm từ sữa cũng rất nguy hiểm cho bà bầu. Khi bị ngộ độc thực phẩm do Listeriosis có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng ở phụ nữ mang thai.
Phụ nữ mang thai cũng không nên ăn các loại thực phẩm bị nấm mốc. Bởi nó có thể gây ngộ độc cấp tính và mãn tính vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé.
2. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở bà bầu
Ngộ độc thực phẩm ở bà bầu thường xảy ra do ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh. Các triệu chứng ngộ độ thường xuất hiện sau bữa ăn khoảng 30 phút. Một số trường hợp có thể lâu hơn từ 2 đến 3 giờ hoặc sau 1 ngày tùy nguyên nhân gây bệnh.
Biểu hiện đặc trưng của ngộ độc thực phẩm là tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, đi ngoài sống phân. Khi bị ngộ độc bà bầu có thể gặp phải các triệu chứng kèm theo như đau đầu, sốt, lạnh người, cơ thể mệt mỏi, mất sức… Một số trường hợp ngộ độc nặng hơn có thể xuất hiện triệu chứng đau nhức toàn thân, mê sảng, co giật…
3. Cách xử lý ngộ độc thực phẩm ở bà bầu
Khi phát hiện các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở bà bầu cần có biện pháp xử lý phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngay khi phát hiện bị ngộ độc thực phẩm, bà bầu cần bình tĩnh thực hiện theo các bước sau:
- Tìm cách nôn ói hết lượng thức ăn gây ngộ độc ra khỏi cơ thể. Điều này giúp ngăn cản sự hấp thụ chất độc vào ruột, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác hại của độc tố. Để nôn nhanh nhất, bạn có thể móc họng để kích thích. Ngoài ra nên uống nước muối ấm trước khi móc họng để hiệu quả hơn.
Video đang HOT
- Sau khi nôn hết thực phẩm gây ngộ độc, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức để được theo dõi và điều trị kịp thời. Trong trường hợp ngộ độc trầm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn rửa sạch dạ dày bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.
Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm ở bà bầu – Ảnh: Internet
- Để giải độc cho cơ thể, có thể sử dụng than hoạt tính. Đồng thời tiến hành bù nước và điện giải cho người bị ngộ độc. Bà bầu nên bổ sung nước và thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nghỉ ngơi, thư giãn để mau hồi phục.
- Trong trường hợp thai nhi bị tác động, có dấu hiệu dọa sẩy thai, dọa sinh non, bà bầu cần được chăm sóc thai riêng biệt.
4. Các thực phẩm cần tránh để ngăn ngừa ngộ độc ở bà bầu
Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm ở bà bầu, bạn cần tránh các loại thực phẩm dưới đây.
- Các món gỏi, sống như sashimi, bò tái, lẩu cần được loại bỏ ra khỏi thực đơn của bà bầu. Các loại thực phẩm này có nguy cơ cao gây ngộ độc, đau bụng, nhiễm khuẩn và giun sán.
- Thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp. Các loại thực phẩm này thường có vi khuẩn listeria. Chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của người mẹ dẫn đến sảy thai, sinh non. Do đó, tốt hơn hết bà bầu nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này.
- Nội tạng động vật như tim, gan, lòng… tập trung nhiều độc tố dễ gây hại cho mẹ và bé. Bên cạnh đó, món ăn này chứa nhiều cholesterol và vitamin A, ăn quá nhiều sẽ tác động tiêu cực đến sức khoẻ.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng. Một số thực phẩm như bơ, phô mai mềm, sữa tươi chưa quan tiệt trùng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là chế phẩm từ sữa dê, bà bầu cần tránh xa.
- Các món ăn chứa phèn chua, nhôm như quẩy. Loại thực phẩm này có thể gây ra bệnh down ở thai nhi nếu mẹ ăn nhiều. Do đó, bạn cần tránh trong quá trình mang thai.
Bà bầu nên chọn thực phẩm lành mạnh để phòng tránh ngộ độc – Ảnh: Internet
5. Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở bà bầu
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở bà bầu, bạn nên rửa sạch trái cây, rau, củ bằng nước muối loãng trước khi ăn. Thực hiện đúng nguyên tắc ăn chín, uống sôi.
Không ăn thịt sống, tái, các sản phẩm chưa được chế biến và tiệt trùng. Không ăn thức ăn để qua đêm hoặc thực phẩm không được bảo quản kỹ, đã biến đổi về màu sắc và mùi vị.
Khi chọn thực phẩm cần lựa chọn thức ăn tươi, mới chế biến, có nhãn mác rõ ràng. Địa chỉ và cơ sở sản xuất uy tín, được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc đã hết hạn sử dụng.
Rửa sạch tay trước khi chế biến, ăn uống, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với chó, mèo, vật nuôi trong nhà để tránh nhiễm khuẩn.
Trên đây là một số điều cần lưu ý để phòng tránh ngộ độ thực phẩm ở bà bầu. Hy vọng nó sẽ hữu ích với bạn để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
9 sai lầm khi nấu ăn có thể hại cả nhà bạn
Tất cả chúng ta đều muốn giữ cho gia đình mình được an toàn, mạnh khỏe. Nhưng đôi khi một sai lầm đơn giản trong cách xử lý và chế biến thức ăn có thể dẫn đến bệnh nghiêm trọng.
Vệ sinh kỹ bằng xà phòng tất cả các bề mặt tiếp xúc với thịt sống ngay sau khi rửa thịt, thịt gà hoặc trứng sống - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Với một số vi trùng như Salmonella, chỉ cần một lượng nhỏ trong thức ăn chưa nấu chín cũng đủ gây ngộ độc thực phẩm, theo trang web của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.
Và chỉ cần một nếm phải chút thức ăn có độc tố hại thần kinh - Botulism - cũng có thể gây tê liệt, thậm chí tử vong.
Bạn có thể bảo vệ gia đình mình bằng cách tránh những sai lầm về an toàn thực phẩm phổ biến này.
1. Khuyến cáo đối với người dễ bị ngộ độc thực phẩm
Bất kỳ ai cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm. Nhưng một số người dễ bị ngộ độc và bị nặng hơn, gồm người từ 65 tuổi trở lên, trẻ em dưới 5 tuổi, những người có vấn đề về sức khỏe hoặc có hệ thống miễn dịch suy yếu, phụ nữ mang thai
CDC Mỹ khuyến cáo, những người dễ bị ngộ độc thực phẩm không nên ăn những thứ sau:
Các loại thịt, trứng, hải sản sống hoặc chưa nấu chín
Rau mầm sống hoặc tái
Sữa và nước trái cây tươi chưa tiệt trùng
2. Không rửa tay
Vi trùng trên tay của bạn có thể xâm nhập vào thực phẩm khiến nó không an toàn.
Rửa tay trước, trong và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn, và sau khi đi vệ sinh.
3. Không vệ sinh kỹ dụng cụ sau khi rửa thịt và thịt gà sống
Rửa thịt, thịt gà hoặc trứng sống có thể làm lây lan vi trùng sang bồn rửa, mặt bàn và các bề mặt khác trong nhà bếp. Những vi trùng đó có thể xâm nhập vào các thực phẩm khác, như rau sống hoặc trái cây, và khiến bạn bị bệnh.
Vệ sinh kỹ bằng xà phòng tất cả các bề mặt tiếp xúc với thịt sống ngay sau khi rửa thịt, thịt gà hoặc trứng sống.
Cất thực phẩm dễ hỏng vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ. Trong mùa nắng nóng, nhiệt độ trên 32 độ C, thì cất ngay thức ăn đã nấu vào tủ lạnh trong vòng 1 giờ - ẢNH: SHUTTERSTOCK
4. Gọt trái cây và rau quả mà không rửa trước
Trái cây và rau có thể có vi trùng trên vỏ. Bạn có thể dễ dàng chuyển những vi trùng đó vào bên trong trái cây và rau khi cắt hoặc gọt vỏ.
Rửa tất cả trái cây và rau quả dưới vòi nước chảy ngay cả khi sẽ gọt vỏ. Dùng bàn chải sạch để cọ các loại trái cây và rau củ như dưa, bơ và dưa chuột.
5. Dùng chung dụng cụ nhà bếp cho thịt chín và thịt sống
Vi trùng từ thịt sống có thể lây sang thịt chín.
Luôn sử dụng thớt, dao, đũa và đĩa đựng riêng cho thịt chín và thịt sống, và cả hải sản.
6. Không nấu kỹ thịt, thịt gà, hải sản hoặc trứng
Thực phẩm đã nấu chín chỉ an toàn sau khi được nấu ở nhiệt độ đủ cao để diệt vi trùng.
Ở Mỹ, mọi người có thói quen sử dụng nhiệt kế nấu ăn, nhằm đảm bảo nấu thức ăn đến nhiệt độ an toàn.
CDC Mỹ đề nghị nhiệt độ an toàn để nấu chín các loại thực phẩm như sau (nhiệt độ đo được bên trong):
63 độ C cho toàn bộ thịt bò, thịt heo, thịt bê và thịt cừu, sau đó để nguội 3 phút trước khi cắt hoặc ăn
72 độ C đối với thịt bò xay, heo xay
74 độ C cho tất cả gia cầm
74 độ C cho thức ăn thừa và thịt hầm
63 độ C đối với hải sản, hoặc nấu cho đến khi chuyển đục, không còn trong
Ngoài ra, nếu không ăn ngay, hãy giữ thức ăn nóng từ 60 độ C trở lên, cho đến khi ăn.
7. Nếm hoặc ngửi thức ăn để xem còn ăn được không
Bạn không thể nếm, ngửi hoặc nhìn thấy vi trùng gây ngộ độc thực phẩm. Chỉ nếm một lượng nhỏ thôi cũng có thể khiến bạn bị ngộ độc.
Nếu để đã quá lâu, hãy vứt đi, đừng tiếc.
8. Rã đông hoặc ướp thực phẩm trên bàn bếp
Vi trùng có hại có thể sinh sôi rất nhanh ở nhiệt độ phòng.
Hãy rã đông thực phẩm trong tủ lạnh, trong nước lạnh, hoặc trong lò vi sóng.
Luôn cất thực phẩm đã ướp trong tủ lạnh.
9. Để thức ăn quá lâu trước khi cho vào tủ lạnh
Vi trùng có hại có thể phát triển trong thực phẩm dễ hỏng, như thịt, gà, hải sản, trứng, trái cây đã cắt, cơm và thức ăn thừa, nếu để bên ngoài tủ lạnh từ 2 giờ trở lên.
Cất thực phẩm dễ hỏng vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ. Trong mùa nắng nóng, nhiệt độ trên 32 độ C, thì cất ngay thức ăn đã nấu vào tủ lạnh trong vòng 1 giờ.
Chia thức ăn đã nấu chín thành các hộp nhỏ để mau lạnh. Có thể cho thức ăn nóng hoặc ấm vào tủ lạnh, miễn là gói thành từng gói nhỏ để mau lạnh, theo trang web CDC Mỹ.
Mẹ bầu tắm mùa đông: Thuộc lòng những điều này để không bị mất con Nếu không có thói quen khoa học khi tắm, rất có thể mẹ bầu sẽ gây ra những tác động xấu tới thai nhi, thậm chí nghiêm trọng hơn còn có thể khiến thai nhi chết lưu trong bụng. Gần đây, trong một bữa ăn của những người bạn lâu ngày không gặp, chia sẻ của một cô bạn người Trung Quốc đang...