Ngộ độc pate Minh Chay: Đơn vị cấp phép, thẩm định an toàn thực phẩm nói gì?
Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội nói về trách nhiệm trong việc cấp chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất pate Minh Chay.
Pate Minh Chay được Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội cấp chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong tháng 1 thì đến tháng 8 phát hiện độc tố Clostridium botulinum typ B trong sản phẩm.
Trước thực trạng trên, nhiều người đặt câu hỏi về trách nhiệm quản lý của đơn vị cấp phép, kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Hai thành viên Lối sống mới (doanh nghiệp sản xuất pate Minh Chay).
Sản phẩm pate Minh Chay chứa độc tố Clostridium botulinum typ B.
Ngày 3/9, trả lời VTC News, ông Ngô Đình Loát, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội cho biết, ngành Nông nghiệp là đơn vị quản lý về mặt Nhà nước đối với Công ty TNHH Hai thành viên Lối sống mới.
Trong đó, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội là đơn vị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho đơn vị này.
Theo ông Loát, vào tháng 1/2018, Công ty TNHH Hai thành viên Lối sống mới đăng kí kinh doanh chế biến thực phẩm chay (bò, gà, cá, pate…), rang và đóng gói các loại hạt (hạnh nhân, điều, thông, bí xanh, hướng dương, macca, óc chó, vừng), tại Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
Đến 3/1/2020, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho công ty trên.
Đơn vị này công bố 13 sản phẩm đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm: Pate Minh Chay, Pate Nấm Hầu thủ, Ruốc Nấm Heri vị hảo hạng…
“Trong việc thẩm định để cấp điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo thông tư 38 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hướng dẫn 3 mức A, B, C, thì Công ty TNHH Hai thành viên Lối sống mới xếp loại B (cơ sở cơ bản đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm nhưng vẫn còn một số sai lỗi, tuy nhiên không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn thực phẩm)”, lãnh đạo Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội cho hay.
Ông Ngô Đình Loát, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội.
Bên cạnh việc thẩm định, cấp phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản còn tổ chức hậu kiểm tra đơn vị loại B này 1 năm 1 lần, tái kiểm tra việc duy trì.
Vào tháng 5 vừa qua, được sự đồng ý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục thực hiện nội dung giám sát về an toàn thực phẩm ngẫu nhiên 2 sản phẩm của Công ty TNHH Hai thành viên Lối sống mới là pate Minh Chay và Ruốc nấm cháy tỏi.
Kết quả cho thấy, hai mẫu sản phẩm trên đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các chỉ tiêu phân tích như dư lượng bảo vệ thực vật, kim loại nặng và dư lượng chất bảo quản.
Trước câu hỏi tại sao Chi cục không lấy mẫu 13 sản phẩm của công ty này để kiểm tra, ông Ngô Đình Loát cho hay, do việc kiểm nghiệm nhiều chỉ tiêu kéo theo tốn kém nên chọn ngẫu nhiên mẫu những sản phẩm có nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm để phân tích.
“Họ sản xuất nhiều nhưng việc kiểm nghiệm tốn kém, đồng thời có nhiều chỉ tiêu phải kiểm nghiệm nên cơ quan sẽ nhận định nhận diện sản phẩm có yếu tố nguy cơ để phân tích”, ông Loát chia sẻ.
Theo vị này, đơn vị này dự kiến sẽ kiểm tra chấp hành các quy định an toàn thực phẩm của công ty trên vào tháng 9 tới đây.
Tuy nhiên, từ 13-18/8/2020, các cơ sở y tế phát hiện 9 ca bệnh nghi ngộ độc sau khi sử dụng pate Minh Chay. Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm do công ty này cho thấy bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum typ B. Đây là vi khuẩn cự độc có thể gây chết người.
“Để xảy ra tình trạng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, sản xuất thì theo quy định của luật, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về điều này”, ông Loát nói và cho biết khi có vấn đề về an toàn thực phẩm thì lúc này mới có sự vào cuộc của cơ quan y tế.
Ông Loát cũng nhận định, việc kiểm tra nhiều cũng không mang lại hiệu quả bởi trách nhiệm trên hết là sự tự giác của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ đang muốn tạo thông thoáng cho doanh nghiệp nên không phải lúc nào thích là kiểm tra.
“Trừ khi doanh nghiệp đó có dấu hiệu vi phạm, thì sẽ có kiểm tra, còn kiểm tra nhiều quá lại vi phạm quy định”, ông Loát chia sẻ.
Video: Dấu hiệu ngộ độc pate Minh Chay thế nào?
Người ăn pate Minh Chay có triệu chứng này cần nhập viện ngay
Người ăn pate Minh Chay có những triệu chứng sụp mí mắt, khó thở cần được nhập viện ngay để theo dõi và điều trị.
Chiều 1/9, Trung tâm báo chí TP.HCM phối hợp cùng Ban Quản lý ATTP thành phố tổ chức họp báo liên quan việc ngộ độc do thực phẩm pate Minh Chay.
Phát biểu tại họp báo, PGS TS Phạm Hoàng Khánh Lan, Trưởng Ban Quản lý ATTP TP.HCM khuyến cáo những người dân đã ăn phải thực phẩm pate Minh Chay cần phải đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra sức khỏe. Đối với những trường hợp có biểu hiện rõ ràng như sụp mí mắt, khó thở cần được nhập viện theo dõi và điều trị.
Quang cảnh buổi họp báo. (Ảnh: Minh Huy)
Cũng theo bà Lan, tính đến ngày 1/9, toàn TP.HCM ghi nhận 9 bệnh nhân nhập viện do ngộc độc thực phẩm pate Minh Chay đang được điều trị tại BV Chợ Rẫy, BV Nhiệt Đới, BV Nhân Dân 115.
Ban Quản lý ATTP TP.HCM cho biết, đơn vị này đã tiến hành xác minh, thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn người dân không sử dụng và thu hồi các sản phẩm của công ty này.
Theo đó, số người tiêu dùng đã được liên hệ qua điện thoại là 1.101 người. Hiện tại vẫn còn hơn 100 người tiêu dùng chưa được liên hệ vì nhiều lý do khác nhau. Hiện Ban Quản lý ATTP TP.HCM chỉ mới thu hồi được 103 hộp pate Minh Chay trong tổng số 1.559 hộp đã pate đã được bán ra thị trường.
Trong đó, có trường hợp khách hàng tại Quận 5 mua 3 hộp sản phẩm pate, đã sử dụng hết 1 hộp và đem tặng 2 hộp cho người khác tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ban quản lý ATTP đã liên hệ và cung cấp thông tin cảnh báo cho Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trước đó, ngày 31/8, Ban Quản lý ATTP TP.HCM đã yêu cầu lãnh đạo 24 quận, huyện triển khai thực hiện xử lý khẩn cấp sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của Cục ATTP, Bộ Y tế.
Vụ độc tố trong Pate Minh Chay: gần 1.300 người ở TP.HCM đã mua hàng Đó là thông tin bà Phạm Khánh Phong Lan - trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM - đưa ra tại cuộc họp giao ban trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 của UBND TP chiều 31-8. Bà Phạm Khánh Phong Lan - trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM - phát biểu tại cuộc họp trực...