Ngộ độc paracetamol khi điều trị Covid tại nhà
Ba F0 điều trị tại nhà được bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Kiến An, khám online với biểu hiện ngộ độc, tổn thương gan do uống paracetamol quá liều.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực – Chống độc, Bệnh viện Kiến An, Hải Phòng, đang chăm sóc qua điện thoại cho các bệnh nhân Covid-19 ở TP HCM, cho biết khi liên hệ với ông hôm 18/8, các bệnh nhân này đã ở trong tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, vàng da, vàng mắt, đau bụng nhiều… Người nhà hai bệnh nhân cho biết, cha mẹ họ là F0, sốt nên đã tự dùng thuốc paracetamol. Hàng ngày người bệnh uống 4-6 viên loại 500 mg, uống liên tục 14 ngày. Một bệnh nhân không có triệu chứng sốt vẫn dùng 3-4 viên mỗi ngày, liên tục 10-14 ngày. Trong khi đó, liều paracetamol tối đa khuyến cáo với người lớn chỉ là 4 viên loại 500 mg mỗi ngày, và không được uống quá 10 ngày.
Nhận định người bệnh dùng thuốc quá liều, bác sĩ Dũng đã yêu cầu dừng ngay việc uống paracetamol, đồng thời uống các thuốc giải độc. Hiện, sức khỏe các bệnh nhân đã ổn định hơn, các triệu chứng ngộ độc thuốc đã giảm.
Theo bác sĩ Dũng, thỉnh thoảng có trường hợp ngộ độc thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol phải nhập viện cấp cứu. Những ngày dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh ở nhiều địa phương, tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn, khi nhiều bệnh nhân Covid-19 tự điều trị tại nhà.
Triệu chứng chung của người ngộ độc thuốc paracetamol là mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn nhiều; đau bụng hạ sườn bên phải; da vàng, mắt vàng; tê bì, xuất hiện đám mảng bầm tụ máu (xuất huyết) dưới da dù không có tiền sử chấn thương… Nặng hơn là có dấu hiệu rối loạn ý thức như chậm chạp, li bì, hôn mê… (triệu chứng não gan).
Khi xem đơn thuốc hoặc các thuốc mà bệnh nhân tự tìm hiểu và sử dụng, bác sĩ phát hiện ra có hai lý do dẫn đến ngộ độc thuốc . Đó là bệnh nhân uống cùng lúc hai thuốc có cùng hoạt chất paracetamol, dẫn đến quá liều; hoặc uống cùng lúc hai loại thuốc giảm đau hạ sốt khác hoạt chất, như paracetamol và ibuprofen.
“Bệnh nhân đã test nhanh âm tính, gần vượt qua dịch bệnh nhưng lại có thể mất mạng vì những viên thuốc tưởng chừng vô hại”, bác sĩ Dũng nói.
Hiện nay, nhiều bệnh nhân Covid-19 mới được phát hiện dương tính được hỗ trợ điều trị và dự phòng sớm tại nhà. Thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol rất quan trọng để kiểm soát nhiệt độ và hạn chế biến chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, việc áp dụng rộng rãi hướng dẫn điều trị, hoặc chia sẻ các đơn thuốc (sau khi điều trị thành công) mà thiếu đi sự hướng dẫn đơn lẻ cho từng trường hợp, bước đầu gây ra những hệ lụy nguy hiểm, đặc biệt là các biến chứng tổn thương gan, thận cấp.
Bàn tay có màu da vàng sậm của một bệnh nhân ngộ độc paracetamol. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Trong trường hợp bệnh nhân sốt cao do nhiễm Covid-19, bác sĩ hướng dẫn chỉ sử dụng paracetamol khi sốt trên 38,5 độ C . Với người lớn, không được dùng thuốc liên tiếp quá 10 ngày, trẻ em không được quá 5 ngày. Cụ thể:
Video đang HOT
Với người lớn: Uống một liều 10-15mg/kg cân nặng. Ví dụ người 50 kg, có thể uống một viên đến 1,5 viên 500mg. Tốt nhất chỉ nên dùng liều 10mg/kg, vì F0 sốt do Covid-19 thường sốt kéo dài 5-7 ngày, uống liều thấp để hạn chế độc tính của thuốc.
Nếu đã uống thuốc mà vẫn sốt cao trên 38,5 độ C, phải tìm mọi cách để hạ nhiệt độ, cùng với thuốc, như dán miếng dán hạ sốt, lau – chườm trán, ngực, nách, tay, chân… bằng khăn ấm. Bác sĩ lưu ý không được dùng khăn lạnh để chườm vì sẽ làm co mạch, làm nhiệt độ cơ thể khó thoát, khó hạ hơn.
Sau ít nhất 6 giờ nếu nhiệt độ vẫn trên 38,5 độ C mới được uống tiếp liều thứ hai. Một ngày tốt nhất không nên uống quá 2.000 mg (tương đương 4 viên 500 mg), đối với bệnh nhân trung bình nặng 50 kg.
Trường hợp sốt quá cao (trên 39,5 độ C) đã uống liều 10 mg/kg cân nặng, kèm lau chườm… mà không hạ được nhiệt độ, người bệnh có thể dùng đến liều tối đa 15 mg/kg cân nặng. Khoảng cách giữa hai liều này bắt buộc phải là 8 giờ.
Với trẻ em: Cũng tính liều như người lớn, 10-15 mg/kg cân nặng. Thuốc của trẻ thường là loại bột pha với nước, đóng gói 80 mg, 150 mg, 250 mg. Phụ huynh tính cân nặng của trẻ rồi pha thuốc với khoảng 30 ml nước ấm cho trẻ uống.
Nếu trẻ không thể uống được, có thể dùng viên thuốc đặt hậu môn. Mỗi lần dùng thuốc cho trẻ cũng phải cách nhau tối thiểu 5-6 giờ. Lưu ý, chỉ đặt hậu môn khi trẻ không thể uống được, bị nôn trớ… vì đặt hậu môn nhiều có thể gây rối loạn bài tiết phân. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Khi trẻ sốt dưới 38,5 độ C, phụ huynh chỉ chườm, lau cơ thể bé bằng khăn ấm, không dùng thuốc hạ sốt.
Ngoài thuốc, khi bị sốt, người bệnh nên uống bù nước, bổ sung vitamin 3B, C, kẽm… ăn uống đủ chất, nhiều rau củ quả; nghỉ ngơi điều độ, tập luyện nhẹ nhàng, hạn chế vận động quá sức…
Không được dùng thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol trong các trường hợp như tiền sử dị ứng với paracetamol; bệnh lý cấp tính về gan, ví dụ ung thư gan, viêm gan virus đang giai đoạn cấp tính, đang điều trị tổn thương gan cấp tính do mọi nguyên nhân… Bệnh nhân có bệnh lý về gan nhưng không trong giai đoạn cấp tính, phải giảm liều và giảm cả thời gian dùng thuốc.
Tình huống chống chỉ định với paracetamol , bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc khác thay thế, như ibuprofen 400 mg, aspirin 100 mg hay nhóm thuốc giảm đau non steroids… Mặc dù vậy, bác sĩ Dũng nhấn mạnh, các loại thuốc này đều có nhiều tác dụng phụ, hoặc có thể hạ sốt nhưng hiệu quả không cao, chỉ sử dụng khi không còn cách nào khác. Do đó, với bất cứ loại thuốc nào, người bệnh luôn cần tham khảo ý kiến trực tiếp từ bác sĩ trước khi sử dụng.
“Nhiễm Covid-19 đa số sẽ ổn, vì 80% thể nhẹ và không có triệu chứng, nhưng quá liều thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol hoặc các thuốc khác do không tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ thì nguy cơ tử vong cao hơn rất nhiều lần”, bác sĩ Dũng khuyến cáo.
Bác sĩ cảnh báo nguy cơ ngộ độc với "bài thuốc" trị Covid-19 trên mạng
Bác sĩ cảnh báo, "bài thuốc" điều trị Covid-19 được lan truyền trên mạng, với liều tối đa paracetamol rất có nguy cơ quá liều, ngộ độc.
"Bài thuốc" 7 ngày khỏi Covid-19?
Trên mạng xã hội đang lan truyền "bài thuốc" trị Covid-19, với ghi chú "xông và uống thuốc đều trong 7 ngày sẽ khỏi".
Theo "bài thuốc" ngày, ngay từ ngày một khi cơ thể xuất hiện mệt mỏi, đau nhức chân tay là phải uống paracetamol (thuốc hạ sốt) ngày 3 lần, mỗi lần 2 viên.
2 ngày tiếp theo, khi xuất hiện thêm các triệu chứng như sốt nhẹ hoặc sốt cao, đau nhức, tiếp tục duy trì liều paracetamol ngày 6 viên chia 3 lần, kết hợp xông ở những ngày tiếp theo.
Nhìn vào "bài thuốc" đang lan truyền này, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cảnh báo, nguy cơ quá liều và ngộ độc paracetamol rất dễ xảy ra, do hướng dẫn khuyên liều sử dụng tối đa. Hơn nữa, đây cũng không phải là bài thuốc chính thống. Bộ Y tế đã ra phác đồ điều trị Covid-19 với từng giai đoạn bệnh cụ thể.
TS Nguyên cho biết, paracetamol (tên gọi khác là acetaminophen) là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt mức độ trung bình. Ngộ độc paracetamol là nguyên nhân gây ngộ độc thường gặp nhất ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, ngộ độc cấp paracetamol đã trở thành nguyên nhân ngộ độc thường gặp.
Ngộ độc paracetamol có thể xảy ra do lạm dụng thuốc, dùng sai dẫn tới quá liều mà không biết khi giảm đau, hạ sốt tại nhà. Trường hợp này rất dễ xảy ra, thường với người sốt cao, kéo dài, đau nhiều, đau mạn tính... Do các biểu hiện ngộ độc paracetamol rất kín đáo, thậm chí vài ngày đầu nếu không xét nghiệm theo dõi thì không thể biết, khi được phát hiện đã muộn, tổn thương gan, thậm chí suy gan cấp, hôn mê gan và tử vong.
Vì thế, với hướng dẫn liều tối đa, dùng trong nhiều ngày như "đơn thuốc" lan truyền trên mạng rất dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc paracetamol.
Hơn nữa, paracetamol là thuốc thuộc diện không phải kê theo đơn, có nghĩa là người dân có thể tự mua ở các hiệu thuốc về để chữa các biểu hiện đau, sốt do các nguyên nhân thông thường hoặc xử trí ban đầu trước khi tới bệnh viện. Trên thị trường mỗi nước có thể có tới hàng trăm biệt dược có tên gọi khác nhau có chứa thành phần chính là paracetamol, trong đó với dạng viên có hàm lượng paracetamol mỗi viên phổ biến là 500mg. Ngoài ra thuốc có thể ở dạng viên đặt hậu môn, gói bột hoặc siro.
Các sản phẩm thuốc có thể chứa paracetamol đơn thuần hoặc các thành phần khác ngoài paracetamol là các thuốc giảm đau khác phối hợp như các chất dạng thuốc phiện (như codein, tramadol), hoặc các thuốc loại kháng histamine như chlorpheniramine, các thuốc co mạch giúp giảm ngạt mũi như phenylephrine, các thuốc giảm ho như dextromethorphan, codein.
Mặc dù có tên gọi khác nhau nhưng về bản chất tất cả các sản phẩm trên có thành phần tương tự nhau, người dân rất dễ dùng cùng lúc hoặc liên tiếp nhiều sản phẩm do bệnh không đỡ, kéo dài hoặc muốn dùng nhiều thuốc để có tác dụng mạnh, dẫn tới tổng liều paracetamol hàng ngày vượt quá quy định, dẫn tới quá liều và ngộ độc lúc nào không biết.
Một trường hợp ngộ độc paracetamol được điều trị tại Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai).
Tại Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) đã từng tiếp nhận bệnh nhân đang dùng thuốc chữa động kinh, khi dùng thêm paracetamol liều 2 gam/ngày đã dẫn tới viêm gan; bệnh nhân tự dùng paracetamol quá liều để hạ sốt dẫn tới ngộ độc, viêm gan, hôn mê gan, sau đó tử vong.
Biểu hiện ngộ độc paracetamol
Các biểu hiện ngộ độc ban đầu thường kín đáo, thậm chí không biểu hiện gì, hoặc có thể lẫn với các biểu hiện của bệnh gây đau, sốt. Tuy nhiên khi xét nghiệm sẽ thấy men gan tăng dần, bắt đầu từ ngày thứ 2, thứ 3 trở đi. Với trường hợp ngộ độc do lạm dụng thuốc thì tổn thương gan có thể chậm hơn. Khi bệnh nhân đã có vàng da, chán ăn...tức là đã muộn. Khi có viêm gan nặng, người bệnh dễ bị suy gan, hôn mê gan, khi đó tỷ lệ tử vong tới 50% hoặc hơn.
Bên cạnh đó, khi lạm dụng các sản phẩm này, bệnh nhân có thể bị quá liều và ngộ độc các thành phần khác kèm theo khi dùng kéo dài các chất dạng thuốc phiện như codein, tramadol có thể gây ngộ độc ảnh hưởng khả năng thở, táo bón, run tay chân, gây nghiện,...quá liều các chất gây co mạch dẫn tới cơn tăng huyết áp, đau tim, ngộ độc các thuốc kháng histamine gây mê sảng, ảo giác, táo bón, tắc ruột, co giật, loạn nhịp tim,...quá liều thuốc giảm ho dextromethorphan gây lẫn lộn, ảo giác, hôn mê, nhịp tim nhanh,...Với trẻ nhỏ, các thành phần kết hợp này đều có nguy cơ gây thở yếu, ngừng thở.
Vì thế, TS Nguyên khuyến cáo, dù là thuốc không kê đơn vẫn phải dùng đúng chỉ định. Liều thông thường là không quá 3 gam/24 giờ với người trưởng thành và trẻ em 15mg/kg cân nặng cho mỗi lần và không quá 6 lần/24 giờ. Tuy nhiên, nếu sử dụng liều này cho người có nhiều yếu tố thì có thể ngộ độc.
Trên thực tế các bác sĩ khi kê thuốc cho người bệnh trưởng thành chỉ kê 1-1,5 gam paracetamol cho mỗi 24 giờ (tương đương 2-3 viên loại hàm lượng 500mg). Tốt nhất là dùng liều thấp nhất có thể.
Những người đang sử dụng các thuốc (đặc biệt một số thuốc chữa bệnh lao hoặc động kinh làm tăng độc tính của paracetamol) và thể trạng của người bệnh dễ bị ngộ độc paracetamol (lạm dụng rượu, gầy yếu, suy nhược, ăn kém, nhiễm trùng nặng hoặc các bệnh gây suy mòn) cần chú ý.
Bên cạnh dùng thuốc hạ sốt, người bệnh cần kết hợp các biện pháp như chườm, uống đủ nước, tắm nước ấm, ở trong môi trường thoáng khí... để hạ sốt.
Đặc biệt, với bệnh Covid-19, tuyệt đối không tùy tiện chữa trị theo các bài thuốc lan truyền trên mạng, có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Lạm dụng paracetamol có thể ngộ độc, suy gan Tự ý sử dụng paracetamol không đúng liều lượng với cân nặng, độ tuổi, tình trạng sức khỏe có thể dẫn đến tác dụng phụ như ngộ độc, suy gan. Bác sĩ Vũ Đức Hiếu, Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 175, cho biết: "Trong thời điểm Covid-19, nhiều người tự ý sử dụng thuốc hạ sốt, paracetamol không đúng...